#1
|
|||
|
|||
Thế nào là sử dụng đất ổn định lâu dài
chào các bạn, Ba mẹ mình có 5 người con, vào năm 1975 ba mẹ mình chuyển lên sài gòn sinh sống và để lại đất dưới quê cho một người anh làm ruộng và giữ đất dùm ông bà. Vào năm 2009, mẹ tôi đã mất và nay 2011 ba tôi làm di chúc cho người anh đang ở dưới quê như sau: * miếng ruộng có diện tích một mẫu: ba tôi cho anh tôi một nữa. * Và một căn nhà ở dưới quê: ba tôi chưa cho anh tôi. Vậy các câu hỏi của tôi là vậy: 1) Phần miếng ruộng thì ba tôi cho anh tôi 50%, còn 50% thì phân chia như thế nào là hợp pháp??? 2) Tôi nghe nói là nếu một người sinh sống tại đó hơn 35 năm thì người đó có quyền hợp pháp và được nhà nước công nhận là chủ quyền miếng đất đó, chuyện này có thật hay không?và sự thật như thế nào? 3) Nếu dựa vào di chúc của ba tôi như trên, thì quyền được phân chia hợp pháp là như thế nào? Kính mong các anh chị chia sẽ kinh nghiệm cho mình với... Thành thật cám ơn nhiều... |
#2
|
|||
|
|||
Trả lời: Mảnh đất trên là tài sản chung của cha mẹ bạn, do vậy, khi mẹ bạn chết, thì tài sản trên chia làm 2 phần Ba = Mẹ = 1/2; phần 1/2 của người mẹ chia cho 6 người 5 anh em và Ba bạn cụ thể mỗi người = 1/12 trong tổng khối tài sản trên, như vậy, ba bạn có khối tài sản là 1/2 + 1/12 = 7/12 trong tổng khối tài sản. Do vậy, Ba bạn di chúc cho người anh 1/2 trong tổng khối tài sản là hoàn toàn hợp pháp. - Không có chuyện một người sống 35 năm tại một nơi nào đó, thì nơi đó trở thành thành của họ.Ban nghe thôi có thấy phi lý không ?. Chào bạn. |
#3
|
|||
|
|||
Khoản 1 Điều 247 BLDS có quy định về vấn đề xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, theo đó thì người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (trừ trường hợp tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước)
Vậy theo quy định của Điều 247 thì 30 năm thì chủ thể xác lập được quyền sở hữu. Còn theo bạn thì 35 năm không được, liệu có mâu thuẫn gì không? |
#4
|
|||
|
|||
Trả lời : Bạn nói là hoàn toàn đúng, tui cũng biết Bộ luật dân sự có quy định, điều này. Tuy nhiên bạn không đọc kỹ câu viết của tui, bạn đọc lại đi coi có mâu thuẩn gì hay không " làm sao mà 30 năm mới được công nhận". Chứ đâu phải ai ở 30 năm là được công nhận. Chào bạn |
#5
|
|||
|
|||
Điều bạn nói nó bao hàm rộng, bao gồm cả trường hợp trong Điều 247 nên dễ gây nhầm lẫn:
- Thứ nhất nếu theo quy định của Điều 247 thì người muốn trờ thành chủ sở hữu thì phải đáp ứng được hai điều kiện đó là: chiếm hữu không có căn cứ pháp luật; ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 30 mươi năm. - Thứ hai, nếu chỉ là ngừoi ở, không có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 247 thì sẽ không được công nhận. Theo tôi thì vấn đề mà chủ topic nêu ra cần dẫn ra cả 2 trường hợp để chủ topic biết chứ lúc đầu tôi nói 1 ý còn bạn nói 1 ý! Chào bạn! |
#6
|
|||
|
|||
Chào bạn! Di chúc ba bạn để lại cho anh bạn ời dưới quê là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật và anh bạn là người thừa kế hợp pháp, không bàn tới phần này nữa nha. Phần diện tích còn lại và một căn nhà dưới quê cha bạn không để di chúc lai cho ai. - Về căn nhà các thành viên trong gia đình có thể tự thống nhất, bàn bạn lại với nhau là có thể để căn nhà đó là từ đường để thờ cùng ông bà tổ tiên, cha me và giao cho một thành viên trong gia đình ở, thờ cúng tới ngày cúng dỗ các anh em về quay quần bên mâm cơm như vậy còn gì bằng nữa chứ. hehe) - không có chuyện ở trên mảnh đất đó 35 năm được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đo. mặc dù đã ở hơn 35 năm nhưng đất đó là đất của ba mẹ bạn, quyền sử dụng là của ba mẹ bạn chưa đề di chúc lại thi không có cơ quan nhà nước nào thừa nhận cho anh bạn. Như vậy, diện tích đất này lại phải thửa kế theo pháp luật (nếu như các thành viên trong gia đình không thoả thuận được) tức thừa kế theo hàng thừ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. chúc bạn yên tâm ngủ ngon nha, yên tâm đi chắc chắn có phần của bạn mà hii) |
#7
|
|||
|
|||
chào các bạn,
xin thành thật cám ơn tất cả mọi người đã dành chút thời gian để tư vấn dùm. ok, 1) câu hỏi số 1 mình hoàn toàn thông suốt. Không có gì thắc mắc. 2) Với câu hỏi số 2, mình muốn hỏi thêm như sau: * Sau khi mẹ mất không di chúc, căn nhà đó sẽ được pháp luật chia như thế nào? Có phải vẫn giống như cách chia của bạn Tràn Ngọc Diệp không? * Nếu ba tôi đi làm giấy chuyển chủ quyền 100% cho anh tôi ở dưới quê thì có được cho là hợp pháp hay kông???(xin trả lời chi tiết dùm, tại sao hợp pháp hay tại sao không).. |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:33 AM |