![]() |
![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() Năm 1985 nhà tôi có mua căn nhà trên diện tích đất 120m2 bằng giấy tay. Năm 1999 đăng ký kê khai nhà đất với UBND xã với diện tích 36m2. Hàng năm có kê khai nộp thuế nhà đất nhưng chỉ với 24m2. Hiện nay, khi xác nhận nguồn gốc đất cho nhà tôi để giải tỏa đền bù, UBND xã chỉ xác nhận gia đình tôi sử dụng ổn định 36m2 từ năm 1985 mặc dù những người sống lâu năm quanh nhà tôi đều xác nhận là diện tích đất của nhà tôi có đến 120m2; Ban bồi thường chỉ đồng ý bồi thường cho tôi với diện tích 24m2, số diện tích còn lại không được bồi thường cũng như hỗ trợ, lý do là nhà tôi cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Nhờ luật sư tư vấn giúp việc xác nhận nguồn gốc của UBND xã như vậy có đúng không, việc xác nhận nguồn gốc phải căn cứ vào những giấy tờ gì; Ban bồi thường tính như vậy có đúng không. Rất mong luật sư quan tam giúp đỡ! |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#2
|
|||
|
|||
![]() Trả lời: Trong trường hợp bạn nêu, khi nhà nước thu hồi, đền bù phải theo diện tích thưc tế mà người sử dụng đất đang sử dụng; việc xác định một ngươi sử dụng đất để được cấp GCNQSDD theo luật đất đai đối với người sử dụng ồn định lâu dài là : không lấn chiếm, không tranh chấp, có thời gian sử dung theo quy định của pháp luật... trong trường hợp bạn là được cấp GCNQSDD theo quy định của luật đất đai, do đó khi thu hồi, giải tỏa bạn được bồi thường theo luật định. Tuy nhiên, bạn không kê khai đúng theo thực tế hiện trạng đất đang sử dụng. Do đó, khi phát hiện bạn phải bi truy thu thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Nếu bạn không đồng ý việc đền bù trên, bạn có thể khiếu nai lên Chủ tịch UBND quận, huyện nơi có đất để được xem xét giải quyết; trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch, bạn có thể khởi kiện ra TA theo luật định. Chào bạn. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#3
|
|||
|
|||
![]() Rất cám ơn sự quan tâm, tư vấn của bạn!
- Theo pháp lệnh thuế nhà đất 1992 thì việc kê khai nội thuế nhà đất là nghĩa vụ của người sử dụng đất; Theo quy định của UBND TP.HCM thì việc đăng ký kê khai nhà đất năm 1999 cũng là nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật đất đai 2003, và Phương án bồi thường (đã được duyệt) quy định: người sử dụng đất cố tình không thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thì không được bồi thường. Theo bạn, tôi có thuộc trường hợp này không. Ngoài ra, trong các loại giấy tờ như: Tờ kê khai nhà đất 1999, Sổ dã ngoại 2001, Bản đồ địa chính 2001 thì giấy tờ nào có cơ sở pháp lý cao nhất, dựa vào những tài liệu nào. - Theo NĐ 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007, Điều 3 quy định: nguồn gốc đất sử dụng ổn định căn cứ vào Biên lai thuế nhà đất, Tờ đăng ký nhà đất, Bản đồ,... Khi không có những giấy tờ này mới lấy ý kiến khu dân cư. Tuy nhiên một số hộ gần nhà tôi được UBND xã xác nhận nguồn gốc đất chỉ dựa vào Phiếu lấy ý kiến khu dân cư (mặc dù họ vẫn có Tờ đăng ký nhà đất 1999, Bản đồ địa chính, Biên lai thuế). Việc UBND xã xác nhận như vậy có đúng quy định không. Chào bạn! |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#4
|
|||
|
|||
![]() Những trường hợp không đươc bồi thường:Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau: 1. Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của Quy định này. 2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước; đ¬ược Nhà n¬ước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhương quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nư¬ớc. 3. Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai, cụ thể như sau: a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; b) Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả; c) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; d) Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; đ) Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây: - Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm; - Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm. e) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; g) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; h) Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn; .................................................. ......................... Vậy trường hợp của bạn rơi vào điểm h. Chào bạn. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#5
|
|||
|
|||
![]() Cám ơn bạn đã tư vấn!
- Vẫn còn một số nội dung nhờ bạn tư vấn giúp; - Ngoài ra, nếu gia đình tôi thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 điều 7 ND 197 thì có được hỗ trợ không, và được hỗ trợ theo mức nào; Theo quy định thì việc xác định nguồn gốc, diện tích, quá trình sử dụng đất phải căn cứ vào những giấy tờ nào. Chân thành cảm ơn! |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#6
|
|||
|
|||
![]() Trả lời: 1. Đất sử dụng ổn định quy định Luật Đất đai là đất đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây: a) Đất đã được sử dụng liên tục cho một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận hoặc đến thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận; b) Trường hợp đất đã được sử dụng liên tục quy định tại điểm a khoản này mà có sự thay đổi về người sử dụng đất và sự thay đổi đó không phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất. 2. Việc xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được căn cứ vào ngày tháng năm sử dụng và mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau: a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất; b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất; c) Quyết định hoặc bản án của Toà án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất; d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hoà giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất; đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất; e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú đài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh có ghi địa chỉ của nhà ở liên quan đến thửa đất; g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất; h) Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan (không cần có chứng nhận của cơ quan, tổ chức); i) Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ; k) Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký. 3. Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất. 4. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thỉ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất. Khi nhà nước thu hồi trong trường hợp của bạn, thì bạn vẫn được hưởng các khoản hổ trợ, đền bù như: Cây trồng, nhà cửa, các công trình trên đất...; tiền việc cải tạo đất, di dời... Chào bạn. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#7
|
|||
|
|||
![]() Khi không có giấy tờ về nhà đất theo quy định của pháp luật, chỉ có Tờ đăng ký nhà đất 1999, theo hiện trạng đến thời điểm bị thu hồi thì diện tích đất thực tế nhiều hơn kê khai năm 1999 (do lúc đó gia đình không kê khai hết). Trường hợp này, UBND phường căn cứ vào đâu để xác nhận diện tích đất để bồi thường, dựa trên quy định nào; nếu không công nhận phần diện tích không kê khai năm 1999 thì phần diện tích này xác nhận ra sao (do lấn chiếm, đất ở hợp lệ,...)
|
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#8
|
|||
|
|||
![]() Trả lời : Như tôi, đã trả lời bạn trước đây, bạn có có giấy tờ đăng ký nhà đất 1999 cũng 1 trong giấy tờ quan trọng xác định cho việc đề bù khi thu hồi. Khi thu hồi, cơ quan nhà nước phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, chứ không làm càn, làm xằng bậy được. Trong trường hợp của bạn là căn cứ vào Điều 47 ND 84/2007/ND-CP, thì bạn được bồi thường khi nhà nước thu hồi, trừ những phần đất lấn chiếm, tranh chấp. Trong trường hợp phần đất của bạn sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004, không tranh chấp, lấn chiếm bạn được cấp GCNQSDD. Do đó, phần đất này phải cấp cho bạn theo quy định của pháp luật, không thể nào xác nhận khác đi được Điều 45 ND 84/2007/ ND-CP. Nếu phải xác nhận khác đi, thì có tiêu cực. Chào bạn. |
![]() |
![]() |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:34 AM |