#1
|
|||
|
|||
lại bài tap pháp luật......cố lên...giúp em
Năm 1973 Ô Sáu kết hôn với Bà Lâm và có 2 người con là Hoa( sinh năm 1975) và Hậu ( sinh năm 1977) đồng thời ông cũng tạo lập ưược một ngôi nhà thuộc sỡ hữu chung hợp nhất giá trị 180 triệu. Năm 1982, vì muốn có con trai nối dõi và có sự đồng ý của bà Lâm, Ô Sáu sống như vợ chồng với Bà Son và có 2 con trai là Tấn ( sinh năm 1983) và Thanh ( sinh 1985) và cùng sống tại nhà ba Son. Năm 1991, Bà Lâm bị bệnh năng nên lập di chúc cho Hoa 2/3 di sản và 2 năm sau thì bà Lâm chết. Năm 1997, Hoa kết hôn với Khôi và có một người con là Bôn. Cùng năm đó Ô Sau và bà Son tiến hành đăng ký kết hôn tại UBND phường. Năm 1998, Hoa bị tai nạn xe máy chết đột ngột nên không dể lại di chúc. Ô Sáu lập di chúc cho Bôn là 2/3 di sản của ông. Năm 2000, Ô Sáu chết và bà Son lo chi phí mai tán hết 5 triệu, bằng tài sản riêng của bà. Tháng 1/2001 các con của Ô Sáu khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế của ông. Qua điều tra, Tòa án xác định được: - Tài sản chung hợp nhất của Ô Sáu và bà Son là 80 triệu. - Tài sản của ô Sáu có trước khi kết hôn kô nhập vào tài sản chung với bà Son. Yêu cầu: Hãy chia thừa kế trong trương hợp trên |
#2
|
|||
|
|||
ông du và bà miên là vợ chồng nhiều năm nay họ có 3 người con là hiếu đã trưởng thành đi làm và 2 người con song sinh là thảo ,chi sinh năm 1995.. Do có mối bất hòa nên ông du và bà miên đã sống li thân nhiều năm nay .hiếu về ở với mẹ và thảo ,chi sống với bố .hiếu là một đứa con ngỗ ngược dù đã đi làm nhưng nhiếu là vẫn có hành vi chửi mắng đánh mẹ đòi tiền đi chơi .hiếu đã bị pháp luật kết án về hành vi này . năm 2007 bà miên bị tai nạn lao động chết ,trước khi chết bà có di chúc để lại 1/2 tài sản của mình cho bà trâm là em gái mình .biết phần tài sản chung của ông du và bà miên được xác định là 720 triệu đồng Hãy chia tài sản thừa kế trong trường hợp này . |
#3
|
|||
|
|||
Chào bạn!
Mình xin trả lời bạn như sau: -Xác định di sản của bà Miên để lại: 720: 2 = 360.000.000đ. Như thế, em bà Miên là bà Trâm sẽ đuợc huởng 360.000.000đ : 2 = 180.000.000đ Di sản là 180.000.000đ còn lại là phần di sản không được định đoạt trong nội dung di chúc sẽ đuợc chia theo pháp luật cho 3 nguời: Thảo, Chi và Ông Du. Do Hiếu không đuợc huởng di sản theo khoản 1 điều 643 BLDS: Người không được quyền hưởng di sản 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; Do đó, Thảo = Chi = ông Du = 180.000.000đ: 3 = 60.000.000đ |
#4
|
|||
|
|||
Mình có quan điểm về tình huống của bạn nhưng mình chỉ nêu quan điểm thôi, còn điều luật viện dẫn bạn tự tìm hiểu nhé! Trước hết ta xác định những người được thừa kế trong tình huống này: - Bà trâm là người thừa kế theo di chúc. - ông Du, Thảo, Chi là người thừa kế theo pháp luật, cùng hàng thừa kế nên mỗi suất thừa kế là ngang bằng nhau. Hiếu mặc dù là con nhưng có hành vi ngược đãi bà Miên và đã bị kết an về hành vi này nên không được quyền hưởng di sản thừa kế mà bà Miên để lại. Di sản bà Miên để lại là: 720 triệu : 2 = 360 triệu. Theo di chúc bà Trâm được hưởng 1/2 di sản mà bà Miên để lại là: 360 triệu : 2 = 180 triệu. Phần còn lại: 360 triệu - 180 triệu = 180 triệu không được định đoạt trong di chúc nên sẽ được chia theo pháp luật. Du, Thảo và Chi là những người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật phần di sản bà Miên để lại chưa được định đoạt trong di chúc và mỗi suất thừa kế là ngang bằng nhau là: 180 triệu : 3 = 60 triệu. Nhưng Thảo và Chi sinh năm 1995, năm 2007 bà Miên chết lúc này Thảo và Chi vẫn chưa thành niên. Do bà Miên chết có để lại di chúc, mà theo quy định tại Điều 669 những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là ông Du chồng bà Miên và con chưa thành niên là Thảo và Chi. Họ sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 của một suất thừa kế chia theo pháp luật trong trường hợp họ chỉ được hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất thừa kế chia theo pháp luật. Một suất thừa kế nếu chia theo pháp luật sẽ là: Du = Thảo = Chi = 360 : 3 = 120 triệu. 2/3 của một suất thừa kế chia theo pháp luật là: 80 triệu. Vậy ông Du,Thảo và Chi mặc dù không được bà Miên di chúc để lại di sản thừa kế nhưng họ thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên họ sẽ được hưởng số di sản thừa kế là : Du= Thảo = Chi = 80 triệu. Do ông Du, Thảo và Chi mỗi người được hưởng 80 triệu nên phần di sản được thừa kế theo di chúc của bà Trâm chỉ còn lại là: 120 triệu Kết luận: Phần di sản thừa kế mà mỗi người được hưởng sau khi chia là: - Du = Thảo = Chi = 80 triệu. - Trâm: 120 triệu |
#5
|
|||
|
|||
ông A có mẹ là C có vợ là B va hai chị là E và D. Năm 2000 ông A chết .Đến năm 2005 thi mẹ ông A là C mất.Bạn giúp mình phân chia tài sản theo luật (biết rằng vợ chồng ông A có tài sản chung là 1 tỉ)
|
#6
|
|||
|
|||
Năm 2000: A chết. Di sản là phần tài sản của ông chung phần với vợ là 1 tỷ/2=500tr. Di sản được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bà C (mẹ A), bà B (vợ A). B, c hưởng như nhau: B=C=500/2=250tr. Năm 2005: bà C chết. Do dữ kiện bạn nêu ra không nói thêm bà C có tài sản nào khác nên ở đây xác định di sản bà C để lại chỉ là phần tài sản bà hưởng thừa kế từ ông A năm 2000, tức di sản của bà C là 250tr. Di sản được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là hai cô con gái D và E. hai người này hưởng như nhau: D=E=250tr/2=125tr. |
#7
|
|||
|
|||
Tôi hiện đang ở trong nhôi nhà của tổ tiên để lại nhưng không có di chúc.Gia tộc đã đông ý cho tôi với chư kí của tất cả mọi người,nhưng không có sự chứng thực của chính quyền.Tôi ở đó hơn 20 năm ,có tên trong sổ địa chính xã,đã dóng thuế trong suốt thời gian đó,nhưng đến năm ngoái cac chu tôi về đòi chia di sản vi biêt cac giây tờ lúc trước không có giá trị pháo lí vì không có chưng thực,như vậy trương hơp của tôi nên giải quyêt thế nào.Và nếu tôi thua kiện thì tôi có quyền đòi phần thù lao trong mấy mươi năm qua hay không?và nếu được thì việc đó sẽ tiến hành như thế nào??
Tôi cũng muốn biết:tài sán đó dùng để thờ cung tổ tiên trong suốt thời gian đó thi có được coi là tài sản không thể phân chia hay không?vì không có di chúc nên cũng không rõ ý nguyện của ông bà tôi là để thờ cúng hay không,việc thờ cúng là do họ tộc tự quyêt định,như vậy tài sàn đó có được coi là tài sản chung không?? rất mong được sự chỉ bảo của quý huynh đệ!!!! |
#8
|
|||
|
|||
Xin cho biết về trường hợp sau: gia đình T gồm 9 người (cha mẹ và 7 anh em), trước khi mất cha T ra phường chứng nhận để lại căn nhà cho T (T là con trưởng trong gia đình), giấy chứng nhận tại phường T chỉ giử lại bản photo để cho cha giử bản chính. Sau khi người cha mất, toàn bộ giấy tờ vật dụng đều đem thiêu hủy. Các em của T đều có gia đình và sống riêng, chỉ còn một người là sống trong căn nhà. Tôi có một số câu hỏi sau: 1. Sau khi người cha mất người em cua T cùng chia căn nhà ra thành 8 phần, mỗi người một phần. Như vậy là đúng hay sai?. 2. T chịu chia như vậy, nhưng không lấy phần mình, vậy phần đó có tiếp tục chia 7 phần nửa cho mỗi người hay không? Nếu T để phần đó cho con mình có được hay không? 3. Nếu như T không chịu chia như trên thì T có thể sở hửu căn nhà hay ko? và nếu sở hửu thì trách nhiệm của T sẻ như thế nào đối với những người còn ở trong căn nhà đó? 4. Người mẹ lúc này đóng vai trò như thế nào trong căn nhà, chủ sở hửu hay người được chia phần? Xin các anh chỉ dẫn dùm! chân thành cảm ơn!!!!!!!!![-( |
#9
|
|||
|
|||
Theo tôi mấu chốt vấn đề là ở chỗ "Cha T ra phường chúng nhận để lại căn nhà cho T", chúng ta phải xem xét đây là quan hệ pháp lí gì, đó có phải là việc tặng cho hay không hay chỉ đơn thuần là chỉ để cho T quản lí, còn cha T vẫn là chủ sở hữu căn nhà. Nếu cha T chỉ để cho T quản lí mà không "cho" T, tức không chuyển quyền sở hữu cho T thì khi cha T chết, T trở thành người quản lí di sản đồng thời căn nhà được chia thừa kế theo pháp luật. Nếu "cha T ra phường chứng nhận để lại căn nhà cho T" là chứng nhận hợp đồng tặng cho và trên thực tế quyền sở hữu căn nhà đã được chuyển giao cho T (tức đã sang tên chủ sở hữu) thì căn nhà đã thuộc về T từ thời điểm đó, khi cha T chết đi thì chỉ chia thừa kế từ những di sản khác (không có căn nhà).(Tuy nhiên, trong trường hợp này lại cần phải xem xét căn nhà là tài sản riêng của cha T hay là sở hữu chung của cha mẹ T, nếu là sở hữu chung thì cần phải xét đến ý kiến của mẹ T) Dưới dây là trả lời cho trường hợp 1, "việc chứng nhận để lại căn nhà cho T" chưa phải là tặng cho hay chuyển quyền sở hữu (Lưu ý: giấy tơ vật dụng đêm thiêu hủy không làm chấm dứt về mặt pháp lí giao dịch giữa T và cha T, có chứng nhận tại phường):
1. cũng giống như ở trên, cần đặt vấn đề căn nhà là sở hữu riêng hay chung. Từ đó mới kết luận được. Nếu căn nhà là sở hữu riêng của cha T thì chia căn nhà ra 8 phần mỗi người thừa kế một phần là đúng. Nếu căn nhà là sở hữu chung của cha mẹ T thì di sản để lại chỉ là 1/2 căn nhà (1/2 còn lại thuộc quyền sở hữu của mẹ T), 1/2 đó sẽ được chia ra 8 phần, mỗi người một phần, tức 1/16 căn nhà. Lúc này, nhận định đưa ra là sai. 2. Việc T chịu hay không chịu phân chia giá trị căn nhà ra 8 phần thì cũng phải căn cứ vào lập luận ở trên, T đã được cha T chuyển quyền sở hữu hay chưa thì mới có quyền định đoạt. Nếu T đã là chủ sở hữu thì đây không còn là thừa kế nữa mà là T chia căn nhà của mình ra để cho người khác! Trường hợp trả lời ở đây là T không phải là chủ sở hữu căn nhà, việc chia 1/8 hay 1/16 như câu 1 không phụ thuộc vào ý chí của T. Đối với việc T không nhận phần mình, nếu việc không nhận đó, T có lập thành văn bản "Từ chối nhận di sản" theo đúng quy định của pháp luật thì T không có quyền để phần đó cho con mình nữa. Trường hợp T nói không nhận ma để cho con, T không lâp thành văn bản từ chối nhận di sản hay việc từ chối không đúng quy định của pháp luật thì con T vẫn được nhận một phần, lưu ý là phần nhận của con T chỉ thông quan quan hệ (hợp đồng) tặng cho giữa cha con T (tức là T nhận thừa kế rồi cho con mình) chứ không phải là con T thay T hưởng thừa kế từ cha T (tức không phải là thừa kế thế vị) 3. Như lập luận dã nói trên, việc chia hay không chia phụ thuộc vào việc ai là chủ sở hữu căn nhà. Căn nhà là sở hữu riêng của cha T? Hay là sở hữu chung của cha mẹ T? Cha T đã chuyên quyền sở hữu cho T hay chưa? (nếu là sở hữu chung của cha mẹ T thì việc cha T cho T căn nhà đã có sự đồng ý của mẹ T chưa?). Nếu T đã được xác lập quyền sở hữu và T không chịu chia căn nhà thì T không chịu trách nhiệm gì đối với nững người còn lại vì khi đó căn nhà không còn là di sản nữa. 4. Về tư cách pháp lí của mẹ T, trước hết cũng phải căn cứ vào việc xác định căn nhà là sở hữu riêng của cha T hay sở hữu chung của cha mẹ T như đã nói ở trên. Nếu căn nhà là sở hữu chung, mẹ T vừa là chủ sở hữu vừa là người được chia phần (được chia 1/16). Nếu căn nhà là sở hữu riêng thì mẹ T là người được chia phần (người thừa kế), được chia 1/8. |
#10
|
|||
|
|||
Cảm ơn bạn nhiều! |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:34 PM |