Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Doanh Nghiệp
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 24-07-2012, 04:10 PM
thanhbvp thanhbvp đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 319
Mặc định Hợp đồng nguyên tắc khác hợp đồng chính thức sẽ ký kết ở những điều khoản gì?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cho tôi bít với. Hợp đồng nguyên tắc khác các hợp đồng chính thức ký kết sau này những điều khoản gì. tôi làm trong lĩnh vực xây dựng những công việc nào thì ký kết hợp đồng nguyên tắc, những trường hợp nào thì không cần thiết. cảm ơn diễn đàn!
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 24-07-2012, 04:10 PM
cuahangso5 cuahangso5 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 269
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Theo mình thì hợp đồng nguyên tắc mới chỉ thể hiện chung chung nội dung công việc thực hiện khi các bên tiến hành kết hợp với nhau. Về mặt pháp lý thì hợp đồng nguyên tắc mới chỉ là "biên bản ghi nhớ" các thảo thuận ban đầu của các bên, chưa có tính pháp lý cao như hợp đồng. Do đó với các nội dung thoả thuận chung như vậy các bên nên tiến hành đàm phán thêm và thống nhất một hợp đồng chính thức, cụ thể hơn chứ không nên phát sinh các phụ lục của hợp đồng nguyên tắc.



Như các bạn đã biết trong Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu chỉ có một khái niệm duy nhất là Hợp đồng. Tùy lĩnh vực cụ thể sẽ có thêm nhưng từ: Hợp đồng xây dựng, kinh tế, thương mại, dân sự. Không có khái niệm Hợp đồng nguyên tắc .
Trong trường hợp của bạn thực tế mình cũng đã gặp và cũng dùng tên "Hợp đồng nguyên tắc", tuy nhiên khi thanh tra, kiểm toán vào họ cũng đã chấp nhận Hợp đồng nguyên tắc do mình lập, tại sao họ chấp nhận, bởi vì
- Trong hợp đồng cũng đã thể hiện được trách nhiệm mỗi bên, quyền lợi A-B. Phạm vi hợp đồng, giá trị hợp đồng tạm tính XYZ.
- Trong Luật Đấu thầu hay Luật gì đi chăng nữa đâu có cấm ta lập Hợp đồng nguyên tắc, chỉ cấm ta không có Hợp đồng mà ta cứ làm, cứ xây dựng để rồi khi xảy ra điều gì không hay không có tính pháp lý để xử lý!!


vấn đề này còn chưa rõ!!
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 24-07-2012, 04:10 PM
manhhatuna manhhatuna đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 296
Mặc định

Bạn có thể tham khảo hợp đồng này. Đây chỉ là hợp đồng mang đặc trưng riêng cho từng Công ty nên hy vọng bạn có thể áp dụng linh hoạt nó.
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 24-07-2012, 04:10 PM
duyenhai01 duyenhai01 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 307
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

thanks anh vì bài viết
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 24-07-2012, 04:10 PM
keithng keithng đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 328
Mặc định

Không có chuyện hợp đồng nguyên tắc có giá trị pháp lý thấp hơn các loại hợp đồng chính thức khác, chỉ khác là khi thực sự tạo lập quan hệ mua bán hay cung cấp dịch vụ, người ta ngồi lại với nhau để ký thêm phụ lục hợp đồng để cụ thể hóa những điều khoản trong hợp đồng nguyên tắc, hiểu cách khác thì hợp đồng nguyên tắc chính là hợp đồng mẫu, trong một hoàn cảnh cụ thể sẽ trở thành hợp đồng cụ thể:
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 24-07-2012, 04:10 PM
kim-ef kim-ef đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 279
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hợp đồng Nguyên tắc chưa được gọi là Hợp đồng.
Bởi trong Bộ luật Dân sự và các luật khác tôi chưa tìm ra khái niệm "Hợp đồng Nguyên tắc". Theo tôi nên hiểu hợp đồng nguyên tắc chỉ là "Biên bản ghi nhớ" giữa các bên trước khi thực hiện việc giao kết hợp đồng.

Luật sư VIP
Trả lời với trích dẫn



  #7  
Cũ 24-07-2012, 04:10 PM
truongthanhthuduc truongthanhthuduc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 328
Mặc định

Về vấn đề này mình xin có ý kiến như sau:
Trên thực tế pháp luật không định nghĩa thể nào là Hợp đồng nguyên tắc, Do vậy thực chất hợp đồng nguyên tắc là một hợp đồng kinh tế và có giá trị pháp lý như tất cả các loại hợp đồng thông thương khác. Sự khác biệt ở đây không phải ở tên gọi mà là lằm tại mục đích và nội dung của nó.
Thông thường người ta thường lập Hợp đồng nguyên tắc để xác lập nguyên tắc hợp tác với nhau, trong quá trình hợp tác với nhau thì mọi giao dịch đều được điều chỉnh bởi hợp đồng nguyên tắc việc này được đưa ra là nhằm hạn chế phải lập và ký kết nhiều hợp đồng cho những công việc có tính chất tương tự.
Ví dụ như: Công ty bạn ký kết hợp đồng cung cấp thép xây dựng cho một số dự án xây dựng, mà hàng hóa được giao thành nhiều lần, ở những địa điểm khác nhau, số lượng hàng hóa chưa xác định cụ thể được, giá cả chưa xác định. Trong trường hợp này các bên ký kết một hợp đồng nguyên tắc khung trong đó việc đưa ra các phương thức chung về định giá, số lượng hàng hóa, thời điểm giao hàng, phương thức thanh toán từ đó các bên cứ tiếp tục thực hiện theo phương thức đã được điều chỉnh bởi hợp đồng nguyên tắc lập ra trước đó.
Như vậy bản chất Hợp đồng nguyên tác được lập ra nhằm mục đích xác định cách thức hợp tác chung giữa các bên.
Thân gửi
Trả lời với trích dẫn



  #8  
Cũ 24-07-2012, 04:10 PM
cmfc cmfc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 313
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cảm ơn ban về bài viết. Nhưng tôi có một thắc mắc đó là sự khác nhau giưa hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế. Bởi vì có một lần tôi cũng làm hợp đồng nguyên tắc về việc mua vật liệu xây dựng với một công ty khác, nhưng khi tôi mang lên cho Giám đốc ký thì sếp lại bảo làm hợp đồng thương mại. Thực tế tôi không hiểu rõ vấn đề này. Tôi có đọc qua luật thương mại nhưng không thấy có điều khoản nào nói về hợp đồng thương mại cả, hay là nó được quy định trong luật nào khác. Vậy làm ơn chỉ giúp cho sự khác nhau giữa hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại, hợp đồng mua bán và hợp đồng nguyên tắc, trong trường hợp nào thì làm hợp đồng những hợp đồng trên.
Trả lời với trích dẫn



  #9  
Cũ 24-07-2012, 04:10 PM
binhan binhan đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 293
Mặc định

Theo mình về bản chất thì HĐTM và HĐKT là giống nhau, là một loại hợp đồng song vụ, chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là thương nhân có hoạt động thương mại và nếu có tranh chấp phát sinh thì tranh chấp này được coi là “tranh chấp kinh doanh thương mại”.
HĐ mua bán và HĐ nguyên tắc, không thể nói cái nào có giá trị pháp lý cao hơn cái nào. HĐ mua bán ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên một cách chặt chẽ hơn khi nó được giao kết. Còn HĐ nguyên tắc được thừa nhận khi công ty bạn và công ty đối tác thừa nhận và sử dụng nó thường xuyên. Mình vd như thế này, khi có tranh chấp xảy ra, bạn có 1 hợp đồng nguyên tắc và bên đối tác nói rằng họ không ký hợp đồng kinh tế với công ty bạn, thì lúc này hợp đồng nguyên tắc sẽ ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên khi trước đây (tức là có tiền lệ) giữa công ty bạn và công ty đối tác đã từng ký kết với nhau hợp đồng nguyên tắc và các bên cũng đã thực hiện quyền và nghĩa vụ trong HĐ ngtắc đó.
Bạn sẽ lập hợp đồng kinh tế trong các trường hợp sau: Đầu tư, đấu thầu, liên danh, liên doanh….
Hợp đồng mua bán (purchase order) thì quá dễ rồi đúng ko?
Hợp đồng nguyên tắc khi 2 bên đã có 1 quá trình làm ăn lâu dài với nhau , và có sự hiểu biết lẫn nhau (biết rõ đối tác của mình là ai)

okie ^.^
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:37 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.