PDA

View Full Version : Hỏi về cổ đông sáng lập


ptchien
21-07-2012, 09:21 AM
Các bạn cho mình hỏi câu này:
Câu1. Trong cuốn “225 câu hỏi và trả lời về Luật doanh nghiệp năm 2005”của Luật gia Đặng Nguyên Hùng
Mình thấy có trường hợp trong câu hỏi tình huống số 87, quy định ở Điều lệ công ty không giống với quy định của LDN 2005 nhưng vẫn được chấp nhận.
Ví dụ: theo Khoản 5 Điều 84 LDN thì cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác trong thời hạn 3 năm kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh...
Còn trong điều lệ cty cổ phần X thì quy định cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác trong thời hạn 3 năm kể từ khi công ty đc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh...
Trong trường hợp này Luật gia ĐNH cho rằng ưu tiên chấp thuận điều lệ công ty (không vi phạm LDN 2005)
Vậy mình xin hỏi là, những quy định trong Điều lệ công ty khác với những quy định LDN 2005 trong những trường hợp nào thì được áp dụng, trường hợp nào thì không được áp dụng?
Câu 2. Sự khác nhau giữa khái niệm "miễn nhiệm" và "bãi nhiệm", "lợi nhuận ròng"và "lợi nhuân giữ lại"?
Mong các bạn giải đáp giúp mình. Xin cám ơn!

huongmoi
21-07-2012, 09:21 AM
Trả lời câu thứ nhất của bạn nhé:

Theo mình được biết thì câu trả lời trên là đúng đó: Hiện nay có nhiều doanh nghiệp vì nhiều lý do khác nhau nên khi cổ phần hóa hoặc khi thành lập công ty cổ phần, cấm hoặc hạn chế đến mức tối đa việc chuyển nhượng vốn cho thành viên khác trong thời hạn tối đa là ba năm. Vì thế mới có loại cổ phiếu trao tay đó bạn!

aumy.wood
21-07-2012, 09:21 AM
Chào bạn, mình xin tam trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Ở đây chúng ta cần làm rõ tại sao nhà làm luật lại quy định như trên? Khoản 5 Điều 84 quy định:Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Việc quy định như thế này là nhà làm luật hướng tới sự ổn định và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn nhất định. Thứ hai cũng trong khoản 5 có nhắc đến"nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó" như vậy quyền quyết định tối cao về vấn đề này do DHDCĐ chứ không phải do chủ sở hữu cổ phần đó. Hơn nữa Điều lệ doanh nghiệp do chính Đại Hội đồng cổ đông ban hành do vậy không thể nói đó là sự vi phạm pháp luật đươc. Luật doanh nghiệp việt nam 2005 vẫn ưu tiên áp dụng các quy định của Điều lệ cho các hoạt động sản xuất điều hành của doanh nghiệp. Do vậy quan điểm của luật gia ĐNH là đúng đó. Quy định như trên vẫn không trái với các quy định của luật doanh nghiệp đâu.
Câu 2, Sự khác nhau giữa khái niệm "miễn nhiệm" và "bãi nhiệm", "lợi nhuận ròng"và "lợi nhuân giữ lại"?
mình xin tạm trả lời như sau:
* Lợi nhuận giữ lại:

Phần trăm lợi nhuận thuần không dùng để trả cổ tức mà được doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư theo các mục tiêu chiến lược hoặc để trả nợ. Lợi nhuận giữ lại được thể hiện bên dưới vốn cổ phần chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán.

Lợi nhuận giữ lại được tính toán bằng cách thêm vào lợi nhuận giữ lại ban đầu (các năm trước đó) thu nhập thuần và trừ đi cổ tức trả cho các cổ đông

Lợi nhuận giữ lại = lợi nhuân giữ lại ban đầu + thu nhập ròng – cổ tức.

Lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings) còn được gọi là "retention ratio" hoặc là "retained surplus".

Trong hầu hết các trường hợp, công ty giữ lại lợi nhuận nhằm đầu tư vào các khu vực mà công ty có thể tạo ra các cơ hội tăng trưởng tốt, thí dụ như mua máy móc thiết bị mới hoặc chi tiền chi nhiều hơn cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D).

Nếu khoản lỗ trong năm nay lớn hơn thu nhập giữ lại ban đầu thì lợi nhuận giữ lại có thể là một số âm, tạo nên một khoản thiếu hụt trong doanh nghiệp.
* Lợi nhuận ròng:Lợi nhuận trên tài sản

Lợi nhận trên tài sản hay chỉ số ROA (tên viết tắt của Return on Assets trong tiếng Anh) là tỉ lệ lợi nhuận ròng trên tài sản. Cuối kỳ (tháng, quý, năm) doanh nghiệp dựa vào bảng cân đối kế toán kỳ này để tính chỉ số ROA này.

[sửa] Công thức tính
ROA = Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này
Tổng giá trị tài sản còn lại kỳ này

Ví dụ:

Giả sử lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này là 10.000.000 đồng và tổng giá trị tài sàn còn lại kỳ này là 100.000.000 đ(110.000.000-10.000.000)đ

Ta sẽ có:
ROA = 10.000.000
100.000.000
= 0,1 = 10%


Ý nghĩa của chỉ số

Trong ví dụ trên, chỉ số này cho ta biết cứ 1 đồng tài sản bỏ ra ta đạt được 0,1 đồng lợi nhuận ròng.

Người ta thường dùng chỉ số này để so sánh khả năng trả nợ và thời gian thu hồi vốn giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chỉ số ROA cao hơn có nghĩa là doanh nghiệp đó tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Trên thị trường chứng khoán người ta thường chọn mua những cổ phiếu nào có chỉ số ROA cao hơn, ROE cao hơn, EPS cao hơn, P/E thấp hơn.

Ở các đơn vị có hạch toán kinh tế làm ăn có lợi nhuận gọi là "lãi ròng"... sau khi trừ đi các khoãn phí phãi chi số dư còn lại gọi là "Lãi ròng"
còn lại hai từ này "miễn nhiệm" và "bãi nhiệm" bạn tự cho kết quả nhé. Hãy tính đến mức độ của các từ này
chúc bạn thành công