#1
|
|||
|
|||
Lấy chồng xa có thể xin nghỉ việc mà không phải bồi thường?
Tôi hiện là cán bộ biên chế tại một trường đại học. Năm 2007, tôi được học bổng 322 đi học thạc sỹ ở nước ngoài. Tuy nhiên, trước khi đi học, trường buộc tôi phải ký vào bản cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho trường (ít nhất 5 năm). Trong bản cam kết này cũng ghi rõ là nếu vi phạm sẽ phải bồi thường toàn bộ kinh phí đào tạo và một số kinh phí khác. Hiện nay, tôi đã về nước được 1/2 năm và đang có ý định kết hôn. Do chồng tôi ở xa nên tôi không thể tiếp tục công tác tại trường được nữa. Tôi muốn hỏi là trường hợp của tôi nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng thì có phải bồi thường các kinh phí như trong bản cam kết hay không? Tôi rất bối rối vì nếu phải bồi thường thì vợ chồng tôi chắc không thể kham nổi vì số tiền quá lớn. Mong các anh chị tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn. |
#2
|
|||
|
|||
Trả lời : Theo Điều 24.ND 18/2010/NĐ-CP - Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Công chức đang tham gia khoá đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý bỏ học, thôi việc hoặc đã học xong nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết mà tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, để không bồi thường chi phí đào tạo, bạn phải làm đơn xin thôi việc, và được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị. Chào bạn. |
#3
|
|||
|
|||
Chào bạn!
Theo Điều 41 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ (về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 121/2006/NĐ-CP quy định: “1. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện một trong các trường hợp sau: a) Viên chức có nguyện vọng chấm dứt hợp đồng làm việc; 2. Viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định số: 116/2003/NĐ-CP phải gửi đơn đề nghị trước 30 ngày cho người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng làm việc, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức xem xét, ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc. 4. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định Số: 116/2003/NĐ-CP, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức phải tiến hành các thủ tục cần thiết liên quan đến quyền lợi của người chấm dứt hợp đồng làm việc như: chuyển giao hồ sơ, lý lịch, giấy thôi trả lương, xác nhận bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ thôi việc và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật; sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức để theo dõi, kiểm tra". Theo Điều 3 Nghị định Số: 54/2005/NĐ-CP (về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức), nguyên tắc thực hiện chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo như sau: Cơ quan, đơn vị khi thực hiện chế độ thôi việc đối với công chức, viên chức phải bảo đảm các nguyên tắc sau: giải quyết nguyện vọng thôi việc của công chức, viên chức đúng quy định của pháp luật. Điều 5 Nghị định Số: 54/2005/NĐ-CP quy định: trường hợp công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc: Viên chức được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau: Viên chức tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. Điều 6 Nghị định Số: 54/2005/NĐ-CP quy định: trường hợp công chức, viên chức không được hưởng chế độ thôi việc: 1. Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hình thức buộc thôi việc. 2. Công chức, viên chức tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc mà chưa được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền. 3. Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Trường hợp của bạn, nếu bạn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thì bạn phải bồi thường chi phí đào tạo và không được hưởng chế dộ thôi việc. Thân gửi! |
#4
|
|||
|
|||
Cảm ơn các anh chị rất nhiều. Em cũng có tìm hiểu về một số điều luật liện quan đến vấn đề này, em nhớ đã đọc ở luật nào đó (xin lỗi em không nhớ rõ luật gì nữa) có ghi trường hợp người lao động do hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục công tác thì vẫn có thể đơn phương nghỉ mà ko phải đền bù. Có luật cũng ghi rõ là đối với người lao động là nữ thì được tạo điều kiện để ổn định giữa công việc và gia đình. Vậy trường hợp của em (vì lấy chồng xa) có thể được xem là lý do chính đáng để nghỉ việc mà không phải bồi thường hay không? |
#5
|
|||
|
|||
Vấn đề bạn "nhớ đã đọc ở luật nào đó" thực sự nó là Nghị định 44/2003, được trích dẫn dưới đây. Bạn chú ý chỗ tô đậm có thể giúp bạn
Điều 11. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau: 1. Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động là trường hợp người lao động bị đánh đập, nhục mạ hoặc bị ép buộc làm những công việc không phù hợp với giới tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người lao động. 2. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với những lý do sau đây: a) Chuyển chỗ ở thường trú đến nơi khác, đi lại làm việc gặp nhiều khó khăn; b) Được phép ra nước ngoài định cư; c) Bản thân phải nghỉ việc để chăm sóc vợ (chồng); bố, mẹ, kể cả bố, mẹ vợ (chồng) hoặc con bị ốm đau từ 3 tháng trở lên; d) Gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác được chính quyền cấp xã nơi cư trú xác nhận không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. |
#6
|
|||
|
|||
trả lời: theo qui định tại điều 13 nghị định 44 thì trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải bồi thường chi phí đào tạo theo qui định tại khoản 3 điều 41 BLLĐ, và hướng dẫn tại khoản 4đều 32 nghị định 02/2001 qui định chi tiết thi hành BLLĐ và luật giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các qui định tại điều 37 BLLĐ, nghĩa là qui định tại điều 41 và hướng dẫn tại nghi định 44 chỉ áp dụng trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trái luật. nếu chấm dứt đúng luật thì không phải bồi thường khoản chi phí đào tạo đó |
#7
|
|||
|
|||
Cảm ơn 2 bạn haru và RvLaBg.
Vấn đề của mình là mình là cán bộ biên chế, tức đã ký hợp đồng không kỳ hạn, nên không thể áp dụng điều 11 trong Nghị định 44 được, đúng không bạn? Hơn nữa, mình chưa hiểu lắm ý của bạn haru, chấm dứt đúng luật có phải là được trường chấp nhận không? Mình nghĩ là trường mình sẽ không cho mình nghỉ việc, nên chỉ có thể là đơn phương chấm dứt hợp đồng, híc, như vậy có phải là mình đã chấm dứt hợp đồng trái luật không? Chẳng lẽ không còn cách nào khác ngoài việc bồi thường hay sao hả các bạn? ( |
#8
|
|||
|
|||
trả lời: bạn nói chưa đúng rồi, dù bạn ký hợp đồng lao động ko xác định thời hạn bạn vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo qui định của pháp luật theo khoản 3 điều 37 luật lao động va được áp dụng qui định tại nghị định 44/2003. trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo qui định tại khoản 3 điều 41 thì bạn sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo qui định của chính phủ. tuy nhiên nguyên tắc này có sự loại trừ, cụ thể như qui định tại điều 13 nghị định 44/2003. qui định tại điều 13 nghị định 44 là áp dụng chung cho cácc trường hợp chấm dứt hđl mà phải bồi thường chi phí đào tạo không cần biết hd đó có thời hạn hay không xác định thời hạn. trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ để ko phải bồi thường chi phí đào tạo là phải đảm bảo đúng về thời gian báo trước, cụ thể: Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày. chỉ cần bạn thực hiện đúng thủ tục đó là được mà không cần phải đợi bên trường mà bạn công tác có chấp thuận đơn xin nghỉ của bạn hay không. chào bạn! |
#9
|
|||
|
|||
Ồ,
Mình đã tìm đọc các quy định mà bạn Haru nêu, đúng là chỉ cần thông báo trước 45 ngày là đúng pháp luật và không phải bồi thường, hihi. Cảm ơn bạn nhiều nhé. :X |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:40 AM |