Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Đất Đai
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 25-07-2012, 12:19 PM
furniweb furniweb đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 345
Mặc định Hỏi về giải quyết tranh chấp đất đai

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bố mẹ tôi được nhà nước cấp cho sử dụng thửa đất để xây dựng nhà ở, thửa đất trên có đầy đủ giấy tờ trích đo hợp pháp, bố mẹ tôi cũng đóng góp đầy đủ thuế đất và nghĩa vụ với nhà nước. Sau khi bố mẹ tôi qua đời tôi được thừa hưởng lại toàn bộ diện tích thửa đất trên do bố mẹ tôi để lại và tôi đã xin nhà nước cấp cho tôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( bìa đỏ ) theo đúng các giấy tờ và trích đo bố mẹ tôi để lại. Nay tôi muốn xây dựng và cải tạo lại nhà cửa nên tôi đo lại diện tích thửa đất trên thi thấy thiếu so với diện tích trên gấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( bìa đỏ ) mà nhà nước đã cấp cho tôi.cụ thể là trên gấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiều ngang thửa đất gia đình tôi có số đo là 15.80m. nhưng khi tôi đo thì chỉ được có 15.2m. tôi đã mời địa chính xã cùng với trưởng thôn vào đo và xác định lại ranh giới đất cho gia đình tôi và gia đình có đất giáp ranh với gia đình tôi. Ban địa chính cùng hai gia đình đo lại, khi đo đủ diện tích đất của gia đình giáp ranh với gia đình tôi ( theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ) thì diện tích đất của gia đình tôi cũng đủ như trên giấy tờ. ban địa chính cùng hai gia đình đã cùng nhau cắm mốc và căng giây thì thấy gia đình có đất giáp ranh với đất gia đình tôi đã xây một phần công trình phụ ( bếp, chuồng lơn, nhà vệ sinh ) sang phần đất nhà tôi.như vậy là gia đình có đất giáp ranh với gia đình tôi đã xây sang đất gia đình tôi là 0.8 m chiều ngang. Hai gia đình cùng nhau làm biên bản xác nhận và người đứng tên chủ sở hữu mảnh đất giáp ranh với đất gia đình tôi đã xác nhận và ký tên. Trong biên bản có ghi rõ là khi nào tôi có nhu cầu sử dụng phần đất mà gia đình bên cạnh đã xây sang đất gia đình tôi thì gia đình họ phải rỡ bỏ toàn bộ công trình đã xây dựng sang đất gia đình tôi để trả lại đât cho gia đình tôi. hai bên cùng nhau ký tên và xác nhận.
Nhưng khi gia đình tôi có nhu cầu sử dụng tôi có yêu cầu gia đình bên cạnh trả lại phần đất mà họ đã xây sang đất của gia đình tôi theo như trên văn bản hai bên cùng xác nhận thì họ lại không đồng ý và họ đưa đơn ra UBND xã với lý do là ngày xưa sao bố mẹ tôi lại để cho họ xây dựng sang mà không hề có ý kiến gì vì vậy là bố mẹ tôi đã cho họ phần đất trên. trong khi đó toàn bộ mọi người trong gia đình tôi từ trước tới nay chưa có một ai được nghe bố mẹ tôi nói là đã cho gia đình bên cạnh phần đất nói trên và cũng không hề có một giấy tờ gì liên quan tới sự việc đó. Hơn thế nữa gia đình tôi từ trước tới nay vẫn phải đóng góp đầy đủ thuế đất cho nhà nước theo diện tích đất mà nhà nước đã cấp cho gia đình tôi.
Vì vậy tôi muốn hỏi diễn đàn là gia đình tôi muốn đòi lại phần đất trên là đúng hay sai? nếu là đúng thì xin diễn đàn cung cấp cho tôi một số điều luật cụ thể về luật đất đai có liên quan tới trường hợp như trên của gia đình tôi diễn giải trước pháp luật. và nếu trường hợp mà UBND xã nơi tôi cư trú không giải quyết thỏa đáng được sự việc nêu trên thì gia đình tôi phải nhờ tới cơ quan chức năng nào thì có thể giải quyết được.
Tôi xin chân thành cảm ơn diễn đàn.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 25-07-2012, 12:19 PM
furniweb furniweb đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 345
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xin bạn nói rõ xưa nay giữa hai thửa đất giáp ranh này có ranh giới gì cụ thể hay không ?
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 25-07-2012, 12:19 PM
jmcvietnam jmcvietnam đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 322
Mặc định

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết của tôi.
Giữa hai thửa đất trên không có mốc giới nào cụ thể do địa chính hay người có thẩm quyền cắm mà chỉ có gốc cây dâm bụt do chủ sở hữu thửa đất bên cạnh tự trồng nên mà thôi. vì vậy họ viện lý do là lấy cây dâm bụt đó làm mốc giới mà nếu đo đến gốc cây dâm bụt thì đất của gia đình tôi thiếu so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà nước cấp cho gia đình tôi là 0.80m.
Nếu đo phần đất của gia đình họ tới gốc cây dâm bụt thì đất của họ lại thừa ra so với trên giấy tờ đúng bằng phần đất mà gia đình tôi thiếu.
Bạn hãy cho tôi xin ý kiến về vấn đề này, tôi có thể làm như thế nào để lấy lại phần đất mà gia đình tôi đã bị họ lấn chiếm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
----------------------------------------------
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết của tôi.
Tôi còn vấn đề muốn hỏi ý kiến của bạn rằng. Với sự việc như hiện nay tôi có thể cứ đo đạc và tiến hành xây dựng theo diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( bìa đỏ ) mà nhà nước đẫ cấp cho gia đình tôi có được không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 25-07-2012, 12:19 PM
thienphuong thienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 291
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Gởi bạn nguyennghia090
Việc của bạn rất đơn giản với điều kiện chính quyền địa phương nhiệt tình giải quyết. Như bạn trình bày thì việc lấn ranh 0,8m của chủ sử dụng đất liền kề đã được hai bên thừa nhận trước sự chứng kiến của Địa chính xã, có đóng cọc, giăng dây đo đạc rồi lập biên bản cụ thể, trong đó có thể hiện ý chí của người lấn ranh là khi nào bên kia có nhu cầu sử dụng, họ sẽ tự nguyện dở bỏ các công trình đã xây dựng trên đất lấn ranh để trả lại đất. Như vậy biên bản này chính là giấy xác nhận ranh giới giữa hai bên, cũng là chứng cứ chứng minh gốc cây dâm bụt không phải là cột mốc ranh giới.

Nay chủ sử dụng đất liền kề đổi ý thì bạn cần làm như sau :
Làm đơn đề nghị Chủ tịch Xã lập biên bản vi phạm hành chính về sử dụng đất ( lấn chiếm đất trái pháp luật ) đối với chủ sử dụng đất liền kề, đồng thời yêu cầu họ tự nguyện dở bỏ các công trình đã xây dựng trên đất lấn chiếm để phục hồi nguyên trạng trả về cho đúng người có QSDĐ theo GCNQSDĐ. Nếu chủ sử dụng đất liền kề không thực hiện thì Chủ tịch Xã sẽ căn cứ vào hậu quả của hành vi lấn chiếm đất ở mức độ nào mà tự mình hoặc đề nghị lên cấp trên ra Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai trái pháp luật này, kèm theo hình phạt bổ sung là dở bỏ các công trình đã xây dựng trên đất lấn chiếm, phục hồi nguyên trạng trả về cho người được QSDĐ theo GCNQSDĐ. Chủ sử dụng đất liền kề không chấp hành quyết định trên thì sẽ bị cưỡng chế thi hành, tiếp tục chống đối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu là tôi, sự việc còn được giải quyết đơn giản hơn : cả hai bên đều đã có sổ đỏ của 2 thửa đất liền kề, tất nhiên mỗi thửa đều có chỉ giới, ranh giới giao đất, vậy nên Địa chính xã chỉ cần kết hợp với Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện tiến hành đo đạc theo đúng chỉ giới, ranh giới thửa đất đã cấp cho từng bên là xong. Bên kia hỏi rằng tại sao hồi họ xây dựng thì Bố Mẹ bạn không hề có ý kiến ? => Bố Mẹ bạn đã đồng ý cho họ đất này ! Bạn hãy hỏi lại nếu đất đã được cho thì tại sao họ lại ký biên bản đo đạc xác nhận ranh giới có sự chứng kiến của Địa chính xã rằng họ đã lấn ranh 0,8 mét và tự hứa sẽ tháo dở các công trình đã xây dựng trên đất lấn chiếm để trả lại đất khi bạn có nhu cầu sử dụng ? Lại thêm, đất đã có GCNQSDĐ thì theo qui định của Luật pháp, khi chuyển nhượng QSD phải làm Hợp đồng tại cơ quan có thẩm quyền mới được xem là hợp pháp, vậy họ có giấy tờ gì thể hiện việc cho đất này theo đúng qui trình hay không ? Nếu không thì chỉ là nói suông !

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế của tôi thì ít có Chủ tịch Xã nào "cứng" để có thể làm được những việc mà tôi vừa trình bày ở trên mặc dù Luật pháp có qui định Chủ tịch Xã có quyền đó ( điều 182 nghị định 181/2004/NĐ-CP và các điều khoản tương ứng tại nghị định 182/2004/NĐ-CP ), đương sự phải là người rành Luật và đấu tranh quyết liệt mới mong được Chủ tịch Xã giải quyết theo kiểu này, bằng không, Xã chỉ tổ chức hòa giải không thành rồi chuyển hồ sơ cho Tòa án Huyện giải quyết tiếp với lý do đấy là TRANH CHẤP ĐẤT ĐÃ CÓ GCNQSDĐ ! Cũng theo kinh nghiệm thực tế của tôi, chưa có Tòa nào trả lại hồ sơ và Hướng dẫn Chủ tịch UBND Xã giải quyết vụ việc theo qui định tại điều 182 Nghị định 181 và các điều khoản tương ứng của Nghị định 182. Thế là hành vi vi phạm hành chính về sử dụng đất ( lấn chiếm đất ) bị chuyển thành quan hệ tranh chấp đất, khiến sự việc thay vì chỉ cần giải quyết ở cấp Huyện là dứt điểm thì phải qua Tòa sơ thẩm ( huyện ) -> Tòa Phúc thẩm ( Tỉnh ) -> Tòa giám đốc thẩm ( Trung ương ) khiến đương sự phải tốn kém thời giờ, công sức và tiền bạc không ít !
Trân trọng.
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 25-07-2012, 12:19 PM
bef34 bef34 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 308
Mặc định

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

[b]
ĐƠN YÊU CẦU
Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Kính gửi: UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Tôi tên là: Lý Mai sinh năm 1950
Địa chỉ: Đội 5 xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Liên quan đến nội dung đơn của tôi gửi UBND huyện Bình Sơn và được UBND huyện chỉ đạo giải quyết tại Công văn số 1241/UBND ngày 28/07/2008 và trả lời giải quyết tranh chấp của UBND xã Bình Thạnh tại Công văn số 50/UBND ngày 27/10/2008. Tôi kính trình bày UBND huyện Bình Sơn nội dung sự việc như sau:
* Nguồn gốc thửa đất:
Năm 1937, ông nội tôi tên là Lý Xuyến (trú tại Bình Thạnh, Bình Sơn, Quảng Ngãi – qua đời năm 1985) được chính quyền chế độ cũ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số thửa 1591, tờ bản đồ số 4, xã Bình Hà, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi có diện tích 7 sào 14 thước (xin gửi trích lục bản đồ thửa đất kèm theo).
Sau năm 1975, vì tuổi cao, sức yếu nên ông tôi không thể tiếp tục sử dụng, canh tác trên diện tích đất lớn như vậy mà chỉ canh tác trên diện tích khoảng hơn 1.245m2. Phần còn lại không sử dụng, bà con xung quanh bao chiếm, sử dụng.
Và sau đó, ông nội tôi đã để lại cho cha tôi là ông Lý Luyến (hiện trú tại Đội 5, thôn Trung An, xã Bình Thạnh) tiếp tục sử dụng, canh tác trên phần diện tích 1.245m2 này.
Khoảng năm 1985, cha tôi có tạm cho ông Lê Đức Tuận (hiện trú tại Đội 7, thôn Trung An, xã Bình Thạnh) sử dụng, canh tác thửa đất diện tích khoảng 1.200m2 này, khi nào cần sẽ lấy lại.
Đến khoảng sau năm 1995 do tôi thiếu đất canh tác nên ông Lê Đức Tuận giao lại mảnh đất nói trên cho tôi. Tôi canh tác trồng khoai lang (thường thì 1vụ/năm) và sau đó do đất khô cằn, khó canh tác, hơn nữa trồng hoa màu thì không có hiệu quả nên tôi chuyển sang trồng đào và bạch đàn trên thửa đất này.
Năm 2006, Đoàn cán bộ đo đạt địa chính của Trung ương thực hiện chính sách đo đạt đất đai về đo đạt tổng thể đất tại địa phương, tôi đã kê khai thửa đất 1.245m2 này.
Qua các thời kỳ, thửa đất này không hề có tranh chấp.

* Quá trình tranh chấp:
Đến khoảng tháng 01/2007, tôi phát hiện có người chặt phá, nhổ đào và một số cây bạch đàn (đào tôi đã cho quả nhiều năm nay). Kiểm chứng, tôi biết được người phá hoại, nhổ số đào của tôi chính là ông Đoàn Chiến (là anh ruột của bà Đoàn Thị Thế, người có thửa đất liền kề với thửa đất của tôi, trú tại Vĩnh An, xã Bình Thạnh – đã chết năm 2008). Tôi báo với đại diện địa phương là các anh Nguyễn Trung, Đặng Diện, Lê Tấn Thông (xóm trưởng của Đội 6, 7 và 8 xã Bình Thạnh). Các anh đã cùng tôi lập biên bản hiện trường vụ việc.
Căn cứ biên bản này tôi làm đơn gửi UBND xã Bình Thạnh để yêu cầu giải quyết, bảo vệ quyền lợi của tôi (được biết UBND xã đã làm thất lạc biên bản và hồ sơ tôi yêu cầu này nhưng hiện nay tôi vẫn giữ giấy mời làm việc của UBND xã).
Khoảng tháng 03/2008, tôi tiếp tục phát hiện ông Đoàn Chiến (người đã từng phá, nhổ cây năm 2007) và chị ruột của mình là bà Đoàn Thị Thế (người có thửa đất liền kề với thửa đất của tôi) đỗ nhiều xe tải đất sét lên phần đất của tôi. Quyền của tôi tiếp tục một lần nữa bị xâm phạm.
Tôi lại làm đơn yêu cầu UBND xã ngăn cản hành vi lấn chiếm này và giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho tôi.
Qua nhiều lần yêu cầu và trong thời gian xã chưa giải quyết. Dù đất tranh chấp đang trong quá trình giải quyết thì bà Đoàn Thị Thế và người thân đã tiếp tục chặt phá hết toàn bộ số cây còn lại trên thửa đất 1.245m2 của tôi (có hình chụp gốc cây bị chặt) và mới đây ngày 09/10/2008, bà Đoàn Thị Thế đã trồng cây trên toàn bộ phần đất 1.245m2 tôi đang sử dụng từ trước (có hình chụp số cây mời trồng gửi kèm) tức là bà có ý định lấn chiếm toàn bộ thửa đất chứ không chỉ lấn chiếm 884m2 như trước nữa.
Tất cả những việc này tôi đã làm đơn báo với UBND xã nhưng xã vẫn chưa có những biện pháp cần thiết, không lập biên bản sự việc, khi tôi yêu cầu bồi thường thì không biết căn cứ ở đâu để xác định thiệt hại cho tôi.

* Theo tôi nhận định lý do dẫn đến hành vi chặt phá cây, lấn chiếm đất của tôi như sau:
Bà Đoàn Thị Thế có thửa đất 916m2 liền kề với đất tôi về phía Nam. Thửa đất của tôi diện tích 1.245m2. Qua các lần kê khai đất trước, tôi không biết nên chưa khai và không nghĩ có tranh chấp vì đất tôi có nguồn gốc rõ ràng.
Nhưng do sai sót trong việc lập bản đồ địa chính, mà bản đồ 364, thể hiện thửa đất số 430 tờ bản đồ số 10 diện tích lên đến 1.800m2 và Bà Đoàn Thị Thế được cấp Giấy CNQSDĐ trên thửa đất này (thửa đất vẽ lấn trên phần đất của tôi 884m2). Tuy nhiên tôi và cả bà Đoàn Thị Thế đều biết UBND xã đang tạm giữ GCNQSDĐ này từ năm 1998 đến này vì không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Từ đó mà bà Thế cho rằng đất của bà Thế cho rằng phần diện tích 884m2 đất của tôi đang sử dụng là đất của bà (vì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Và bà chặt cây, phá hoại tài sản của tôi, tranh chấp quyền sử dụng với phần đất hợp pháp của tôi từ đầu năm 2007 đến nay.
Năm 2001, bản đồ địa chính mới được lập (bản đồ năm 2001) đã thể hiện đúng hiện trạng 02 thửa đất: số 259 tờ bản đồ số 24 diện tích 1.245m2 và thửa số 258 diện tích 916m2 . Sổ mục kê đất đai lưu tại UBND xã Bình Thạnh thể hiện ông Lý Luyến (cha tôi) là người sử dụng đất thửa số 259 diện tích 1.245 m2, thửa số 258 diện tích 916 m2 của ông Đoàn Qươi (cha bà Đoàn Thị Thế).

* Một số nội dung tôi không đồng ý với UBND xã đã giải quyết trả lời tôi tại Công văn số 50/UBND ngày 27/10/2008 UBND xã Bình Thạnh: (gửi bản sao Công văn đính kèm)
1, Vụ việc nên được giải quyết theo thủ tục hòa giải theo Điều 135 Luật đất đai năm 2003 tôi có thể thực hiện các quyền lợi tiếp theo.
2, Trường hợp nếu UBND huyện chấp nhận xem cách giải quyết như trên đã là thủ tục hòa giải để làm các thủ tục giải quyết tranh chấp tiếp theo thì một số nội dung sau tôi không đồng ý:
- Hình thể thửa đất được chính quyền chế độ cũ cấp năm 1937 đến nay đã hơn 70 năm qua nhiều biến động lịch sử và biến động đất đai thì thửa đất sẽ không còn nguyên diện tích 7 sào 14 thước như trước được. Hơn nữa như tôi trình bày trên đây khi chuyển giao thửa đất lại cho cha tôi thì ông tôi chỉ còn sử dụng 1.245m2 phần còn lại ông tôi không sử dụng bà con xung quanh bao chiếm sử dụng tôi không yêu cầu trả lại. Bản đồ địa chính cũng như bản đồ thửa đất hiện còn lưu trữ đầy đủ tại Trung tâm lưu trữ thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ngãi.
- Bản đồ năm 2001 thể hiện thửa đất số 259 của tôi là đất hoang. Như tôi trình bày trước đây đất khô cằn, khó canh tác, chỉ trồng khoai 01vụ/năm. Bà con xung quanh đã trồng cây lâu năm nhưng tôi chỉ chuyển trồng đào và bạch đàn khoảng năm 1997 đến nay. Nhưng vì đất khô nên có ít cây sống. Sau này khi có tuyến đường Dốc Sỏi đất mới giữ ẩm tốt và cây phát triển được. Tuy nhiên đến đầu năm 2007 và 2008 thì đã bị người thân của bà Đoàn Thị Thế chặt phá hết như tôi trình bày trên đây. Khi lập bản đồ địa chính năm 2001 và trước đó tôi không biết để khai và có thể khi lập không trùng với mùa vụ tôi canh tác nên đất trống. Thửa đất có thể không được sử dụng một vài mùa vụ, ông Lê Đức Tuận có xác nhận với tôi một vài vụ do khô hạn nên ông không sử dụng trước khi trả lại cho tôi. Chứ không bỏ hoang từ sau năm 1975 như trả lời.
- Thửa đất của tôi:
+ Thuộc trường hợp “có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 50 Luật đất đai năm 2003; (Trích lục địa đồ gửi kèm)
+ Không thuộc các trường hợp nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 quy định tại Điều 4 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003; Sổ mục kê đất đai lưu tại UBND xã Bình Thạnh vẫn còn thể hiện ông Lý Luyến (cha tôi) là người sử dụng đất thửa số 259 diện tích 1.245 m2 .
+ Điều 247 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định đối với bất động sản (Quyền sử dụng đất) nếu tôi không sử dụng hoặc thất lạc thì 30 năm tôi mới mất quyền đối với bất động sản đó. Huấn gì trường hợp của tôi đang được tôi sử dụng, đầu tư vào đất, có hiệu quả lại bị mất quyền đối với thửa đất này chỉ vì việc lập bản đồ địa chính có sai sót. Ngay cả trường hợp đất khai hoang hoặc bao chiếm nhưng thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch sử dụng đất thì vẫn được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 97 Nghị định 181/2004/NĐ-CP, huấn gì đất của tôi có nguồn gốc rõ ràng.
Rõ rãng đất của tôi có nguồn gốc, được sử dụng qua nhiều năm nay. UBND có nội dung trả lời “không có cơ sở theo quy định của pháp luật” là chưa chính xác. Không có một quy định của pháp luật để bác quyền sử dụng đất của tôi trong trường hợp này.
* Nội dung yêu cầu:
Với những nội dung tôi trình bày trên, để tôi được yên tâm canh tác thửa đất, quyền lợi của tôi được bảo đảm, nay tôi làm đơn này kính mong UBND huyện xem xét, giải quyết cho tôi một số nội dung sau:
- Xem xét thu hồi giấy CNQSDĐ đã cấp cho bà Đoàn Thị Thế đã cấp nhầm lấn qua thêm diện tích 884m2 đất của tôi theo nội dung trả lời của UBND xã.
- Giải quyết công nhận quyền sử dụng đất cho tôi (cha tôi đã để lại cho tôi) đối với thửa đất số 259 tờ bản đồ số 24 diện tích 1.245m2 (bản đồ năm 2001) theo nguồn gốc đất hợp pháp do ông bà để lại. Để tôi làm các thủ tục cấp GCNQSDĐ.
- Lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất của Bà Đoàn Thị Thế. Và yêu cầu bà Đoàn Thị Thế và người thân dừng ngay các hành vi lấn chiếm đất, phá hoại tài sản của tôi.
- Các thiệt hại về cây cối bị chặt phá tôi bỏ qua yêu cầu bồi thường vì người chặt phá là ông Đoàn Chiến nay đã chết.

Những nội dung tôi trình bày trên đây là hoàn toàn đúng. Nếu có nghi ngờ, UBND huyện có thể xác minh, điều tra để xử lý và đưa ra kết luận chính xác, bảo vệ quyền lợi cho tôi.

Trân trọng kính nhờ sự giúp đỡ của UBND huyện Bình Sơn.
Kính đơn!
Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 9 năm 2009
Người làm đơn




Lý Mai

Tài liệu gửi kèm:
- Công văn 1241/UBND ngày 28/07/2008 của UBND huyện Bình Sơn (bản photo);
- Công văn 50/UBND ngày 27/10/2008 của UBND xã Bình Thạnh (bản photo);
- Trích lục bản đồ thửa đất được chính quyền chế độ cũ cấp năm 1937 (01 chính, 01 photo);
- Một số ảnh chụp về số cây bị chặt phá và cây mới trồng lấn trên phần đất của tôi (bản in).

Chú ý Tiêu đề bài viết phải rõ ràng, thể hiện nội dung của topic.
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 25-07-2012, 12:19 PM
qnkha qnkha đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 283
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bạn phải làm đơn gửi đến thanh tra huyện để họ kiểm tra sau khi có kết luận thì họ đề nghị thu hồi giấy chứng nhận của phía bên kia!
Chúc bạn thành công!
Trả lời với trích dẫn



  #7  
Cũ 25-07-2012, 12:19 PM
thuan-phuong thuan-phuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 321
Mặc định

Bài của bạn biết dài quá đọc mỏi mắt luôn. chi tiết đến từng chi tiết.

tóm lại như sau

1 - 2 bên tự thương lượng (nếu không được)
2 - 1 trong 2 bên làm dơn nộp tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nới sảy ra tranh chấp UBND sẻ tổ chức hòa giải (nếu không thành)
3 - 1 trong 2 bên làm dơn nộp cho Chủ tịch UBND Quận Huyện (quyết định giải quyết lần đầu) trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết (nếu không đồng ý)
4 - 1 trong 2 bên làm dơn nộp cho Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết (nếu không đồng ý)
5 -1 trong 2 bên tranh chấp gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường;quyết định giải quyết cuối cùng.

Như vậy theo quy định trên thì các bên tranh chấp đất đai không có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân các cấp theo trình tự quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo
Trả lời với trích dẫn



  #8  
Cũ 25-07-2012, 12:19 PM
sai-gon sai-gon đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 308
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

- Trình tự, thủ tục xin giải quyết tranh chấp đất đai:

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không ban hành quyết định giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai nhưng có trách nhiệm tổ chức hòa giải các bên đạt được thỏa thuận. Thời hạn hòa giải không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn (không kể thời gian đo, vẽ, trưng cầu giám định và ngày nghỉ).

Trong trường hợp kết quả hòa giải thành có sự thay đổi về diện tích đất, ranh đất và người sử dụng khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND phường, xã, thị trấn gửi biên bản hòa giải đến Phòng Quản lý đô thị quận, huyện đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Các trường hợp khác gửi cho Phòng Quản lý đô thị quận, huyện để nơi đây gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường. Các cơ quan này sẽ chỉnh lý hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

Chủ tịch UBND quận, huyện giải quyết lần đầu đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, giữa tổ chức (kể cả các doanh nghiệp)... khi chủ tịch UBND phường, xã hòa giải không thành. Chủ tịch UBND TP, Tỉnh giải quyết tranh chấp cuối cùng trong trường hợp các bên tranh chấp có đơn không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND quận, huyện (đơn này đương sự phải nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hiệu 30 ngày kể từ ngày có quyết định lần đầu). Khi không đồng ý với quyết định của UBND TP, Tỉnh đương sự có quyền gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 45 ngày.

Chủ tịch UBND TP giải quyết tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau... Đơn tranh chấp do Sở Tài nguyên và Môi trường thụ lý, tham mưu trình UBND TP, Tỉnh. Thời hạn giải quyết tranh chấp là 70 ngày.

- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

Chủ tịch UBND quận, huyện giải quyết khiếu nại đối với đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ tịch UBND quận, huyện và cán bộ công chức thuộc quyền về quản lý đất đai do quận, huyện quản lý.

Giám đốc sở giải quyết đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của giám đốc sở và của cán bộ, công chức do mình quản lý.

Đối với khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc sở đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại thì giao cho chánh thanh tra sở tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị giám đốc sở xem xét giải quyết.

Chủ tịch UBND TP, Tỉnh ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai của chủ tịch UBND quận, huyện hoặc giám đốc sở đồng thời giải quyết lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyền quản lý của chủ tịch UBND TP, Tỉnh. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND TP, Tỉnh thì có quyền khởi kiện tại TAND thành phố. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu, đề xuất chủ tịch UBND TP, Tỉnh xem xét, giải quyết các khiếu nại nêu trên.
Trả lời với trích dẫn



  #9  
Cũ 25-07-2012, 12:19 PM
forimex_sbc forimex_sbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 305
Mặc định

Anh chi cho em hỏi về vấn đề sau: có một gia đình ở gần nhà em kiện gia đình em là lấn chiếm đất và người đó đã ra xã báo cáo như vậy. Xã đã vào và kết luận là những gì về lịch sử thì lên để như vậy, trên thực tế là nhà em xây đúng diện tích không hề lấn chiếm. Người đó biết sai nhưng không xin lỗi gia đình em. Vâyh anh chị cho em hỏi, em có thể kiện người đó về tội vu khống người khác , xâm hại đến danh dụ của gia đình em được. Anh chi nào tư vấn được chi tiết co thể cho em xin số điện thoại để em hỏi cụ thể hơn. Em xin cảm ơn.
Trả lời với trích dẫn



  #10  
Cũ 25-07-2012, 12:20 PM
hanoi-evc hanoi-evc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 312
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào bạn! Vấn đề của bạn do mình chưa nắm rõ nội dung nhiều. Nên mình sẽ hướng dẫn văn bản pháp luật cụ thể để bạn xem xét xem có nên khởi kiện người hàng xóm về tội vu khống hay không?

"Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm."


Tội vu khống biểu hiện ở ba loại hành vi: bịa đặt chuyện xấu xa cho người khác về vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, pháp luật; loan truyền những chuyện, những điều biết rõ là bịa đặt, vu oan cho người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước cho rằng họ đã phạm một tội nào đó.

Hành vi vu khống có thể được thể hiện dưới hình thức truyền miệng, viết bài, thơ ca, hò vè, đơn tố giác, thư nặc danh.

Tội vu khống được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi loan truyền những điều bịa đặt cho người khác biết hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước về việc người khác phạm tội.

Đối với các trường hợp theo khoản 2 thì hiểu như sau:
- Phạm tội có tổ chức là từ 2 người trở lên khi thực hiện tội phạm có sự phân công vai trò trách nhiệm của từng người trong hành động.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là lợi dụng nhiệm vụ gắn liền với quyền năng và nghĩa vụ trong tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể; những điều mà pháp luật hoặc quy chế, điều lệ của tổ chức chính trị- xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi để phạm tội.

- Phạm tội đối với nhiều người là vu khống từ 2 người trở lên.

- Phạm tội đối với ông, bà gồm ông bà nội (người sinh ra người bố), ông bà ngoại (người sinh ra người mẹ); cha mẹ gồm cha mẹ đẻ (người đã sinh ra người phạm tội) và cha mẹ nuôi (người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận); người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục gồm thầy giáo, cô giáo (kể từ nhà trẻ, mẫu giáo, đến phổ thông), người trực tiếp quản lý, giảng dạy người phạm tội về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp; người chăm sóc, quản lý, giáo dục người phạm tội như vai trò của bố, mẹ; người chữa bệnh như thầy thuốc, y, bác sĩ.

- Người thi hành công vụ là người được các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội giao cho một nhiệm vụ cụ thể và thực hiện nhiệm vụ đó, như cán bộ đi thu thuế, cảnh sát giao thông kiểm tra xe để đảm bảo an toàn giao thông...

- Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng là vu khống cho ai đó mắc những tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù; tội đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.



Chúc bạn may mắn.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:50 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.