Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Hình Sự
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 30-07-2012, 02:46 PM
thanhhacfurniture thanhhacfurniture đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 332
Mặc định Phạm tội cướp giật hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nguyễn Văn A rủ Phạm Văn B đi lấy điện thoại ở một tiệm điện thoại mà A đã quan sát từ trước. A nói với B, "chỉ cần B cho xe máy nổ chờ ngoài còn A vào tiệm mua điện thoại rồi lợi dụng sơ hở của chủ tiệm điện thoại giật lấy và chạy ra xe tẩu thoát". B đồng ý, sau đó B điều khiển xe mô tô đi cùng với A đến tiệm điện thoại mà A nói. Khi đến tiệm điện thoại cả hai dựng xe ngoài và cùng vào xem điện thoại, A và B bảo chủ cửa hành cho xem loại điện thoại tốt nhất, sau khi xem và hỏi giá cả xong A và B nói lát nữa quay lại mua và cả hai bỏ đi. Khoảng 10 phút sau, A và B quay lại. B đứng ngoài xe vẫn nổ máy, A vào tiệm yêu cầu chủ tiệm điện thoại đưa chiếc điện thoại N85, khi chủ tiệm đưa điện thoại ra cho A, thì A chụp lấy bỏ chạy ra đường và leo lên chiếc xe mà B đang nổ máy, cả hai cùng tẩu thoát. Hai ngày sau vụ việc được phát hiện.(chiếc điện thoại N85 trị giá 9.600.000VNĐ).
Hỏi A và B phạm tội gì? Tội Cướp giật hay lừa đảo. Mong nhận đươc ý kiến tranh luận của các chuyên gia. Thanks!
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 30-07-2012, 02:46 PM
duyenhai01 duyenhai01 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 307
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bạn phải xác định là có sự giao nhận trên cơ sở tin => trao không.
Rõ ràng trong tình huống này, việc chủ cửa hàng giao cho A xem điện thoại là trên cơ sở việc mua bán, nên không có việc tin - trao ở đây (kể cả giả sử A vờ đưa tiền cho chủ cửa hàng, rồi nhân lúc đó, giật cả tiền và điện thoại chạy). Thêm nữa, tài sản vẫn còn trong quyền kiểm soát của người bị hại, khi tội phạm xảy ra, người bị hại biết ngay là mình vừa bị giật tài sản, trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị hại không biết tài sản của mình sẽ như thế nào, chỉ biết là đưa cho tội phạm (và có khi thì trong tội này người bị hại cũng có một phần lỗi do tham lam, nhẹ dạ,...).Hành vi giật tài sản là công khai, sau đó nhanh chóng tẩu thoát. Do đó, A và B đồng phạm trong tội cướp giật tài sản. Tôi khẳng định là vậy.
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 30-07-2012, 02:46 PM
kim-ef kim-ef đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 279
Mặc định

Tội cướp giật tài sản điều 136 BLHS là công khai chiếm đoạt trái phép tài sản một cách nhanh chóng của bị hại rồi nhanh chóng tẩu thoát. Hành vi của người phạm tội là công khai nhanh chóng với bị hại.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản điều 139 BLHS là hành vi dùng lời nói, thủ đoạn, hành động để chủ sở hữu tài sản tin đó là sự thật mà tự nguyện giao tài sản cho đối tượng. Hành vi người phạm tội công khai với chủ tài sản. Người bị hại tự nguyện giao tài sản (chuyển quyền sở hữu tài sản) cho người phạm tội.
Qua tình huống bạn đưa ra tôi xin trao đổi ở giai đoạn “giao tài sản”. Trường hợp này A và B cùng rủ nhau vào tiệm bán điện thoại dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản. Lần đầu A và B vào xem sau đó quay trở ra. Lần sau, B đứng ngoài nổ máy xe chờ sẵn để A vào xem điện thoại. Chủ cửa hàng thấy A vào xem điện thoại nên “giao” điện thoại cho A để A xem. Việc chủ cửa hàng “giao” điện thoại ở đây là giao trong quan hệ mua bán (người bán phải đưa tài sản cho khách hàng cần mua để họ xem). Tức là điện thoại N85 trên vẫn là tài sản của chủ cửa hàng do A chưa thanh toán tiền mua chiếc điện thoại trên. Việc A vào xem muốn mua điện thoại thì chủ cửa hàng có trách nhiệm giao điện thoại cho A xem. Việc giao này khác với tự nguyện giao tài sản chấm dứt quyền sở hữu (tức là giao tài sản chuyển quyền sở hữu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Bên cạnh đó A cũng không đưa ra lời nói, cử chỉ hành động nào mà chủ cửa hàng tin tưởng “giao hẳn” tài sản cho A. Khi có điện thoại trên tay A đã giật lấy và chạy ra ngoài đường lên xe B đang đợi sẵn tẩu thoát. Như vậy, hành vi của A và B trên đã cấu thành tội phạm cướp giật tài sản. Còn những lần vào xem điện thoại trước đây của A và B được xem là thủ đoạn của hành vi cướp giật tài sản
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 30-07-2012, 02:46 PM
thanhhungjsc thanhhungjsc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 281
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

người chủ tiệm điện thoại tưởng B mua điện thoại thật, bởi vì trước dó A và B đã xem điện thoại và hứa quay lại mua, nên chủ tiệm mới đưa chiếc điện thoại N85 cho B, sau khi chiếm đoạt được chiếc điện thoại di động B lên xe cùng với A tẩu thoát. Liệu đó có dấu hiệu của tội Lừa đảo không vậy ban Thaikhang?
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 30-07-2012, 02:46 PM
cpthienhoa cpthienhoa đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 320
Mặc định

Không có lừa đảo đâu bạn ơi!
Việc cho khách hàng xem hàng là công việc của người bán hàng, chứ người chủ đó cũng đâu có tự nhiên đưa cho A điện thoại, quyền quản lí tài sản vẫn thuộc về chủ cửa hàng mà. Ở đây không hẳn là tin đâu, mà chỉ là nghĩ có thể A sẽ quay lại để lấy hàng thôi, người bị hại đâu có tin mà đưa điện thoại cho A. )
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 30-07-2012, 02:46 PM
cpthienhoa cpthienhoa đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 320
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

cho mình có ý kiến nha, đúng là cướp giật rồi, vì dù là giao điện thoại nhưng chiếc điện thoại đó vẫn trong tầm kiểm soát và quản lý của chủ tiệm điện thoại.
Nhưng mình xin mượn chủ đề này để trình bày 1 vấn đề nữa " sâu " hơn 1 tý, đó là với 1 số tình huống tương tự lại có ý kiến cho rằng có dấu hiệu " công nhiên chiếm đoạt tài sản " vì...xét thấy người chủ đứng phía sau quầy điện thoại >>>quầy điện thoại trở thành trở ngại khách quan....đây là 1 quan điểm sai lầm...
Trả lời với trích dẫn



  #7  
Cũ 30-07-2012, 02:46 PM
hungbaoco hungbaoco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 296
Mặc định

Không đâu bạn thumovit ơi!
Bạn xem lại hành vi khách quan của tội công nhiên xem.
Thứ nhất, người phạm tội không dùng và cũng không cần dùng bất kỳ thủ đoạn nào để thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ hai, trong trường hợp là "công nhiên" đó, người bị hại phải thực sự gặp vướng mắc đến mức không thể tự mình bảo vệ được tài sản. Trong khi đó, với vụ án này, chủ cửa hàng có thể chạy ra và ngăn cản, cũng như thực hiện các biện pháp khác, đâu có vướng mắc gì đến mức chủ cửa hàng không thể bảo vệ được tài sản đâu. )
Trả lời với trích dẫn



  #8  
Cũ 30-07-2012, 02:46 PM
cuahangso5 cuahangso5 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 269
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Việc A và B hứa quay lại xem điện thoại thì đó xem là thủ đoạn của A và B đề nhằm thực hiện hành vi cướp giật cuối cùng. Không chỉ A và B có mục đích phạm tội ngay từ đầu mà ngay cả những người khách khác khi cần mua điện thoại thì có thể yêu cầu chủ cửa hàng cho xem điện thoại. Việc xem điện thoại là không giới hạn do đó là quan hệ mua bán.
Tội lừa đảo CĐTS là hành vi dùng lời nói, cử chỉ, hành động để cho người chủ tài sản tin là sự thật mà giao tài sản. Người phạm tội có ý thức công khai với chủ tài sản. Tức là khi dùng lời nói,... để chủ tài sản giao tài sản thì người phạm tội không có ý thức nhanh chóng tẩu thoát ngay mà có một khoảng thời gian sau đó (đó là căn cứ đề phân biệt với tội cướp giật). Bên cạnh đó người chủ giao tài sản công khai đàng hoàng, tức là chuyển quyền sở hữu tài sản cho người phạm tội mà không có phản ứng gì. Trong trường hợp trên, chủ tài sản giao cho A xem điện thoại để A xem và xem A có mua hay không chứ không phải "giao hẳn" cho A. Chủ tài sản vẫn có quyền với tài sản trong tiệm của mình và nằm trong tầm quản lý của mình.
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là lợi dụng vướng mắc của chủ tài sản mà công khai ngang nhiên chiếm đoạt tài sản đó một cách trái phép. A thấy chủ tài sản trong quầy kiếng nên giật lấy điện thoại mà chạy. Hành vi này không phải là vướng mắc đối với chủ tài sản khi không thể bảo vệ được tài sản. Vì thực tế khi bị A giật đt, chủ tài sản đã đuổi theo. A lấy được đt do ở phía bên ngoài và khi lấy được đt thì nhanh chóng lên xe của B đang nổ máy sẵn chạy thoát. A lấy được đt là do B sử dụng xe máy có tốc độ chạy nhanh thoát tầm đuổi bắt của chủ tài sản. Đây là hành vi cấu thành tội cướp giật.
Trả lời với trích dẫn



  #9  
Cũ 30-07-2012, 02:46 PM
manhhatuna manhhatuna đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 296
Mặc định

Đúng vậy, mình cũng nói vậy ngay từ đầu mà, công nhiên thì nạn nhân phải thực sự gặp vướng mắc đến mức không thể bảo vệ được tài sản. Còn lừa đảo thì đâu có chuyện khách đến mua hàng rồi chủ hàng tin đưa hàng cho luôn đâu, giả sử như người thân quen, hẹn quay lại lấy trong trường hợp này thì vẫn là cướp giật thôi, đằng này lại chả quen biết gì, chỉ có như thân quen lừa để đưa hàng cho hắn rồi chiếm luôn thì mới xem xét ở tội lừa đảo theo điều 139 thôi. :41:
Trả lời với trích dẫn



  #10  
Cũ 30-07-2012, 02:46 PM
hoangnghia71 hoangnghia71 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 311
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

A và B đồng phạm về tội cướp giật tài sản.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:42 AM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.