![]() |
![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() Cần phải nhấn mạnh rằng, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ là cơ sở để DN có thể thực hiện các quyền sở hữu đối với thương hiệu mà mình tạo dựng như quyền được sử dụng thương hiệu, quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu thương hiệu. Vậy làm thế nào để có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu đối với một nhãn hiệu? Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nếu muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký sở hữu đối với nhãn hiệu và các quyền sở hữu trí tuệ khác, trừ quyền tác giả văn học và nghệ thuật) hoặc thông qua một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam. Trong trường hợp, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, phải nộp hồ sơ đăng ký thông qua đại diện hợp pháp (thực tế là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp) tại Việt Nam. Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bao gồm: + Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định; + 9 mẫu nhãn hiệu dự định bảo hộ; + Giấy ủy quyền (nếu hồ sơ nộp thông qua đại diện); + Chứng từ nộp phí, lệ phí. Hồ sơ đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp hồ sơ và Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Việt. Cục Sở hữu trí tuệ xử lý hồ sơ đăng kí theo trình tự sau đây: + Tiếp nhận hồ sơ; + Thẩm định hình thức hồ sơ; + Công bố hồ sơ hợp lệ trong thời hạn 1 tháng; + Thẩm định nội dung hồ sơ (trong thời hạn 6 tháng); + Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ; + Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Nhưng trên thực tế hiện nay, các đơn xin đăng ký nhãn hiệu hiếm khi được trả lời trong thời hạn nêu trên do Cục Sở hữu trí tuệ thường xuyên bị quá tải về số lượng đơn xin đăng ký. Tổng số thời gian mà các đơn xin đăng ký thường được trả lời là 12-14 tháng. DN có thể tìm hiểu thêm về thủ tục và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trong nước tại website của Cục Sở hữu trí tuệ www.noip.gov.vn. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế Việt Nam là thành viên của Thoả ước Madrid (do tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO quản trị) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, với hơn 50 quốc gia là thành viên. Đăng ký theo thoả ước này, chủ nhãn hiệu chỉ cần nộp một đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, đánh dấu những nước thành viên DN muốn đăng ký nhãn hiệu và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Thời hạn xem xét đơn đăng ký quốc tế trong vòng 1 năm. Nếu các DN quan tâm đến các thị trường là thành viên của Thoả ước, thì nên thực hiện việc đăng ký theo hình thức này. Tuy nhiên, cần lưu ý nhãn hiệu muốn bảo hộ ở nước ngoài (đối với các quốc gia là thành viên của Thỏa ước Madrid), thì nhãn hiệu phải được cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và đơn đăng ký phải được soạn bằng tiếng Pháp. Từ ngày 11/7/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid (gồm 22 quốc gia thành viên). Do đó, DN Việt Nam có cơ hội để đăng ký nhãn hiệu vào các nước đã là thành viên của Nghị định thư. Đăng ký theo Nghị định thư đơn giản hơn, vì người đã nộp đơn đăng ký tại Việt Nam thì có quyền đăng ký nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid, không phải đợi đến thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tại Việt Nam thì mới được đăng ký ra nước ngoài, như đối với việc đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid. Thủ tục đăng ký theo Nghị định thư tương tự như đối với đăng ký theo Thỏa ước, chỉ có sự khác biệt là đơn đăng ký phải được soạn bằng tiếng Anh. Hiện nay, một số quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật không phải là thành viên của Thoả ước cũng như Nghị định thư Madrid, thì chủ sở hữu nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ, phải nộp đơn trực tiếp tại cơ quan sở hữu trí tuệ các nước này. DN có thể tìm hiểu thêm về thủ tục và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trong nước tại website của Cục Sở hữu trí tuệ www.noip.gov.vn hoặc www.wipo.int DN cũng nên lưu ý rằng, sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký thì không có nghĩa là nhãn hiệu đó đã được tự động bảo vệ bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật. DN phải chủ động bảo vệ nhãn hiệu của mình. Khi phát hiện hành vi xâm phạm, doanh nghiệp phải liên hệ ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như cơ quan quản lý thị trường, công an kinh tế… để yêu cầu bảo hộ với cơ sở pháp lý là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. :boss: Chúc các Doanh Nghiệp thuận buồm xuôi gió! |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#2
|
|||
|
|||
![]() cho hỏi nhãn hiệu cần bảo hộ bào gồm phần hình và phần chữ đúng không ?? Nếu nhãn hiệu bảo hộ mà trùng với 1 nhãn hiệu khác thì trong thời gian bao nhiêu lâu họ sẽ trả lời mình. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#3
|
|||
|
|||
![]() Mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Ý thứ nhất trong câu hỏi của bạn thì Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ đã quy định rất rõ rằng: Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Ý thứ 2 trong câu hỏi của bạn liên quan đến vẫn đề thủ tục đăng ký nhãn hiệu (Chi tiết quy định tại mục 5 chương I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN) Như bài viết trên đã nói, do Cục Sở hữu trí tuệ thường xuyên bị quá tải về số lượng đơn xin đăng ký, tổng số thời gian mà các đơn xin đăng ký thường được trả lời là 12-14 tháng:-SS. Như vậy theo quy định, nếu hồ sơ hợp lệ thì sau 7 tháng bạn sẽ có câu trả lời nhãn hiệu mà bạn đăng ký có bị trùng (thoả mãn điều 74 Luật sở hữu trí tuệ về khả năng phân biệt của nhãn hiệu) hay không, còn trên thực tế thì khác nhiều đấy bạn ạh, việc muộn hơn vài tháng là chuyện bình thường ![]() Cuối cùng mình xin có chút góp ý chân thành về câu hỏi của bạn rằng nếu như câu hỏi của bạn có thêm chỉ vài chữ "bạn cho mình hỏi..." hoặc ít nhất cũng phải "em cho anh hỏi...:10:" thì câu hỏi của bạn sẽ hay hơn rất nhiều đấy ![]() ![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#4
|
|||
|
|||
![]() Bạn ơi, cho mình hỏi với, vì mình sắp phải đi đăng ký nhãn hiệu cho công ty mà, mình không biết là làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này có rắc rối và gặp nhiều phiền phức không? Mình muốn được biết trước sơ bộ về quy trình thực tế nó như thế nào, để sau này mình làm xong mình sẽ lên diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm. Mình cảm ơn nhé :-*:-* |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#5
|
|||
|
|||
![]() Chào bạn, có lẽ bạn cũng đã hình dung được rằng, để tự mình làm thì quả thật đây là công việc khá rắc rối, phức tạp, cần nhiều thời gian. Ngay cả những người làm nhiều lần cũng vẫn mắc phải những khó khăn trở ngại, thậm chí phải sửa đi sửa lại hồ sơ. Vì thế mình khuyên bạn nên tới các văn phòng luật sư, công ty luật chuyên về mảng sở hữu trí tuệ để nhờ tư vấn (ví dụ như Công ty tư vấn Việt - Quốc Luật,....). Tất nhiên khi đến những nơi này bạn sẽ phải mất phí tư vấn hoặc bạn có thể uỷ quyền cho họ làm toàn bộ, tốn kém nhưng nhanh gọn
![]() :::: Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu ::::
:::: Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu :::: - Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:
- Nếu các chữ,từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu,thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ,từ ngữ đó. - Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã,thì phải dịch ra chữ số ả-rập. - Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm,thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm. - Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9). - Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm,và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm. - Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc,thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ. - Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc,thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng. :::: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu :::: - Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi tới Cục Sở hữu trí tuệ. - Địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ: Cục Sở hữu trí tuệ,386 Nguyễn Trãi,Thanh Xuân, Hà Nội Tài khoản: 920.90.006 Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân - Tổ chức,cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu,hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp,thay mặt mình làm và nộp đơn. - Tổ chức,cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp,không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. -Lệ phí đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp bằng tiền mặt,séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu. :::: Quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu :::: - Thẩm định hình thức
:::: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ :::: - Người có quyền khiếu nại:
|
![]() |
![]() |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:59 PM |