Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TRUNG TÂM GIẢI TRÍ > VĂN HOÁ - VĂN NGHỆ
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 08-03-2013, 10:35 AM
sonkimhn sonkimhn đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 10
Mặc định Hoài cổ chuyện nọ xọ chuyện kia

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Người ta nói bắt đầu già đi thì con người bắt đầu hoài cổ. Không biết đúng không, nhưng gần đây bổng dưng tôi hay hoài cổ, cứ bắt gặp điều gì gợi mở là tôi lại nhớ chuyện xưa.......

Mưa ngâu ! Bây giờ ở nhà mái đúc bê tông, lại tới mấy tầng, đêm phải lắng nghe trong tiếng máy lạnh rì rì mới rõ tiếng mưa ngâu tí tách. Chợt nhớ ngày xưa, trong căn nhà lá đơn sơ ở góc vườn, mấy đứa cháu nằm quây quần trên bộ ván nghe bà Nội kể chuyện. Ở chiếc giường bên cạnh, Mẹ cặm cụi vá áo, còn Ba thì đong đưa trên võng, phì phèo thuốc lá tính chuyện ruộng, rẫy ngày mai. Bên ngoài, trời mưa ngâu rả rích, thỉnh thoảng lại có tiếng đồm độp của hạt mưa rơi trên tàu lá chuối. Ánh đèn dầu leo lét nhưng gia đình vô cùng ấm cúng.

Bà Nội đã về với tổ tiên hơn 15 năm rồi. Ba còn khỏe nhưng sau vài trận bệnh thừa sống thiếu chết, giờ Ba trở nên vô tư như đứa bé lên ba. Mẹ đổi tính nói hơi nhiều và cũng có vài hành vi kỳ lạ. Bà chê cơm nấu nồi điện nên lọ mọ bắc một "ông lò" trước sự ngạc nhiên tột độ của bầy cháu nội, ngoại. Chỉ có tôi là thấu hiểu và đồng cảm với Mẹ, thỉnh thoảng rảnh rổi, tôi lại đi quét gom lá cây khô quanh vườn cho Mẹ nấu cơm. Rồi Mẹ lại chê rau mua ở chợ trông tốt xum xuê nhưng toàn "hóa chất", tới trái ớt giờ cũng "ngọt" chứ không cay như thời xưa. Vậy là bà mang cuốc ra góc vườn vun vun, xới xới, tôi lại phải lật đật chạy ra giành lấy. Hơn tháng sau, hai Mẹ con đã có mảnh rau xanh nho nhỏ, đủ cho gia đình dùng thường xuyên. Mà cũng lạ, cơm nấu bằng lá cây khô ăn với canh rau tập tàn và cá kho thật mặn, thật cay rặt xưa của Mẹ lại khiến tôi rất ngon miệng, ăn khỏe. Một hôm hai mẹ con xuýt xoa với món "nước tương kho tiêu" chấm đọt rau lang luộc, chợt con gái tôi tới, nó nhìn bà Nội và Ba rồi buột miệng :" hai mẹ con tóc bạc như nhau rồi ba ơi !" !

Sau bửa đó, tôi thấy con gái mình hay cà rà theo để bà nội chỉ cách nấu ăn xưa.

Thời tiết hình như cũng dần thay đổi. Hồi xưa phải cuối tháng 7 sang tháng 8 Âm lịch mới có mưa ngâu, còn bây giờ mới cuối tháng 6 Âm Lịch, trời đã mưa rả rích suốt đêm..............
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 08-03-2013, 10:35 AM
xuanhoahcm xuanhoahcm đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 6
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nghe bác ThienThu hoài cổ mà lòng như chùng lại và bổng nhớ đã khá lâu rồi con chưa về quê với Mẹ. Lớp trẻ bọn con giờ quay cuồng với cuộc sống hối hả ở thành thị, thường xuyên cơm hộp, có lúc còn vừa ăn cơm vừa gỏ bàn phím. Đôi khi nằm suy gẫm lại, chẳng hiểu vì sao lại lao vào cuộc bon chen, mục đích là gì khi cuối tháng cộng tới cộng lui thu nhập cũng chỉ dăm, ba triệu bạc mà phải đánh đổi rất nhiều thứ. Đôi khi cảm cúm, mệt nhoài nằm co ro một mình trong phòng trọ, chỉ biết nhờ người bạn ở phòng bên chiều về mua dùm mấy liều thuốc. Thèm quay quắt tới chảy nước mắt bàn tay của mẹ âu lo rờ lên trán, nồi nước xông thơm ngát mùi lá bưởi, lá sả sau vườn và tô cháo cá nhiều tiêu, hành mẹ ép phải ăn cho hết.

Bác ThienThu đã thành đạt, thừa điều kiện sống hiện đại, nhưng Bác lại muốn trở về với mảnh rau tự trồng, với cơm nấu bằng rơm, rạ, lá cây khô.... và Bác cảm thấy vui khi được sống như vậy. Còn con và bọn trẻ như con chuyện thành đạt còn quá xa vời, giật gấu vá vai, túng thiếu mọi bề ở chốn phồn hoa đô hội, nhưng mỗi khi về quê, về đúng cái nơi mà bác ThienThu muốn trở lại, tụi con lại cố tỏ vẻ như mình đã quen với cuộc sống hiện đại. Giờ con đã hiểu lời bác ThienThu đã nói năm nào rằng có khi cái vĩ đại nhất lại là cái giản dị nhất. Có lẻ một thời gian dài, con và bọn trẻ như con đã sống trong sự tự huyễn hoặc.

Con quyết định lấy vé xe để chiều nay về với Mẹ. Cám ơn bác ThienThu, nhờ những dòng hoài cổ của bác mà con đã nhận ra cái hồn, cái thần của quê hương qua những vật thể thật giản dị như mái lá, cọng rau, lá khô ở cuối sân vườn.....
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 08-03-2013, 10:35 AM
minhkhago minhkhago đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 13
Mặc định

Nghe các bạn hoài cổ hay quá. Tôi đoan chắc ông ThienThu sống ở vùng gọi là "đất cát" vì chuyện bắt cá cạn dịp hạn bà Chằng chỉ có ở vùng "đất cát", ruộng cạn, chứ vùng "đất thịt" thì ruộng sâu, nước nhiều, nắng nóng tới đâu cũng không làm cá, cua say được.

Nhân tiện tôi cũng góp vào một sự hoài cổ, cũng thuộc vùng "đất cát" :

MÙA HỨNG THỜI

Thời là vật dụng giống như cái đụt đựng cá nhưng lớn hơn nhiều, đan bằng tre, phía trước có cái hom to để cá vào được nhưng chạy ra không được. Tháng 8 âm lịch mưa rẫy, nước ngập bờ ruộng, để chống úng, nông dân phải tháo nước từ ruộng ra sông ngòi và Thời được đặt giữa hai thửa ruộng, chắn ngang dòng chảy khi tháo nước. Hôm nào buổi sáng hay buổi trưa mà có mưa lớn, tầm 3, 4 giờ chiều trời lại tạnh, có chút nắng hửng lên mà tháo nước hứng Thời là trúng đậm. Từng đoàn cá trắng, cá cấn đỏ đuôi hay tép bò thi nhau chạy vào Thời, cứ chừng 1 giờ lại ra thăm Thời một lần, có khi trút được cả thúng cá cấn đỏ đuôi, mỗi con chỉ nhỉnh hơn cọng chân nhang, tươi nguyên, sạch bong, nhảy soi sói.

Cá hứng Thời đem chấy với lá gừng rồi cuốn bánh tráng, kèm ít bún, rau sống, chuối chát, gừng, khế chua.... dân nhậu chết lên chết xuống đã đành mà bà già, phụ nữ, con nít cũng mê mệt không kém. Ngoài ra, món cá nhỏ ấy đem kho, bên trên rưới một ít mỡ heo và lớp lá gừng non, hâm đi hâm lại vài ngày cho thật rịu hãy mang ra cặp với dưa chuột, chuối chát, khế chua, gừng mà ăn cơm thì hết nồi vẫn thấy đói.

Ông ThienThu ! "đất cát" quê ông giờ thế nào ? Chứ "đất cát" quê tôi giờ tới ruộng cũng không còn chứ nói gì cá, cua hay cá nhỏ chạy Thời. Biết khi nào chúng ta mới có thể thưởng thức món cá nhỏ chấy với lá gừng kèm chai rượu nếp gốc ?
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 08-03-2013, 10:35 AM
tranquangquoc tranquangquoc đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 14
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Các bác hoài cổ khiến em cũng chạnh lòng. Em thì chưa đến tuổi hoài cổ nên chỉ xin kể lan man chút chuyện gọi là.

Quê em nghèo khổ lắm, đừng nói mấy mươi năm trước mà ngay thời điểm này cũng thế. Điều này có bác thienthu làm chứng đấy. Chả thế mà cứ sau Tết, người quê em lại í ới gọi nhau bắt xe vào Nam. Thanh niên trai tráng thì kẻ đi đập bê tông, ép cọc nhồi, người chạy chợ rau, chợ chó, ép dẻo giấy tờ. Phụ nữ thì chợ rau, chợ ve chai. Đặc biệt có một số thanh niên quê em vào Nam hành nghề đấm bóp, giác hơi. Các bác cứ đêm đêm gặp bọn lắc xắc ngoài phố hỏi thăm sẽ biết hầu hết là trai Vĩnh Phúc.

Tầm khoản giữa tháng 2 âm lịch là quê em lại vắng vẻ bởi mọi người đã vào Nam, đồng ruộng chỉ còn ông già bà lão. Cuộc sống cứ thế dần trôi, tới khoản tháng 11 âm lịch lại bắt đầu sôi động. Thói quê vốn vậy, nghe tin thằng cu X con nhà Y vào Nam làm ăn mang về con xe tay ga gần 50 triệu là cả làng nhốn nháo bàn tán, rồi chuyện vợ chồng nhà Z vào Nam làm vựa ve chai, mang về vài trăm triệu chuẩn bị ra giêng xây nhà ống cao tầng khiến dân làng như phát cuồng. Từ đấy, các ông bố, bà mẹ có con vào Nam cứ ra vào trông ngóng, mỗi khi có chuyến xe trong Nam về tới cổng làng, lại xấp ngửa chạy ra mong có con mình cùng về. Càng gần Tết thì không khí làng em càng sôi động, gặp nhau người ta chỉ hỏi con nhà đấy đã về chưa, có kiếm được không.

Thế đấy, gần 20 năm nay rồi mà quê em vẫn còn rập khuôn một cách sinh hoạt như vậy. Đừng nói "dân đen" mà "trí thức" như em đây cũng hết bám nổi quê hương, đã phải Nam tiến từ dịp sau Tết vừa rồi.......
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:34 AM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.