Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Hôn Nhân và Gia Đình
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 26-07-2012, 02:14 PM
hieuducco hieuducco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 304
Mặc định Xin giải đáp giúp tôi câu hỏi này.

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xin diễn đàn tư vấn cho tôi biết về việc xin li hôn của tôi hiện nay: Tôi cưới vợ được 9 năm và đã có 2 con nhưng 2 năm gần đây vợ chồng tôi li thân và 6 tháng nay vợ tôi đã bỏ đi cùng với đứa con nhỏ. Nay tôi viết đơn nhưng vợ tôi không ký, vậy tôi nộp đơn lên tòa, tòa án có giải quyết cho tôi được li hôn không? xin cho tôi được biết
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 26-07-2012, 02:14 PM
phamfood phamfood đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 333
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trước khi nộp đơn ra tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết bạn làm đơn gửi UBND nơi vợ chồng bạn đang thường trú đề nghị tiến hành hòa giải (mặc dù theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình đây không phải là điều kiện bắt buộc nhưng một số Tòa án vẫn bắt buộc phải có thì mới nhận đơn như TAND quận Hai Bà Trung, Hà Nội). Theo quy định của pháp luật thì chồng hoặc vợ có quyền đơn phương xin ly hôn.
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 26-07-2012, 02:14 PM
chinhanh_fipexim chinhanh_fipexim đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 327
Mặc định

Trích Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để bạn tham khảo:
Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
Điều 86. Khuyến khích hoà giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.
Điều 87. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
Điều 88. Hoà giải tại Toà án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Điều 89. Căn cứ cho ly hôn
1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Điều 90. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.


Bạn cần lưu ý đến khoản 2 Điều 85 Luật HNGĐ năm 2000 về trường hợp chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Nếu con thứ hai của bạn đã hơn 12 tháng tuổi và hiện nay vợ bạn không có thai thì không cần xem xét đến trường hợp này.
Việc vợ bạn không ký vào đơn ly hôn không phải là căn cứ để Tòa án cho ly hôn hay không. căn cứ để Tòa án cho Ly hôn là quy định tại Điều 89 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP
Xin trích Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành Luật HNGĐ để bạn tham khảo thêm về các căn cứ cho Ly hôn:
“8. Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)
a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 thì: "trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn". Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
b.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
b.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
b.3. Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 89 Bộ luật dân sự.”


Việc bạn nộp đơn xin ly hôn đến Tòa án là quyền của bạn được quy định trong Luật hôn nhân gia đình năm 2000 và không nhất thiết phải có chữ ký của vợ bạn trong đơn ly hôn và pháp luật cũng không bắt buộc phải hòa giải ở cơ sở (Điều 86 khuyến khích hòa giải ở cơ sở). tuy nhiên Tòa án có cho bạn được ly hôn hay không thì phải trên cơ sở những căn cứ cho ly hôn mà tôi đã viện dẫn nêu trên.

Bạn Nuocmy89 thân mến! chúng tôi chỉ viện dẫn các quy định của pháp luật để bạn tham khảo.
Chúng tôi không khuyên bạn ly hôn với vợ bạn, cũng không khuyên bạn phải cố gắng chịu đựng nếu mục đích hôn nhân không đạt được; mong bạn hãy suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ, bạn còn 2 con và ít nhất hãy cho 2 con của bạn có được một tương lai tốt nhất.

Vào liên kết dưới đây để xem các văn bản quy định về Hôn nhân và gia đình.
Mã:
http://www.diendanphapluat.vn/4rum/showthread.php?t=302
Chúc bạn sáng suốt để có quyết định đúng đắn!
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:25 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.