Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Hình Sự
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 30-07-2012, 02:17 PM
furniweb furniweb đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 345
Mặc định Có phải phạm tội đồng phạm hay không?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nhờ các mọi người giúp đỡ tôi vụ này với!
Tên A đã lẻn vào kho của một công ty hóa chất ở Tỉnh BD lấy trộm 12 bao hóa chất. Sau khi đưa ra để sát hàng rào nhà kho, A leo rào ra ngoài đường thuê một xe ba gác máy chở giúp. Điều khiển xe ba gác máy là X, X đánh xe ở ngoài đường gần hàng rào, còn A leo rào vào trong chuyển từng bao qua hàng rào, X đứng ngoài đón lấy và đưa lên xe.
X hỏi A: "Sao ko đi bằng cổng chính cho khỏe mà phải đưa qua hàng rào?". A nói: "Đây là số hàng ngoài kế hoạch được thủ kho cho thêm nên ko muốn qua cổng sợ mọi người biết.". Nghe vậy X ko hỏi nữa mà cùng A khiêng các bao hóa chất lên xe chở về nhà A cất dấu.
- Vậy A và X những ai phạm tội?
- Có phải đồng phạm hay ko? Vì sao?
- Có cần làm rõ vấn đề gì để xác định tội phạm được chính xác hay ko? Vì sao?
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 30-07-2012, 02:17 PM
tv20b68 tv20b68 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 335
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

A đã có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm, x chỉ là người phạm sai lầm,x không biết trước hành vi của a là hành vi phạm tội, không nhận thức được hành vi của mình vô tình đã giúp sức cho a trong việc thực hiện tội phạm.
do đó đây không phải là vụ án đồng phạm
cần dựa vào các yếu tố trong cấu thành tội phạm để xác dịnh rõ tội danh của x
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 30-07-2012, 02:17 PM
khanhgiaco khanhgiaco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 289
Mặc định

A đã cấu thành tội trộm cắp tài sản, hành vi của A là len lút chiêm đoạt số tải trên, còn Ý thức chủ quan của X không biết só tài sản trên do A phạm tội mà có nên X không đồng phạm với A.
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 30-07-2012, 02:17 PM
bef34 bef34 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 308
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nhưng mà theo các bác thì có ai mà lại lấy đồ được cho thông qua con đường dễ khiến người ta nghi vấn là "Trèo rào" hay sao!!!?
Theo tôi thì X phải nhận thấy điều bất thường này chứ, đằng này hỏi xong, A trả lời như vậy cái thôi luôn. Các bác giúp thêm nha...
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 30-07-2012, 02:17 PM
myduco myduco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 289
Mặc định

không thể coi đây là đồng phạm được, khi phân tích các dấu hiệu đồng phạm trong ví dụ nay ta thấy; theo dấu hiệu khách quan thì hành vi của A và X không thống nhất với nhau,vì hành vi của A là trộm cắp tài sản, còn hành động của X không thể coi là tội phạm vì tuy X có nhận thấy sự bất thường của việc chuyển hàng hóa nhưng X đã hỏi A và A đã cho biết lý do và không nói việc phạm tội của mình. nên hành động của A và X không thống nhất.
còn theo dấu hiệu chủ quan thì khi xác định về lỗi thì X không có lỗi trong việc việc pạm tội.
khi xét Tính chất lỗi trong hình thức lỗi của đồng phạm thể hiện trong cấu trúc hợp thành bởi 2 bộ phận trong lỗi cố ý trực tiếp:
* Cùng lý trí: Được hiểu là cùng lý trí giữa những người trong đồng phạm khi thoả mãn các điều kiện sau:
- Ý thức về hành vi mỗi người trong đồng phạm đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức mình đang hoạt động chung với những người khác và biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình.
- Về ý thức về hậu quả mỗi người trong đồng phạm phải thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.
* Cùng ý trí: Được hiểu là cùng ý trí giữa những người trong đồng phạm khi thoả mãn các điều kiện sau:
- Giữa những người đồng phạm cùng mong muốn có sự liên kết của các hành vi, mong muốn hoạt động chung
- Giữa những người đồng phạm cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả chung phát sinh.
như vậy trong ví dụ trên A và X không có các dấu hiệu trên vây A và X không có sự liên kết trong hành động cũng như tính chất lỗi nên không có đồng phạm
khi xác định đồng phạm trong vụ án cần chú ý đến dấu hiệu khách quan và chủ quan cấu thành đồng phạm
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:28 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.