20-03-2013, 10:46 AM
|
Junior Member
|
|
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 17
|
|
Tại sao có nhiều tranh chấp qsdđ gay gắt, kéo dài ?
Tranh chấp đất đai là mảng lớn nhất, căng thẳng nhất trong tranh chấp dân sự. Tuy Luật pháp luôn sửa đổi để phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai, nhưng số lượng và mức độ gay gắt của tranh chấp này ngày càng tăng. Dưới đây là vài suy nghĩ mà tôi rút ra từ kinh nghiệm thực tế của bản thân.
1- Khi giải quyết các vụ án về tranh chấp QSDĐ, Tòa luôn có Quyết định gởi Phòng Tài nguyên Môi trường để yêu cầu cung cấp chứng cứ và trả lời một số câu hỏi. Ví dụ Tòa hỏi GCNQSDĐ cấp cho đương sự X, Y là đúng hay sai trình tự, thủ tục ? Phòng TNMT là cơ quan đề xuất cấp GCNQSDĐ, nếu trả lời về tính pháp lý đối với GCNQSDĐ do mình đề xuất cấp thì không đảm bảo khách quan vì “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Yêu cầu Phòng TNMT cung cấp chứng cứ là cần thiết, nhưng Tòa phải căn cứ vào các qui định của Pháp luật để đánh giá chứng cứ và tự nhận định tính pháp lý của GCNQSDĐ mới khách quan và đúng nguyên tắc xét xử độc lập, chỉ tuân theo Pháp Luật. Nhiều vụ tranh chấp mà đương sự có GCNQSDĐ cấp theo Luật đất đai 1993, muốn xem xét thấu đáo, phải dựa vào nhiều qui định Pháp luật của giai đoạn đó. Không rõ do ngại vì hiện nay muốn tìm lại các qui định pháp luật này rất khó khăn hay muốn có nơi chia xẻ trách nhiệm mà hễ Phòng TNMT nhận định giấy cấp thế nào là Tòa cũng nhận định như vậy, dù rằng đối chiếu giữa hồ sơ cấp giấy do Phòng TNMT cung cấp với các qui định pháp luật tại thời điểm cấp giấy có sai biệt. Chính kiểu xét xử như vậy đã góp phần tạo ra các vụ án gay gắt, kéo dài.
2- Từ ngày có Nghị định 84/2007/NĐ-CP và Nghị định 88/2009/NĐ-CP thì tranh chấp QSDĐ đối với đất đã có GCNQSDĐ không phải chỉ do Tòa án giải quyết mà UBND cũng được giải quyết. Có trường hợp Tòa án đang thụ lý, còn chuẩn bị xét xử, chưa biết bên nào thắng kiện thì UBND ra Quyết định thu hồi hủy bỏ GCNQSDĐ của đương sự trong vụ án, khiến sự việc trở nên rối tinh rối mù, tha hồ cho đương sự kiện cáo. Tòa thường “lép vế” so với UBND, cho nên gặp tình huống đó, Tòa đâu dám “đôi co” với UBND, mà muốn “đôi co” cũng không được, bởi nếu Tòa dựa vào điều 136 Luật đất đai để nói thẩm quyền giải quyết của tòa thì UBND lại đưa điều 21 Nghị định 84/2007/NĐ-CP và điều 25 Nghị định 88/2009/NĐ-CP để chứng minh UBND được phép thu hồi hủy bỏ GCNQSDĐ đã cấp trái pháp luật ! Vậy là Tòa tự tìm lối thoát bằng cách “gợi ý” đương sự khiếu nại Quyết định của UBND để lấy đó làm lý do ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì phải chờ kết quả giải quyết của một vụ án khác ! Thế là đang từ 1 vụ án bổng “đẻ” ra thêm 1 vụ khiếu nại hành chính dẫn tới 1 vụ án hành chính tiếp theo nhằm yêu cầu thu hồi hủy bỏ Quyết định thu hồi hủy bỏ GCNQSDĐ của UBND ! Tranh chấp trở nên phức tạp, gay gắt, kéo dài bởi Luật và Nghị định chỏi nhau khiến án mẹ đẻ án con, án con sinh án cháu.
3- Bộ luật tố tụng dân sự qui định các cơ quan lưu trữ chứng cứ phải cung cấp chứng cứ cho đương sự khi có yêu cầu, nếu không cung cấp thì bị xem xét kỷ luật. Thực tế, đa số đương sự bình thường đều không xin cung cấp chứng cứ được nhưng chưa ai thấy một thủ trưởng cơ quan nào bị kỷ luật do không cung cấp chứng cứ cho đương sự ! Nhẹ nhàng thì bảo lục tìm không có. Nặng nề thì xổ toẹt không cung cấp, chỉ khi nào Tòa yêu cầu mới cung cấp ! Người biết thì xin tòa thu thập hộ nhưng chưa chắc Tòa có làm hộ hay không, người không biết thì đành phó thác cho số phận, nhưng cũng có người không cam chịu, họ khiếu nại hành vi không cung cấp chứng cứ hoặc không thu thập hộ chứng cứ. Vậy là vụ án chính chưa giải quyết nhưng đã được gắn thêm “râu ria” bằng những vụ án phụ, khiến vụ việc càng thêm gay gắt, kéo dài.
|