#1
|
|||
|
|||
Trường hợp trả lương chậm thi người lao động được làm gì?
Hiện tại em đang làm cho 1 công ty cổ phần mà lương của toàn công ty cứ bị trả chậm 4 tháng (Bây giờ là tháng 12 mà mới trả hết lương tháng 7/2010. Em hỏi người lao động có quyền làm gì để đảm bảo được cuộc sống mà Tổng giám đốc cứ hứa hết lần này đến lần khác. Các pác hãy tư vấn giùm em./. |
#2
|
|||
|
|||
Theo quy định của pháp luật: Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động chỉ được trả lương chậm trong những trường hợp đặc biệt là những trường hợp do thiên tai, hoả hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không khắc phục được thì được phép trả lương chậm, nhưng không quá một tháng và phải đền bù cho người lao động như sau: 1. Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày, thì không phải đền bù. 2. Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, thì phải đền bù một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch công bố tại thời điểm trả lương. Nếu không phải lý do như tôi nêu trên, Các bạn có thể làm đơn gửi tới phòng lao động TBXH Quận ,huyện hoặc sở lao động TBXH nơi công ty đặt trụ sở yêu cầu họ giải quyết giúp! Chân trọng! |
#3
|
|||
|
|||
Tôi là một thuyền viên hàng hải làm việc dưới tàu biển chở hàng trọng tải lớn thuộc các đơn vị Vận tải biển. Đặc thù nghề nghiệp hàng hải chúng tôi thường ký hợp đồng lao động dưới tàu biển thời hạn là 10 tháng và cộng trừ 2 tháng. Thời gian chi trả lương hàng tháng vào ngày 20 - 25 của tháng sau. ( Tức là từ ngày 20 đến ngày 25 của tháng sau sẽ chi trả lương của tháng trước ). Nhưng thực tế khi chúng tôi xuống tàu làm việc, người sử dụng lao động không chịu trả lương đúng thời hạn hợp đồng đã ký mà chậm tiếp thêm 1 tháng, thậm chí chậm tiếp thêm 2 tháng nữa. Trường hợp này tôi có được:
1. Thông báo trước 4 ngày làm việc cho người sử dụng lao động để hủy hợp đồng trước thời hạn. Nếu: 1.a. Nếu sau 4 ngày người sử dụng lao động không trả lương, người lao động tự ý hủy hợp đồng không lao động, gây thiệt hại số tiền rất lớn cho người sử dụng lao động do đình trệ sản xuất, thậm chí gây đâm va đắm tàu. Trường hợp này theo luật , người lao động có sai không? có phải bồi thường thiệt hai không? có bị trách nhiệm hình sự cũng như dân sự không? Trong trường hợp này người lao động đang ở cảng nước ngoài, vậy người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đưa người lao động về nước và chịu mọi phí tổn đó không? Người sử dụng lao động bỏ mặc bơ vơ người lao động ở nước ngoài có đúng không? 1.b. Nếu trong 4 ngày báo trước đó, người sử dụng lao động đã trả lương nhưng không bồi thường do chậm lương quá 15 ngày và những tháng sau lại tiếp tục tái diễn chậm lương dài dài trên 15 ngày. Vậy người lao động có quyền hủy hợp đồng lao động không? 2. Do đặc thù nghề đi biển, dưới tàu biển không có công đoàn, người lao động tổ chức đình công do chủ tàu( người sử dụng lao động ) 3 tháng liên tục chậm trả lương trên 1 tháng. Việc điình công có sai luật không? thiệt hại do đình trệ sản xuất ai chịu? 3. Do 6 tháng liền chủ tàu không trả lương cho thuyền viên (người lao động). Thuyền viên tự ý bỏ tàu về nhà không làm nữa và trước khi về bán các tài sản trên tàu của chủ tàu vừa đủ bằng số tiền lương của chủ tàu nợ nhằm thu hồi lương của mình. Việc làm này của thuyền viên có phạm luật không? Sự việc này ra tòa thuyền viên có chịu trách nhiệm hình sự không? Trường hợp này lỗi phá hợp đồng lao động do chủ tàu hay thuyền viên? 4. Do chủ tàu nợ lương trong nhiều tháng liền, sau khi thuyền viên gửi kiến nghị nhiều về chủ tàu. Nhưng chủ tàu vẫn không trả lương. Tàu đang ở cảng nước ngoài, thuyền viên nhờ hiệp hội ILO và ITF thế giới can thiệp để đòi lương và hủy hợp đồng lao động trước thời hạn. Theo luật Việt nam có phạm luật không, lỗi do thuyền viên hay chủ tàu? Xin cám ơn các bác đã giúp đỡ trả lời |
#4
|
|||
|
|||
Chào bạn xyz Bạn có thể thêm thông tin cho mình không? Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng? " 1. Thông báo trước 4 ngày làm việc cho người sử dụng lao động để hủy hợp đồng trước thời hạn. Nếu: 1.a. Nếu sau 4 ngày người sử dụng lao động không trả lương, người lao động tự ý hủy hợp đồng không lao động, gây thiệt hại số tiền rất lớn cho người sử dụng lao động do đình trệ sản xuất, thậm chí gây đâm va đắm tàu."Mình không hiểu bạn đang trích dẫn luật hàng hải hay luật lao động đây??? 4. Do chủ tàu nợ lương trong nhiều tháng liền, sau khi thuyền viên gửi kiến nghị nhiều về chủ tàu. Nhưng chủ tàu vẫn không trả lương. Tàu đang ở cảng nước ngoài, thuyền viên nhờ hiệp hội ILO và ITF thế giới can thiệp để đòi lương và hủy hợp đồng lao động trước thời hạn. Theo Luật Việt Nam có phạm luật không, lỗi do thuyền viên hay chủ tàu? Bạn có thể cho biết là Hợp đồng bạn ký kết ở đâu không? Nội dung về tham chiếu luật có được quy định cho hợp đồng lao động này không? |
#5
|
|||
|
|||
Mình cũng có 1 việc rất mong được giải đáp.
1.Em trai mình hiện đang làm việc tại 1 công ty của bộ quốc phòng nhưng sau khi hết thời gian thử việc tại công ty em trai tôi vẫn được làm việc tại công ty nhưng hiện công ty vẫn chưa có 1 bản hợp đồng nào ký kết với em trai tôi và hiện tại em trai tôi chưa biết các điều khoản trong hợp đồng của công ty như thế nào. 2. Em trai tôi đã làm việc tại đó ít nhất được hơn 6 tháng nhưng công ty hiện chưa trả 1 đồng lương nào kể cả lương thử việc. Hợp đồng thử việc em trai tôi có giữ 1 bản và có ghi rõ mức lương thử việc là 2.5 triệu/tháng, sau thời gian thử việc lương là 3.5 triêu/ tháng. Nhưng hiện tại em trai tôi mất 2 buổi tối để xin xỏ và " nói khó" với tổ trưởng thì tổ trưởng mới cho ứng 500 nghìn để về quê sau khi công tác được hơn 6 tháng rồi. 3.Ngoài em trai tôi thì tất cả những người đang làm cùng chỗ thi công với em trai tôi cũng chịu cảnh tương tự. Có những người công tác 2 năm mới chỉ được trả toàn bộ có 10 triệu đồng, có người cả nặm nay chưa có 1 đồng lương nào, nhưng nếu cứ hỏi lương nhiều quá là bị giám đốc đuổi việc, mà việc đó là quyền lợi của người lao động họ đòi hỏi lương lại bị đuổi việc và ko trả 1 đồng lương nào là sao? Ví dụ cho việc này là anh Minh quê Vĩnh Phúc đã bị đuổi việc chỉ vì hỏi có lương chưa? 4. Gần như tất cả người lao động cùng em trai tôi đều ko có hợp đồng của công ty. 5. Qui định về chế độ ăn uống của công ty thế nào tôi ko rõ nhưng em trai tôi và những người làm ở đó phản ảnh nửa tháng ăn cá lạnh với rau đến mức tiêu chảy thì chuyển sang ăn cơm với nước cà chua lại bị tiêu chảy tiếp, chuyển sang ăn muối lạc. Đến khi ko chịu được nữa tổ trưởng phải phản ánh với ban lãnh đạo công ty mới được ăn cơm với xương sườn lợn rang , thực sự tôi cũng ko biết kiểu sống này tồn tại trong thời nào chứ ko phải là thể kỷ 21. 6. Hiện tại mọi người đang làm cùng em trai tôi chỉ mong được giải quyết sớm về vấn đề tiền lương nhưng lại ko được tiếp cận với công đoàn của công ty và họ cũng ko biết là công ty có công đoàn hay ko. Dù họ bị đuổi việc họ cũng chấp nhận miễn là họ lấy được đồng lương của họ trong suốt thời gian họ làm việc mà chưa được nhận. Vậy cho tôi hỏi tôi muốn giúp em trai tôi lấy được tiền lương và người lao động đang làm cùng em trao tôi thì tôi phải làm những gì? Qua sự việc này tôi thấy 1 công ty của bộ quốc phòng mà làm ăn tắc trách, tôi ko hiểu tại sao lại ko tới được giới báo chí hay cơ quan chức năng khác. Em tôi kê, giám đốc đến thăm công trình chỉ nói 1 cấu là cứ làm đi, năm nay nhiều tiền lắm, đứa nào hỏi lương thì đuổi như thằng Minh. Thực sự tôi rất bức xúc, và những người lao động đó còn bức xúc gấp vạn lần tôi, nhưng vì họ là người dân tộc là chính, lại ko học qua bằng cấp gì nhiều họ chỉ mong lấy được đồng tiền mà mồ hôi họ bỏ ra để về quê kiếm công việc khác. Mong được giải đáp. Chân thành cảm ơn. |
#6
|
|||
|
|||
Theo quy định tại điều 7 Nghị định 44/2003. - Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: 1. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. 2. Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. 3. Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với những lao động khác. 4. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức. - Theo quy định Điều 59 BLLD: 1- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc. -Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không được chậm quá một tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương. 2- Lương được trả bằng tiền mặt. Việc trả lương một phần bằng séc hoặc ngân phiếu do Nhà nước phát hành, do hai bên thoả thuận với điều kiện không gây thiệt hại, phiền hà cho người lao động. Theo tôi các bạn làm một lá đơn tập thể ( thông qua bộ phận nhân sự ) gửi Giám đốc công ty. - Nếu họ không giải quyết: Bạn có thể làm đơn đề nghị các cơ quan sau giải quyết. Theo quy định của pháp luật : Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: 1- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) đối với những nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở; 2- Toà án nhân dân. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể: Điều 168 Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể gồm: 1- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở; 2- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh; 3- Toà án nhân dân. |
#7
|
|||
|
|||
Nhưng hiện em trai tôi và những người lao động ko thuộc tỉnh nơi đang thi công, còn công ty cũng lại là một tỉnh khác. Vậy nên làm như thế nào?
Việc gặp bên nhân sự là khó có thể vì gần như ko được về công ty,và cũng ko thấy có tổ chức công đoàn. |
#8
|
|||
|
|||
Cho hỏi, trường hợp trên của tôi thì có phải doanh nghiệp đã vi phạm ko? Và vi phạm cụ thể những gì ạ? tôi ko hiểu về pháp luật lắm nên mong được giúp đỡ. Em tôi có quyền đòi trả lương và bồi thường lãi suất ko?. Cty chính ở thái nguyên, em trai tôi làm tận Lai châu, quê em tôi thì ở Phú Thọ, nên tôi ko rõ các bước làm như thế nào? |
#9
|
|||
|
|||
Mình cũng có một việc rất mong bạn giải đáp giúp
Số là mình có một cô bạn, hiện đang giúp việc cho một công ty tư nhân. Khi mới xin việc làm thì bên công ty thỏa thuận là 2 triệu/ 1 tháng. Bạn ấy đã làm được gần 6 tháng rồi, công ty vẫn trả tiền lương như mức lương ban đầu. Nhưng tháng này, do công việc nhiều quá nên bạn ấy làm không xuể, do đó công ty có nhờ thêm một chị giúp việc phụ thêm cho bạn ấy (chị ấy cũng trực thuộc công ty). Tới cuối tháng này, bạn ấy lãnh lương thì mức lương giảm xuống còn 1,5 Triệu/ 1 tháng. Khi hỏi công ty về vấn đề trên thì công ty trả lời rằng, do bạn ấy làm việc chậm nên số tiền 500 ngàn kia bù qua cho chị giúp việc. Bạn ấy bức xúc vì chuyện công ty giảm lương mà không báo trước cho bạn ấy biết, giờ bạn ấy xin yêu cầu công ty trong 7 ngày nữa nếu không kiếm người khác bạn ấy sẽ nghĩ việc. Nhưng công ty lại nói bạn là nếu trong vòng 7 ngày mà không kiếm được người mới công ty cũng không trả tiền lương tháng này cho bạn ấy (Hôm nay làngày lãnh lương của bạn ấy và giờ bạn ấy mới biết lương của mình còn 1,5 triệu/ 1 tháng). Vậy theo bạn, công ty ấy làm vậy là đúng hay sai??? Ghi chú thêm là khi xin việc 2 bên không ký kết bất kì hợp đồng nào cả mà chỉ nói qua miệng, giờ cô bạn ấy đang bức xúc về chuyện mức lương giảm xuống mà công ty không thông báo trước và khi bạn ấy yêu cầu xin nghỉ việc thì công ty không thanh toán tiền lương cho bạn ấy nếu bạn ấy xin nghỉ. Giờ mình phải làm sao? Rất mong bạn giúp đở... |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:15 PM |