Xem bài viết riêng lẻ

  #2  
Cũ 19-03-2013, 01:48 PM
haivanphu08 haivanphu08 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 10
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Theo qui định của Pháp luật tại điều 6 Luật thi hành án dân sự và điều 3 Nghị định 58/2009/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật thi hành án dân sự thì các bên có quyền tự thỏa thuận thi hành án mà không cần yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự phải thi hành cho mình Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Tòa án. Nội dung tự thỏa thuận thi hành án phải được lập thành Văn bản và có XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ. Việc tự thỏa thuận thi hành án này ngoài cái lợi về thời gian được nhanh chóng còn có cái lợi rất quan trọng là không phải tốn chi phí cho việc thi hành án nếu phải yêu cầu Cơ quan thi hành án thực hiện. ( phí thi hành án bằng 3% trên giá trị tài sản được thi hành, ví dụ bản án có hiệu lực tuyên ông A phải trả cho ông B số tiền 3 tỷ đồng, nếu hai bên tự thỏa thuận thi hành án thì không phải tốn phí, ngược bằng phải nhờ Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành thì phải chịu phí là 3 tỷ x 3% = 90 triệu ! ).

Tuy nhiên, trên thực tế muốn UBND Xã xác nhận vào Văn bản thỏa thuận thi hành án là chuyện không dễ, hầu hết đều bị từ chối xác nhận, UBND Xã kiên trì bám giữ quan điểm rằng đương sự phải yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự Huyện tổ chức thi hành án, dù đương sự có đưa hẳn Luật ra để chứng minh và dù Luật qui định rất rõ ràng, dễ hiểu nhưng vẫn không lay chuyển được. Vậy là, muốn được hưởng lợi từ việc không phải chịu phí thi hành án, đương sự không còn cách nào khác là phải khởi kiện án hành chính đối với hành vi từ chối xác nhận của UBND Xã !

Rõ ràng chỉ vì trình độ hạn chế của Cán bộ UBND Xã hoặc vì động cơ gì đó mà UBND Xã đã góp phần làm cho việc khiếu kiện của người dân ngày càng tăng về số lượng. Hình như giải quyết chuyện gì cũng phải khó khăn, phức tạp đã ăn sâu vào suy nghĩ của Cán bộ, cho nên khi thấy sự việc được giải quyết quá đơn giản dù theo Luật định cũng khiến họ nghi ngờ, không dám.
Trả lời với trích dẫn