#1
|
|||
|
|||
chủ thể khởi kiện vụ án dân sự.
Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Các chủ thể này bao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định. Đối với người có quyền khởi kiện là cá nhân: cá nhân là con người cụ thể không phân biệt là người nước ngoài hay người việt Nam ở trong nước hay người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam đều có quyền khởi kiện, nhưng họ phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, tuy nhiên họ phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong TTDS, nó không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện, trừ việc ly hôn. Chủ thể của quyền khởi kiện là cá nhân chia làm ba loại. Thứ nhất, đối với những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Họ tự mình thực hiện quyền khởi kiện bao gồm việc tự mình làm đơn và tự ký vào đơn khởi kiện hoặc nhờ người khác làm đơn nhưng phải trực tiếp ký hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện. Trong trường hợp này người khởi kiện đồng thời là người khởi kiện và là nguyên đơn dân sự. Thứ hai, đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện. Thứ ba, đối với cá nhân là người chưa thành niên (chưa đủ 15 tuổi và không thuộc trường hợp thứ nhất) người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì quyền khởi kiện của họ được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của họ. Trường hợp này, nguyên đơn được xác định là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn tại Tòa án với tư cách là người đại diện hợp pháp của nguyên đơn. Chủ thể của quyền khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Trường hợp này, thì cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện là nguyên đơn trong vụ án. Người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền tham gia tố tụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức là nguyên đơn đó. Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Với cơ quan, tổ chức khởi kiện chi làm hai trường hợp Thứ nhất, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân: Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật dân sự và Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự thì người đại diện hợp pháp của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền; Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân; đại diện theo ủy quyền của pháp nhân là người được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền theo đúng quy định. Thứ hai, Với các tổ chức không có tư cách pháp nhân được khởi kiện vụ án dân sự. Là những tổ chức được pháp luật quy định có quyền tham gia quan hệ một cách độc lập. Các doanh nghiệp, hợp tác xã như tổ đội, chi nhánh, văn phòng đại diện… không được pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ một cách độc lập thì không được tự mình khởi kiện vụ án dân sự. Trong trường hợp các chủ thể có quyền khởi kiện hoặc người đại diện hợp pháp của họ nhờ người khác làm đơn khởi kiện thì mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Dù nhờ người khác làm đơn hay tự mình làm đơn chủ thể có quyền khởi kiện (hoặc người đại diện hợp pháp) đều phải trực tiếp thể hiện ý chí tự nguyện trong việc thực hiện quyền khởi kiện của mình. Pháp luật đã quy định cho đương sự có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác nhưng trên thực tế sảy ra những trường hợp còn vướng mắc và hiện đang chưa có hướng để giải quyết vấn đề này, dẫn tới chưa bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Vậy, có một vài vụ việc bố/mẹ viết đơn gửi Tòa án với tư cách là người đại diện xin ly hôn thay cho con trai của mình mắc bệnh tâm thần, vì lý do người con dâu, vợ của họ không thực hiện đúng nghĩa vụ người vợ, người mẹ, vi phạm quy định tại Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Trong trường hợp này xác định ai là người có tư cách đại diện cho đương sự, đơn khởi kiện có thuộc thẩm quyền của Tòa án không? |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:24 AM |