Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Bảo Hiểm
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 30-07-2012, 11:04 AM
thanhbvp thanhbvp đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 319
Mặc định ai biết vấn đề này xin giải đáp giúp em " trách nhiệm của tài xế , chủ xe khi xảy ra tai nạn giao thông "

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Anh/chị cho e hỏi : Ba em là tài xế cho 1 công ty vận tải chi nhánh tại Đà Nẵng (công ty này cũng rất lớn mạnh về lĩnh vực vận tải ) ., chuyên chạy tuyến liên tỉnh . ba em đã ký hợp đồng lao động và góp cổ phần với công ty từ năm 2009 .Đầu năm 2011 ba em được phân cho chạy tuyến Đà Nẵng - Buôn Mê Thuột . Vào ngày 5/7/2011 ba em đã gây ra tai nạn giao thông tại tỉnh Gia Lai .Công an tỉnh Gia Lai đã thu giữ GPLX của ba em cùng phương tiện gây tai nạn . Sau khi lập biên bản hiện trường tai nạn bên phía CQCA tỉnh Gia lai không cho biết lỗi thuộc về bên nào . Do lúc đó ba em phải đưa nạn nhân đi cấp cứu nên tài xế còn lại đã đứng ra ký xác nhận vào biên bản (nhưng không đọc kỹ ). Khoảng vài ngày sau bên Công ty của ba em có cử đại diện lên CQCA tỉnh Gia Lai để bảo lãnh xe về , nhưng GPLX của ba em vẫn bị giữ lại . Bên CQCA Gia Lai bảo khi nào bên gia đình nạn nhân viết giấy bãi nại thì ba em mới được nhận lại GPLX .

Từ ngày gây tai nạn đến nay đã gần 3 tháng , vì không có GPLX nên ba em bị thất nghiệp phải ở nhà , ngoài lương cơ bản phải trả cho ba em ra , bên phía Công ty chưa 1 lần tỏ thái độ quan tâm , chia sẻ trách nhiệm đối với ba em cũng như gia đình nạn nhân .Thời gian đầu Ba em có lên văn phòng công ty chi nhánh tại Đà Nẵng để hỏi nhưng họ trả lời : " Để khi nào có giấy xuất viện rồi đưa lên cho bảo hiểm chi trả " . Tứ đó đến nay phía công ty cũng không hề liên lạc với ba em để xem tiến trình vụ việc đến đâu , cũng như hỏi thăm bên gia đình nạn nhân thế nào .
Nạn nhân bị gãy xương đùi và 2 xương cổ tay . Trong lúc gây ra tai nạn ba em đã có trách nhiệm đưa nạn nhân đi cấp cứu , có đưa cho gia đình nạn nhân 1 số tiền để chi trả viện phí . Ba em đã ở bên cạnh gia đình nạn nhân suốt trong những ngày đầu vào viện . Tính từ thời điểm gây tai nạn đến nay gia đình em đã dưa cho gia đình nạn nhân gần 20 triệu đồng chưa kể chi phí đi lại ,thăm nom (vì gia đình em ở Đà Nẵng) , ngoài ra ba em còn thường xuyên lên thăm nuôi nạn nhân . Hiện nay nạn nhân đã hồi phục và đã xuất viện về nhà tuy nhiên chân nạn nhân đã được phẫu thuật mổ ghép xương và bó bột nên vẫn còn 1 lần phẫu thuật nữa để tháo ốc vít trong chân ra .
Ngày 1/10/2011 sau khi biết nạn nhân đã xuất viện về nhà ba em đã lên Gia Lai thăm hỏi gia đình nạn nhân và thương lượng đề nghị gia đình nạn viết giấy bãi nại cũng như đưa giấy xuất viện để ba em về làm việc với Công ty bảo hiểm . Tuy nhiên phía gia đình nạn nhân không chịu tại vì vẫn còn 1 lần phẫu thuật để lấy ốc vít ra khỏi chân nữa . Bên nạn nhân yêu cầu gia đình em phải chịu 1 phần chi phí đó nếu muốn đưa biên lai xuất viện cũng như viết giấy bãi nại .
Vậy trong việc này bên công ty có trách nhiệm gì đối với ba em và gia đình nạn nhân không? những trách nhiệm đó là gì? quyền lợi và nghĩa vụ của ba em trong chuyện này ? Về phía tiền viện phícủa nạn nhân bên công ty bảo hiểm chỉ chi trả theo 1 tỷ lệ phần trăm theo quy định ,vậy số tiền còn lại bên nào sẽ trách nhiệm chi trả ?
Trả lời với trích dẫn



  #2  
Cũ 30-07-2012, 11:04 AM
thanhhai thanhhai đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 292
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
Điều 622. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp này thì công ty phải bồi thường số tiền còn lại cho gia đình nạn nhân, dù ba bạn có lỗi hay không có lỗi trong vụ tai nạn này. nếu ba bạn có lỗi thì phải trả lại số tiền đó cho công ty, còn nếu không có lỗi thì không phải trả
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:32 AM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.