|
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
#1
|
|||
|
|||
Cho mình hỏi trường hợp nào tài sản là bất động sản không phải đăng kí quyền sở hữu
Cho mình hỏi trường hợp nào tài sản là bất động sản không phải đăng kí quyền sở hữu để hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ khi chuyển giao tài sản.Mọi người cho mình biết ý kiến với. Cảm ơn |
#2
|
|||
|
|||
Không có trường hợp nào cả bạn ạ. Điều 146 NĐ 181/2004/NĐ-CP đã quy định: 4. Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất được xác định theo thứ tự đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. |
#3
|
|||
|
|||
Tôi xin có ý kiến như thế này để bạn tham khảo: Theo điều 174 BLDS 2005 quy định:
1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật thì đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai phải đăng ký quyền sở hữu rùi. Nhưng pháp luật lại không quy định những tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng, với đất đai phải đăng ký quyền sở hữu. Ví du: trên mảnh đất tui có trồng một loạt cây lộc vừng cổ thụ chẳng hạn(mà lộc vừng tại thời điểm nhất định thì có giá trị lớn). Rõ ràng nhà nước chẳng bao giờ bắt đem lộc vừng đi đăng ký sở hữu cả. Trong trường hợp tôi chuyển nhượng mảnh đất và cả những cây lộc vừng trên đó cho người khác thì chỉ phải đăng ký chuyển nhượng đất thôi. |
#4
|
|||
|
|||
1. Các loại tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu gồm: nhà ở, công trình xây dựng, cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng (trừ các trường hợp nêu ở dưới đây). 2. Các loại tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu gồm: a) Nhà ở, công trình xây dựng làm bằng các vật liệu tạm thời (tranh, tre, nứa, lá, đất) và các công trình phụ trợ ngoài phạm vi công trình chính như nhà để xe, nhà bếp, nhà vệ sinh, giếng nước, bể nước, sân, tường rào, cột điện, hệ thống cấp, thoát nước sinh hoạt, đường nội bộ và các công trình phụ trợ khác. b) Tài sản gắn liền với đất đã có quyết định hoặc thông báo giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. c) Nhà ở, công trình xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng hoặc thời điểm công bố quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng mà không phù hợp với quy hoạch tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, đê điều, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng; d) Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai; e) Tài sản thuộc sở hữu nhà nước; g) Tài sản gắn liền với đất đang có tranh chấp, khiếu nại. Hầu hết các tài sản trên đều không được tặng cho hay chuyển nhượng, bạn hãy xem xét kĩ. :16: |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:28 AM |