Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Đất Đai
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 25-07-2012, 03:03 PM
tandaiphat tandaiphat đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 297
Mặc định Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, đất

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Ba mẹ tôi có đặt cọc cho bà Nguyễn Thị Hoa là 20 triệu đồng để mua 4 công vườn nhưng khi hỏi kỹ lại thì miếng đất mà ba mẹ tôi dự định mua là không có đường đi vào mà phải đi nhờ đường đi của chủ vườn khác, hiện tại thì chủ vườn này hứa là cho đi nhờ để vào miếng vườn mà ba mẹ tôi dự định mua nhưng anh em tôi không đồng ý vì khi vui thì họ cho đi còn khi buồn thì họ không cho đi thì sao? còn bảo người chủ vườn làm giấy cam kết là sẽ cho đi nhờ mãi mãi thì họ không chịu, anh chị em tôi lo sợ khi mua rồi thì sao này đời con cháu nếu họ không cho đi thì làm sao? cho nên anh em tôi cản không cho ba mẹ mua. Khi ba mẹ trình bày vấn đề này với bà Hoa thì bà bảo " ai cũng biết miếng vườn này là anh chị mua nếu anh chị không mua thì tôi còn bán cho ai". Bà Hoa còn nói " nếu anh chị không mua thì coi như mất 20 triệu tiền cọc" tôi thấy bà Hoa quá ngang ngược. Trong khi đó giữa ba mẹ tôi và bà Hoa chỉ làm giấy biên nhận lnhận tiền cọc. Biên nhận có nội dung như sao" Biên nhận nhận tiền đặt cọc mua bán đất; Tôi tên là Nguyễn Thị Hoa CMND.............................. địa chỉ................................ có nhận của ông....................... số tiền đặt cộc là 20 triêu đồng; người nhận ký tên". và biên nhận này chỉ có bà Hoa và ba mẹ tôi lập. Mong ban biên tập giúp đỡ hướng dẫn cho tôi tôi phải làm như thế nào mới có thể lấy lại tiền cọc. Anh em tôi phải nói với bà Hoa như thế nào để có thể lấy được tiền cọc. Nếu bà Hoa không trả thì nhở pháp luật được không?. Mong ban biên tập trả lời sớm dùm tôi rất cám ơn
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 25-07-2012, 03:03 PM
spn spn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 298
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chao bạn. Theo mình được biết theo quy định của Luật Dân sự có quy định: Khi hai ben tham gia giao kết các giao dịch phải hoàn toán tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc, nếu giao dịch mà các bên tham gia giao kết bị lừa dối, ép buộc thì giao dịch đó sẽ vô hiệu.
Trong trường hợp này việc giao kết họp đồng đặt cọc giữa bố mẹ bạn và bà Hoa là tự nguyện do mình nghĩ giữa bố me bạn và bà Hoa sẽ thỏa thuận với nhau một cách hợp lý nhất.
Chào bạn
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 25-07-2012, 03:03 PM
hobacco hobacco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 310
Mặc định

Chào,

Biên nhận có nội dung như sao" Biên nhận nhận tiền đặt cọc mua bán đất; Tôi tên là Nguyễn Thị Hoa CMND.............................. địa chỉ................................ có nhận của ông....................... số tiền đặt cộc là 20 triêu đồng; người nhận ký tên".


- Cần phải phân biệt được giữa đặt cọc và tiền trả trước, 2 vấn đề này hoàn toàn là khác nhau:
+ Đối với việc trả tiền trước, cái này đơn giản chỉ với ý nghĩa trả 1 phần tiền trong tổng số tiền đã được 2 bên chấp thuận.
+ Còn đạt cọc, theo Điều 358 BLDS thì khoản tiền đặt cọc là số tiền một bên giao cho bên kia nhằm buộc các bên giao kết hợp đồng hoặc bảo đảm việc thực hiện hợp đồng dân sự.
Bên nào không thực hiện đúng thỏa thuận đặt cọc thì sẽ bị phạt cọc theo thỏa thuận các bên hoặc theo quy định pháp luật.

- Căn cứ quy định của Điều 358 Bộ luật dân sự thì trường hợp này:
+ Việc các bên ký giao dịch đặt cọc là hoàn toàn hợp pháp: pháp luật chỉ bắt các bên ghi nhận sự việc trên bằng văn bản chứ không yêu cầu văn bản này phải được công chứng chứng thực.
+ Nếu cha mẹ bạn không chấp nhận tiếp tục thực hiện việc nhận chuyển nhượng lô đất trên đã vi phạm nghĩa vụ - đảm bảo giao kết hợp đồng chuyển nhượng QSD đất. Do đó, yêu cầu của bà Nguyễn Thị Hoa là đúng quy định theo Khoản 2 Điều 358 BLDS.

- Nếu vì lo đất bị vây bọc, không có lối đi thì gia đình bạn có thể thỏa thuận với 1 trgn các chủ đất xung quanh để có thể di chuyển lâu dài, nếu như không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 275 của BLDS, khi đó thì để đổi lại quyền đi lại thì gia đình bạn phải bỏ 1 khoản tiền cho chủ đất.

Do đó, nếu đã nhận chuyển nhượng thì cần thỏa thuận với “hang xóm” về vấn đề này; có ghi nhận bằng chữ ký, văn bản đàng hoàng, có chứng thực của UBND xã thì càng tốt.
Pháp luật phải được thi thi đúng và nghiêm minh, không thể có chuyện đổi trắng thay đen ; làm luật sư thì cũng chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ chứ không thể nào theo kiểu ăn cây nào rào cây nấy. Chuyện có thuyết phục được được bà hoa ‘‘cho ’’ lại số tiền trên phụ thuộc vào cách nói của gia đình bạn và cả may mắn.


Cơ sở pháp lý : Bộ luật dân sự

Điều 358. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 25-07-2012, 03:03 PM
caonguyen1 caonguyen1 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 303
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

nói ngắn gọn thế này nhé:

hợp đồng đặt cọc được hình thành phù hợp quy định của pháp luật ( chỉ cần bằng văn bản ko cần công chứng hoặc chứng thực như vu07 nói).

mục đích của đặt cọc nhằm đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng hoặc cả hai mục đích trên. vậy nếu hợp đồng đặt cọc trên nhằm để giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà gia đình bạn không tiến hành ( ko ký hợp đồng mua nữa) thì đương nhiên gia đình bạn mất cọc. nếu đã giao kết rồi sau đó ko muốn mua nữa thì sẽ dc trã lại cọc ( vì mục đích của việc đặt cọc đã hoàn tất). nếu đặt cọc để thực hiện hợp đồng hoặc vừa nhằm giao kết vừa nhằm thực hiện hợp đồng mà gia đình bạn ko mua nữa ( ko ký hợp đồng mua) thì ko được trả cọc.

vậy xem mục đích của việc đặt cọc đó là gì rồi xử lý là ổn.

căn cứ pháp lý: điều 358- BLDS2005.
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 25-07-2012, 03:03 PM
vinatex vinatex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 305
Mặc định

em làm bài tập phải lập một tình huống về một biện pháp bảo đảm, em lập tình huống sau, mọi người giải đáp giúp em nha:
Anh A có một mảnh đất đã mua từ năm 2004, đã có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian này anh A biết được rằng mảnh đất của mình sắp bị giải toả để xây dựng khu đô thị. Anh A đã quyết định bán mảnh đất đó cho chị B với giá là 1 tỷ đồng. Hai bên làm hợp đồng đặt cọc, trong đó ghi rõ: "người mua đã tìm hiểu kĩ nguồn gốc và thực trạng của mảnh đất và không có khiếu kiện gì"; chị B đặt cọc 100 triệu đồng và đến ngày 10/9/2010, hai bên sẽ ra UBND phường làm công chứng hợp đồng mua bán và lúc đó chị B sẽ trả hết số tiền còn lại.
Tuy nhiên, vài ngày sau khi kí hợp đồng đặt cọc, chị B phát hiện ra mảnh đất mà mà anh A bán cho chị nằm trong diện giải toả. Chị B quyết định không mua mảnh đất đó nữa và yêu cầu anh A trả lại số tiền 100 triệu đồng mà chị đã đặt cọc. Anh A không chịu trả và chị B đã làm đơn lên Toà yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp này thì Toà sẽ giải quyết như thế nào?
em không chắc chắn lăm với cách giải quyết của mình, mọi người giúp em tí nha, đầu tuần sau em phải nộp bài rùi. cảm ơn mọi người đã đọc :63: :63: :63: :63:
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 25-07-2012, 03:03 PM
qtuanfashion qtuanfashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 299
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mình thấy vấn đề ở đây là giao dịch đặt cọc này giữa hai bên có hiệu lực hay không?
Theo quan điểm cá nhân mình, mình thấy giao dịch đặt cọc này hoàn toàn có hiệu lực, do đó Tòa án sẽ thụ lý yêu cầu của chị B và căn cứ vào điểm a mục 1 phần I nghị quyết 01/2003 để giải quyết:
"a. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 BLDS."

Tòa án sẽ áp dụng quy định nêu trên để buộc bên có lỗi làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không giao kết được phải chịu phạt cọc.
Các vấn đề khác phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của các bên.
Trả lời với trích dẫn



  #7  
Cũ 25-07-2012, 03:03 PM
ductienvt ductienvt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 284
Mặc định

vậy cho em hỏi, trong trường hợp này toà sẽ xét ai là người có lỗi? anh A đã không nói cho chị B biết là mảnh đất này sắp bị giải toả, trong khi đó hợp đồng đặt cọc đã ghi rõ là "người mua đã tìm hiểu kĩ nguồn gốc và thực trạng mảnh đất và không có khiếu kiện gì" ? :63: :63: :63:
Trả lời với trích dẫn



  #8  
Cũ 25-07-2012, 03:03 PM
tanphuco tanphuco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 293
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đầu tiên, mình cũng phân vân rằng A lừa dối B về việc mảnh đất này sắp bị giải tỏa, tuy nhiên xét kỹ lại thì hình như không phải vậy.
Bởi, trong việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên chuyển nhượng chỉ có nghĩa vụ đảm bảo về việc không có tranh chấp, còn về việc sắp bị giải tỏa, bên chuyển nhượng không có nghĩa vụ giải thích cho bên nhận chuyển nhượng.
Bên cạnh đó, việc giải tỏa đất đai theo quy định, chính quyền đã công khai và thường niêm yết rộng rãi. Do đó, có thể hiểu là điều này bên nhận chuyển nhượng có thể biết được qua tham khảo tại chính quyền, các hộ xung quanh trước khi quyết định mua.
Khía cạnh khác, chị B có thật là không biết tại thời điểm đặt cọc không hay đã biết nhưng vẫn mua, sau vì lý do nào đó mà không mua nữa?

Nói chung, mình cũng phân vân về vấn đề lỗi thuộc về bên nào trong tình huống này.
Mình đang tìm hiểu, có gì sẽ chia sẻ cùng bạn.
Rất cảm ơn đã nêu tình huống!
Trả lời với trích dẫn



  #9  
Cũ 25-07-2012, 03:04 PM
bsff20 bsff20 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 305
Mặc định

tôi cảm thấy là lạ khi mà bạn tự tay lập tình huog61 mà lại đưa vào một câu " nhử " chung chung như vậy.
Xem xét một vụ việc còn chịu ảnh hưởng bỏi cách hiểu và cách giải thích của người có thẩm quyền giải quyết. Mấu chốt của tình huống này là hiểu như thế nào với câu " người mua đã tìm hiểu kĩ nguồn gốc và thực trạng của mảnh đất và không có khiếu kiện gì "? Vậy là lại tùy vào quan điểm giải thích cảu từng người rồi.

Đặt trường hợp sự tìm hiểu này thông qua chính thông tin mà người bán cung cấp, hoặc thông qua những thông tin khác như có sự tác động thiếu minh bạch của người bán, làm cho người mua hiểu sai về tình trang mảnh đất thì có sự lừa dối - lỗi trong vấn đề này.

Tuy nhiên như thanhtung_luatsu, phần khó khăn hiện giờ dường như đang trút cả lên người mua.
Trả lời với trích dẫn



  #10  
Cũ 25-07-2012, 03:04 PM
thienphuong thienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 291
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Theo mình thi lỗi 100% là B rồi, vì B vi phạm đã vi phạm hợp đồng và B phải bồi thường cho A vi việc vi phạm đó. Ở đấy vấn đề chủ yếu giữ hai người là phải thực hiện đúng theo giao kèo đã ký kết.
Còn chuyện giải tỏa là 1 vấn đề khác và cũng chưa biết đc thời điểm nào giải tỏa, vì A có giấy VNQSDD thì sau này giải tỏa củng đc đền bù.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:48 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.