Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Doanh Nghiệp
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 21-07-2012, 10:26 AM
thienphuong thienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 291
Mặc định Bài tập Luật phá sản, Luật doanh nghiệp và luật cạnh tranh

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mọi người cho em hỏi:
1.Tại sao nói: thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản là thủ tục đòi nợ đặc biệt?
2.So sánh thẩm quyền của tòa án nhân dân với trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh
3. So sánh luật Doanh nghiệp 1999 và luật Doanh nghiệp 2005?
4. Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân? Hiểu như thế nào về chế độ trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân? Ưu điểm và hạn chế của loại hình doanh nghiệp này trong kinh doanh
Thanks mọi người trước nhé:3::8:
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 21-07-2012, 10:26 AM
thanhbvp thanhbvp đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 319
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào bạn,
Mình là một thành viên mới của diễn đàn, trước tiên mình xin được chào tất cả các thành viên của diễn đàn và mình mong nhận được nhiều sự sẻ chia của mọi người trong trang diễn đàn đầy bổ ích và lý thú này. Sau nữa là mình xin được có một vài ý kiến trước các câu hỏi mà bạn đã đưa lên diễn đàn, trong phạm vi kiến thức và sự hiểu biết của mình, vì vậy mình không giúp bạn giải đáp tất cả yêu cầu của bạn được mà mình chỉ xin góp ý kiến với bạn ở một số khía cạnh sau:
Câu 3: “So sánh luật Doanh nghiệp (LDN) 1999 và LDN 2005”? Mình nghĩ bạn nên hỏi từng vấn đề cụ thể, từng khía cạnh cụ thể, chẳng hạn như “So sánh Quy chế pháp lý về công ty cổ phần được quy định trong L DN 1999 và LDN 2005” hay “ So sánh các quy định về bảo vệ cổ đông thiểu số trong CTCP được quy định trong LDN 1999 và LDN 2005?”. Như vậy người đọc mới có thể trả lời cụ thể cho bạn được. Nếu bạn hỏi so sánh chung chung giữa LDN 1999 và LDN 2005 như thế thì không có ai trả lời hết cho bạn được. Luật nào cũng vậy, giữa luật cũ và luật mới thường có rất nhiều sự khác biệt và thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà các nhà làm luật cho ban hành luật mới để thay thế luật cũ, có nhiều vấn đề khác nhau mà khi so sánh chúng ta nên đi vào so sánh từng khía cạnh một, từng vấn đề một mới thấy rõ sự khác nhau. Vì vậy, bạn cố gắng tìm hiểu từng phần, để thấy được sự khác nhau và vì sao có sự khác nhau đó. Nếu quá khó với bạn thì bạn hãy hỏi từng vấn đề cụ thể, sẽ có người trả lời giúp bạn.
Câu 4: Tại sao Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?
Như bạn biết, để một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân thì nó phải thỏa mãn cả 4 điều kiện theo như quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự 2005. Đối chiếu các quy định của điều 84 ta thấy có hai điều kiện mà DNTN không thỏa mãn, đó là “3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”.và “4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Tài sản của DNTN cũng là tài sản của chủ sở hữu DNTN đó, nó không có sự tách bạch về mặt tài sản giữa DN và chủ Sở hữu. Hay nói cách khác, DNTN không có tài sản độc lập, tài sản của DNTN gắn bó chặt chẽ với tài sản của chủ sở hữu DNTN. Nếu như các cổ đông trong CTCP hay các thành viên của CTTNHH, khi góp vốn vào công ty phải chuyển quyền sở hữu sang cho công ty, thì chủ DNTN khi thành lập DNTN không phải chuyển quyền sở hữu sang cho DN mà có toàn quyền quyết định đối với tài chính của DNTN. Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN. Trong các quan hệ như quan hệ tố tụng chẳng hạn, chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan chứ không phải là DN. Như vậy rõ ràng DNTN không thể tự mình nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật được.
Hiểu như thế nào về chế độ trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân?
Trách nhiệm vô hạn được hiểu là sự tận cùng của việc trả nợ. Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DNTN bằng toàn bộ tài sản của mình. (Bao gồm những tài sản đưa vào kinh doanh và những tài sản không đưa vào kinh doanh, trả hết nợ mới thôi).
Ưu điểm và hạn chế của loại hình doanh nghiệp này trong kinh doanh?
-Ưu: Một chủ, dễ quản lý, chủ động, không bị phụ thuộc vào cá nhân khác, được toàn quyền quyết định đối với DN, cả về tài chính lẫn hoạt động…
-Nhược: Không huy động được vốn vì không được phát hành bất kỳ lọa chứng khoàn nào.
Chế độ trách nhiệm vô hạn làm cho người chủ sở hữu không phân tán được rủi ro, mà phải chấp nhận gánh chịu toàn bộ rủi ro.
Không có tư cách pháp nhân, không được hưởng các quyền lợi từ những quy định của pháp luật dành cho pháp nhân…
Còn nhiều vấn đề khác nữa, nhưng mình nghĩ bạn nên chịu khó tìm hiểu, vì đây là những vấn đề cơ bản phải nắm và nó cũng là bản chất của loại hình này. Chúc bạn học tốt!
:9:
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 21-07-2012, 10:26 AM
goldenvtec goldenvtec đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 289
Mặc định

Cảm ơn bạn nhiều nhé!
Thực sự ở câu 3 mình cũng đang bị gặp rắc rối ở chỗ đấy. Đây là câu hỏi mà cô giáo mình ra bài tập về nhà cho bọn mình. Hic.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:59 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.