Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Hình Sự
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 30-07-2012, 03:30 PM
thanhhai thanhhai đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 292
Mặc định Trong giai đoạn điều tra luật sự bảo vệ cho người bị hại có được độc lập tiếp xúc người liên quan không?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Có một em ở trường Luật hỏi mình không trả lời được: Trong giai đoạn điều tra (chưa kết thúc), luật sự bảo vệ cho người bị hại có được độc lập tiếp xúc, thu thập tài liệu từ nhân chứng, người liên quan mà không cần báo cơ quan điều tra không ?
Các bạn nghiên cứu và cho mình ý kiến nhé, cảm ơn !
Trả lời với trích dẫn



  #2  
Cũ 30-07-2012, 03:30 PM
jmcvietnam jmcvietnam đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 322
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào bạn nnt_hanoi
Theo khoản 4, điều 56 BLTTHS quy định:
"Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do."
lí do đó được quy định tại khoản 1, điều 58 BLTTHS “Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra”
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là các tội danh được quy định tại CHƯƠNG XI, từ Điều 78 đến Điều 91 Bộ Luật Hình Sự (1999), gồm: Tội phản bội Tổ quốc, Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Tội gián điệp, Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, Tội bạo loạn, Tội hoạt động phỉ, Tội khủng bố, Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, Tội phá hoại chính sách đoàn kết, Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tội phá rối an ninh, Tội chống phá trại giam, Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.
Khi luật sư được cấp Giấy chứng nhận bào chữa, theo điểm e, khoản 2, điều 58 BLTTHS, ) Luật sư có quyền "Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam". Nghĩa là Luật sư bào chữa được tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam dù chưa kết thúc việc điều tra mà không cần xin phép lại cơ quan điều tra
Trả lời với trích dẫn


Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:07 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.