|
![]() |
![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() Nguyễn Văn A vì mâu thuận với Chu Thái B, nên A mang 01 quả đạn B40 đến để giết B, nhưng khi A ném quả đạn vào người của B để cho nổ thì đạn không nổ do không đủ lực tác động, sau đó được nhiều người can ngăn (lúc A ném đạn vào người B thì đứng cạnh B có 05 người), quả đạn B40 này được giám định là vũ khí quân dụng. Tiến hành khám xét nơi ở của A cơ quan điều tra còn thu giữ được 07 quả lưu đạn nữa (đã qua giám định). Hỏi: Việc A mang quả đạn B40 đến giết B như vậy A đã phạm vào tội giết người theo điểm L khoản 1 điều 93 BLHS rồi còn có phải bị thêm tội Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng nữa không? Hiện tại A đã bị khởi tố về tội giết người và tội Tàng trữ vũ khí quân dụng Mong nhận được phản biện của diễn đàn. Thanks! |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#2
|
|||
|
|||
![]() Trong trường hợp này thì A phải chịu TNHS về cả 2 tội đúng như A đã bị khởi tố đấy bạn ạ! |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#3
|
|||
|
|||
![]() Ở trường hợp này, hành vi về tội "Giết người" của A đã rõ. Đó là do có mâu thuẫn nên A có ý định giết B. Để thực hiện ý định này thì A đã dùng quả B40 ném vào B. Việc quả B40 không nổ và B không chết là nằm ngoài mong muốn của A. Hậu quả B không chết chỉ mang ý nghĩa khi lượng hình đối với A.
Về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng: Theo khoản 1 Điều 230 BLHS quy định: "Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm". Như vậy, chưa cần xét đến việc A mang quả B40 đi đâu mà chỉ cần xét việc A tàng trữ 1 quả B40 và 7 quả lựu đạn tại nơi ở và sử dụng quả B40 nhằm giết B thì đã cấu thành tội "Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng". Như vậy, với các hành vi trên thì việc A bị truy cứu trách nhiệm hình sự (khởi tố) về 2 tội "Giết người" và "Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng" là hoàn toàn có căn cứ. |
![]() |
![]() |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:12 AM |