#1
|
|||
|
|||
Hỏi về thỏa ước lao động tập thể!
Em có một tình huống về thỏa ước lao động tập thể cần sự giải đáp của các anh chị hiểu biết về pháp luật lao động! Tháng 5/2007, doanh nghiệp M và tập thể lao động ký thỏa ước lao động tập thể với thời hạn 2 năm. Điều khoản về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi có ghi: "Khi có nhu cầu, doanh nghiệp có quyền huy động người lao động làm thêm giờ. Trong thời gian làm thêm giờ, người lao động chỉ được trả lương làm thêm giờ nếu đã làm việc đủ thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định". Thỏa ước tập thể được gửi đến sở Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương để đăng ký. Sở lao động không có ý kiến gì. Vì vậy, công ty triển khai thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Tháng 2/2008, xét thấy điều khoản thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của thỏa ước đã kí kết không rõ ràng nên công đoàn cơ sở yêu cầu người sử dụng lao động bàn bạc để sửa đổi, bổ sung thỏa ước tập thể, Nhưng người sử dụng lao động không đồng ý. Công đoàn cơ sở có ý định yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. Hỏi: Tranh chấp lao động nói trên là tranh chấp về quyền hay lợi ích? Cơ quan có thẩm quyền giải quyết? Mong các anh chị giải đáp! |
#2
|
|||
|
|||
[quote=maubun12345;101942]Em có một tình huống về thỏa ước lao động tập thể cần sự giải đáp của các anh chị hiểu biết về pháp luật lao động! Tháng 5/2007, doanh nghiệp M và tập thể lao động ký thỏa ước lao động tập thể với thời hạn 2 năm. Điều khoản về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi có ghi: "Khi có nhu cầu, doanh nghiệp có quyền huy động người lao động làm thêm giờ. Trong thời gian làm thêm giờ, người lao động chỉ được trả lương làm thêm giờ nếu đã làm việc đủ thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định". Thỏa ước tập thể được gửi đến sở Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương để đăng ký. Sở lao động không có ý kiến gì. Vì vậy, công ty triển khai thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Tháng 2/2008, xét thấy điều khoản thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của thỏa ước đã kí kết không rõ ràng nên công đoàn cơ sở yêu cầu người sử dụng lao động bàn bạc để sửa đổi, bổ sung thỏa ước tập thể, Nhưng người sử dụng lao động không đồng ý. Công đoàn cơ sở có ý định yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. Hỏi: Tranh chấp lao động nói trên là tranh chấp về quyền hay lợi ích? Cơ quan có thẩm quyền giải quyết? Mong các anh chị giải đáp![/QUOTE Theo quy định tại Điều 45 Bộ Luật Lao động, – Sau ba tháng thực hiện (đối với thoả ước tập thể có hiệu lực dưới một năm) và sau sáu tháng (đối với thoả ước tập thể có hiệu lực từ một năm đến ba năm), Ban chấp hành công đoàn có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước. Theo quy định tại Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ. quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động: – Người sử dụng lao động từ chối thương lượng để ký kết hoặc từ chối thương lượng sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của đại diện tập thể người lao động, thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả - buộc phải tiến hành thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể theo yêu cầu của đại diện tập thể người lao động Theo tôi đây là vấn đề đòi hỏi về quyền và lợi ích của người lao động. Cơ quan lao động thương binh xã hội sẽ giải quyết vấn đề này |
#3
|
|||
|
|||
Hix thx anh đã giải đáp nhưng em nghĩ cái này là theo điều 157 BLLĐ sửa đổi 2006 chứ nhỉ (
|
#4
|
|||
|
|||
ok !Nếu để giả quyết vấn đề này có nhiều bước. Cuói cùng không giải quyết được thì tòa án giải quyết. |
#5
|
|||
|
|||
cho mình hỏi cơ sở làm phát sinh tranh chấp giữa hợp đồng lao động và thỏa ước lao động có gì khác nhau.
|
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:30 AM |