Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Hôn Nhân và Gia Đình
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 26-07-2012, 02:38 PM
hoangphuc174 hoangphuc174 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 304
Mặc định vấn đề xác định con nuôi khi chưa đăng ký hộ tịch

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tôi đang thụ lý giải quyết một vụ án chia thừa kế. Trong đó có một người con nuôi, người mẹ này đã nuôi dưỡng vào năm 1976. Hiện nay bà H mất các con của bà yêu cầu Tòa án chia thừa kế. Trong đó có người con nuôi tên C, nhưng người con nuôi này chưa được đăng ký ghi vào sổ hộ tịch theo quy định hiện nay. Nhưng trong sổ hộ khẩu gia đình thì có tên ông C và được ghi mối quan hệ với bà H là con. Hiện nay tôi chưa tìm được văn bản nào có liên quan quy định về vấn đề này hay quan điểm của Tòa án nhân dân Tối cao giải quyết như thế nào cho có cơ sở và đúng theo quy định pháp luật. Rất mong các bạn cho tôi ý kiến, rất cảm ơn!
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 26-07-2012, 02:38 PM
myanco2003 myanco2003 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 305
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào bạn,
Thời điểm nah65n nuôi dưỡng là vào năm 1976, như vậy cần căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 1959 đang có hiệu lực thi hành lúc bấy giờ.Theo đó,
"Điều 24

Con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ.

Việc nhận nuôi con nuôi phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.
Toà án nhân dân có thể huỷ bỏ việc công nhận ấy, khi bản thân người con nuôi hoặc bất cứ người nào, tổ chức nào yêu cầu, vì lợi ích của người con nuôi."
Như vậy, không thể xem quan hệ giữa những người trên là quan hệ nhận con nuôi hợp pháp; cho nên người "con nuôi" này không được chia thừa kế theo pháp luật. Sổ hộ khẩu không là văn bản pháp lý xác nhận tư cách của người "con nuôi".
Có thể để hướng dẫn cho gia đình họ thỏa thuận chia 1 ít di sản cho người" con nuôi" trên sau khi đã phân chia di sản xong.
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 26-07-2012, 02:38 PM
hoangnghia71 hoangnghia71 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 311
Mặc định

Đã động viên nhưng các thành viên là những người con ruột không đồng ý.
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 26-07-2012, 02:38 PM
duongtramanh.bdg duongtramanh.bdg đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 299
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Vậy thì phải theo quy định thôi, chứ biết sao nữa?
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 26-07-2012, 02:38 PM
keithng keithng đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 328
Mặc định

chào anh!
Theo tôi anh nên tham khảo: Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Xin trích Nghị quyết:
"6. Nuôi con nuôi (các Điều 34, 35, 36, 37, 38, 39)
a. Những điều kiện về nuôi con nuôi đã được quy định trong các Điều 34, 35, 36 và 37 nhưng trước khi Luật này được ban hành thì những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ. Vì vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới vẫn có giá trị pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp). Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật định.
Nếu đứa trẻ đã làm con nuôi người khác mà cha mẹ đòi lại con thì Toà án cần xuất phát từ lợi ích của đứa trẻ mà xem xét ai là người có điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục và bồi dưỡng đứa trẻ thành công dân có ích cho xã hội. Nếu đứa trẻ đã nhận thức được, thì cũng cần hỏi cả ý kiến của nó. Nếu hai bên chỉ vì xích mích mà phát sinh ra việc đòi con thì phải giải quyết xích mích đó.
b. Theo Điều 34 thì giữa người nuôi và con nuôi có những quyền và nghĩa vụ như con đẻ. Do đó, con nuôi được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi và cha mẹ nuôi được thừa kế tài sản của con nuôi. Đối với cha mẹ đẻ thì người con nuôi không còn thuộc hàng thừa kế theo luật của cha mẹ đẻ nữa, trừ trường hợp họ được thừa kế theo di chúc của cha mẹ đẻ hoặc được những người thừa kế theo luật bằng lòng cho họ hưởng một phần di sản của người chết.
c. Theo Điều 39 thì Toà án quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong những trường hợp sau đây:
+ Cha mẹ nuôi đã không thực hiện đúng mục đích, ý nghĩa xã hội của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động của con nuôi; cha mẹ nuôi dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa như trộm cắp, mãi dâm...; hoặc cha mẹ nuôi có những hành vi nghiêm trọng, xâm phạm thân thể, nhân phẩm của con nuôi như ngược đãi, hành hạ nghiêm trọng con nuôi...). Trong những trường hợp này Toà án quyết định huỷ việc nuôi con nuôi theo yêu cầu của người con nuôi, nhưng nếu người con nuôi chưa thành niên thì cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu của người con nuôi, Viện kiểm sát nhân dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc nuôi con nuôi.
+ Con nuôi đã có những hành vi nghiêm trọng xâm phạm thân thể, nhân phẩm của cha mẹ nuôi hoặc có những hành vi khác làm cho tình cảm giữa người nuôi và con nuôi không còn nữa. Thí dụ: đánh chửi người nuôi hoặc cha mẹ, ông bà của người nuôi. Tuy nhiên, khi xử lý cũng cần phải có sự phân biệt giữa người con nuôi đã thành niên và con nuôi chưa thành niên.
- Nếu người con nuôi đã thành niên mà có những hành vi nói trên đối với cha mẹ nuôi hoặc không chịu lao động mà chỉ ăn bám vào cha mẹ nuôi, làm cho cha mẹ nuôi không thể chịu đựng được, thì huỷ bỏ việc nuôi con nuôi;
- Nếu người con nuôi chưa thành niên thì nói chung phải giáo dục để người đó sửa chữa những lỗi lầm đối với cha mẹ nuôi. Chỉ huỷ việc nuôi con nuôi nếu người đó có người khác nuôi dưỡng (như cha mẹ đẻ, hoặc những người thân thuộc khác). Nếu họ không có người khác nuôi dưỡng thì cha mẹ nuôi phải giáo dục con nuôi, Toà án không huỷ việc nuôi con nuôi.
Khi việc nuôi con nuôi chấm dứt thì những quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cha mẹ nuôi với con nuôi cũng chấm dứt.
Bản án của Toà án về chấm dứt nuôi con nuôi phải được thông báo cho Uỷ ban nhân dân ở cơ sở để ghi vào sổ hộ tịch".

- Anh có thể vào liên kết dưới đây để tải Nghị quyết nêu trên:
http://www.diendanphapluat.vn/4rum/s...=2171#post2171

- Theo tôi, căn cứ vào Sổ hộ khẩu gia đình có tên ông C và nếu có căn cứ xác định được bà H đã thực hiện nghĩa vụ của mẹ nuôi với ông C, việc nuôi con nuôi được mọi người công nhận (những người con đẻ của bà H công nhận, hàng xóm và những người biết về vụ việc công nhận...), ông C đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bà H (quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi) thì có thể áp dụng quy định nêu trên của Nghị quyết để công nhận ông C là con nuôi hợp pháp và được quyền thừa kế di sản do bà H để lại.

Chúc anh sẽ sớm giải quyết được vụ án của mình!
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 26-07-2012, 02:39 PM
phamfood phamfood đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 333
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Rất cám ơn các anh chị em đã có ý kiến giúp tôi!:39::39:
Trả lời với trích dẫn



  #7  
Cũ 26-07-2012, 02:39 PM
hlco hlco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 291
Mặc định

Hiện nay, vấn đề này chưa có hướng dẫn đâu; anh phải cẩn trọng đấy.
Trả lời với trích dẫn



  #8  
Cũ 26-07-2012, 02:39 PM
benco_group benco_group đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 314
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chứ biết làm sao bây giờ hả Vũ! Trịnh Hồng Dương đã có câu án Dân sự xử sao cũng được. Mình thật là đau đầu:29::29::29:
Trả lời với trích dẫn



  #9  
Cũ 26-07-2012, 02:39 PM
forimex_sbc forimex_sbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 305
Mặc định

anh ra công an khu vực, phường, xã xác nhận đi, vì đó cũng là một căn cứ chứng minh, theo mình biết thì hộ khẩu cũng có thể chứng minh quan hệ mẹ con, có thể do hoàn cảnh và sự hiểu biết pháp luật của người dân mình chưa đầy đủ, nên em nghĩ tòa án có thể xem xét mối quan hệ trong hộ khẩu, hoặc anh xác nhậ của địa phương.
chúc anh thành công
Trả lời với trích dẫn



  #10  
Cũ 26-07-2012, 02:39 PM
cpthienhoa cpthienhoa đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 320
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

:17::17::17::17::17:
Trả lời với trích dẫn


Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:46 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.