|
![]() |
![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() Ông A có 1 căn nhà đã được cấp GCN quyền sdd.Vì hoàn cảnh nên mãi hơn 70 tuổi ông mới kết hôn. Năm 2003, ông cưới cô B ( khi đó ông A đã 75, cô B 28) Cuối năm 2003, ông A ra UBND phường, lập di chúc , theo di chúc, căn nhà của ông đứng tên sẽ trờ thành nơi thờ cúng ( ông A là con trưởng) , cô B sẽ là người toàn quyền quản lý, tuy nhiên không được mua bán, chuyển nhượng. Năm 2007, ông A mất. Năm 2009, ông C là bố đẻ cô B đã đứng ra kí hợp đồng cho thuê căn nhà cho anh D, anh D thuê nhà và ở đến nay ( trong hợp đồng có xác nhận của cô B ) Cô B vốn có tiền sử tâm thần phân liệt, đã điều trị và có xác nhận của bệnh viện tâm thần từ năm 2002, hiện nay, cô B đã bỏ đi không ai biết đang ở đâu. Nay , các cháu ( gọi ông A bằng chú, bác ) muốn đòi lại quyền quản lý di sản thờ cúng là căn nhà từ cô B sang cho các cháu vì sợ ông C sẽ bán căn nhà. Trường hợp này, sẽ xác định tư cách bị đơn thế nào? Lưu ý đến tiền sử bệnh tâm thần của cô B. Mong nhận được góp ý từ các thành viên? __________________________ Mấy anh, mấy bạn rành về tố tụng dân sự không ai có ý kiến gì về trường hợp này ah ![]() __________________________ Không ai cho ý kiến vậy nhờ Mod del dùm topic này nhé. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#2
|
|||
|
|||
![]() theo Bộ luật dân sự 2005 thì người tham gia giao dịch dân sự phải có năng lự hành vi dân sự. do ông A không biết hoặc không thể biết cô B có tiền sử là bệnh thần kinh nên được xem như là giao dịch dân sự vô hiệu, 2 bên hoàng trả cho nhau những gì đã nhận.nhưng do ông A qua đời nhưng những người cháu đòi quản lý tài sản là không hợp lý.vì người quản lý tài sản phải do người có tài sản ủy quyền. trong trường hợp này nếu dưa ra xét xử thì tòa án sẽ chỉ dịnh người quản lý tài sản của ông A. còn nếu không dưa ra xét xử thì do cơ quan nhà nước quản lý. cơ sở pháp lý: điều 122. điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự điều 638. người quản lý di sản.:3: |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#3
|
|||
|
|||
![]() Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn, tuy nhiên có lẽ bạn vẫn đang là sinh viên, chưa tiếp xúc nhiều với thực tế nên ý kiến của bạn vẫn còn đôi chút sách vở.
Thứ nhất, bạn tìm cho tôi quy định người hạn chế năng lực hành vi dân sự không được hưởng, tiếp quản di sản thừa kế với, bạn vận dụng điều 122 đối với trường hợp này là không chính xác Thứ hai, đây là vụ việc thực tế tôi đang phải giải quyết, hướng giải quyết tôi đã có, tuy nhiên muốn đưa lên diễn đàn để những người có kinh nghiệm giải quyết các trường hợp tranh chấp tương tự xem có thể có ý kiến nào tốt hơn giúp tôi không. Thứ ba, tôi hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý để khởi kiện yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thừa kế, vướng mắc của tôi ở đây chỉ là do bên nguyên không xác định được địa chỉ hiện tại của bị đơn là cô B nên nếu không khéo léo tòa sẽ trả lại đơn do không đảm bảo về mặt hình thức quy định tại điều 164 BLTTDS. Dù sao cũng xin cảm ơn bạn đã góp ý |
![]() |
![]() |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:39 PM |