Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Các lĩnh vực khác
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 30-07-2012, 01:42 PM
umivungtau umivungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 337
Mặc định đề thi tự luận luật sở hữu trí tuệ

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

đề thi luật shtt của mình hnay nè. mình post lên để cả nhà tham khảo ha.
1. anh A, D, và K đều nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hội với cùng 1 giải pháp hữu ích, 1 kiểu dáng công nghiệp và các đơn của các chủ thể trên có điều kiện ưu tiên như nhau. vậy cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết ntn?
2. công ty T có sáng tạo ra 1 giải pháp kỹ thuật. t6/2006, cty có tổ chức buổi hội thảo giới thiệu về giải pháp này. cuộc hội thảo được báo chí đánh giá cao. nay cty muốn đc nộp đơn xin bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế có đc k?
3. cty A cấp kinh phí và phương tiện cho anh A là nhân viên cty để yêu cầu anh A sáng tạo ra 1 kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị cho sự ra đời của sản phẩm mới của cty. vậy ai là người đc quyền nộp đơn yêu cầu cấp bằng? anh A hay cty A?
4. doanh nghiệp A sản xuất nước mắm tại Phú Quốc đã đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa là "nước mắm Phú Quốc". dn B cũng sản xuất nước mắm trên ở Phú Quốc. vậy dn B có đc đăng ký tên gọi như vậy k?
5. cty sản xuất nước hoa cao cấp định đưa vào sản xuất chai nước hoa có kiểu dáng độc đáo, được thiết kế để không bị đổ nước hoa ra ngoài. vậy có các dạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nào mà cty này có thể?
6. có đc đăng ký nhãn hiệu không? điều kiện đăng ký (nếu có)
a. trùng với tên người nổi tiếng
b. trùng với tên thương mại của hàng hóa khác
c. trùng với tên 1 địa danh
d. trùng với 1 nhãn hiệu nổi tiếng
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 30-07-2012, 01:42 PM
chyngjeeng chyngjeeng đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 314
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xin múa máy tí với đề thi trên như sau:

1. anh A, D, và K đều nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hội với cùng 1 giải pháp hữu ích, 1 kiểu dáng công nghiệp và các đơn của các chủ thể trên có điều kiện ưu tiên như nhau. vậy cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết ntn?

- Cơ quan có thẩm quyền, ở đây là Cục SHTT, sẽ giải quyết trên cơ sở quy định tại khoản 2 điều 90 Luật SHTT 2005 về nguyên tắc nộp đơn ưu tiên trong đó ghi rõ “Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. »

2. công ty T có sáng tạo ra 1 giải pháp kỹ thuật. t6/2006, cty có tổ chức buổi hội thảo giới thiệu về giải pháp này. cuộc hội thảo được báo chí đánh giá cao. nay cty muốn đc nộp đơn xin bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế có đc k?

Việc nộp đơn thì hoàn toàn được, không ai cấm, tuy nhiên sáng chế của Cty T sẽ không có khả năng bảo hộ độc quyền do không đáp ứng yêu cầu về tính mới. Sáng chế đã bị mất tính mới do Cty T đã bộc lộ công khai tại buổi hội thảo và đã không nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bộc lộ công khai đó. Quy định tại Điều 60 Luật SHTT về Tính mới của sáng chế.

3. cty A cấp kinh phí và phương tiện cho anh A là nhân viên cty để yêu cầu anh A sáng tạo ra 1 kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị cho sự ra đời của sản phẩm mới của cty. vậy ai là người đc quyền nộp đơn yêu cầu cấp bằng? anh A hay cty A?

Công ty A được quyền nộp đơn. Căn cứ Điểm b, khoản 1, điều 86 Luật SHTT2005 về quyền đăng ký sáng chế, KDCN, GPHI trong đó có ghi “Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này (Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.)”

4. doanh nghiệp A sản xuất nước mắm tại Phú Quốc đã đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa là "nước mắm Phú Quốc". dn B cũng sản xuất nước mắm trên ở Phú Quốc. vậy dn B có đc đăng ký tên gọi như vậy k?

Nước mắm Phú Quốc là một chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký. Theo Quy định tại Luật SHTT 2005, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về cơ quan nhà nước, ở đây là UBND tỉnh. Việc các doanh nghiệp muốn sử dụng chỉ dẫn địa lý Nước mắm phú quốc trên sản phẩm của mình sẽ do UBND tỉnh Kiên Giang quyết định trên cơ sở đánh giá chất lượng nước mắm theo tiêu chuẩn đã định trước.

5. cty sản xuất nước hoa cao cấp định đưa vào sản xuất chai nước hoa có kiểu dáng độc đáo, được thiết kế để không bị đổ nước hoa ra ngoài. vậy có các dạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nào mà cty này có thể?

Ở đây Cty trên có thể bảo hộ sản phẩm của mình dưới các dạng:

- Kiểu dáng công nghiệp cho KD độc đáo, mới;
- Sáng chế: Sản phẩm chai với ưu điểm là không làm đổ nước hoa ra;
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 30-07-2012, 01:42 PM
pjhuyenhanh pjhuyenhanh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 297
Mặc định

Trả lời câu 6:
Theo thông tư 01/2007 các trường hợp sau đây là dấu hiệu trùng / gây nhầm lẫn không được bảo hộ:
-Dấu hiệu là từ ngữ trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng một cách hợp pháp cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ và có khả năng làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu là do người có tên thương mại nói trên sản xuất, thực hiện; => b ko được
-Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam và nước ngoài; dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên gọi hoặc hình ảnh nhân vật, hình tượng đặc trưng của tác phẩm đã biết đến một cách rộng rãi, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có khả năng làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu là do chủ sở hữu tác phẩm đó sản xuất, thực hiện; =>nếu nhân vật nổi tiếng thuộc trường hợp trên thì ko được. Ví dụ : Mickey của WAlt Disney.
-Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu tuy không trùng, không tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó, nhưng việc sử dụng dấu hiệu làm nhãn hiệu có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có tồn tại mối quan hệ giữa hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng thực tế làm suy giảm khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc tổn hại đến uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. => b ko được.
-Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên gọi, biểu tượng của một quốc gia, của một vùng lãnh thổ (quốc kỳ, quốc huy, quốc hiệu, tên nước, tên địa phương) hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi, biểu tượng của một quốc gia, một vùng lãnh thổ gây nên sự lầm tưởng rằng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu có nguồn gốc từ nước, vùng đó nhưng thực sự có nguồn gốc từ nước, vùng khác; => c cũng ko được
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:42 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.