#1
|
|||
|
|||
Thẩm phán làm trái luật thì giải quyết thế nào
Tôi có người nhà cần giúp về luật do bị người ta kiện. Bên nguyên kiện nhưng đến khi ra tòa xét xử thì hai lần vắng mặt. Tòa sơ thẩm tuyên lần đầu theo điều 192 BLTTDS 2004, gia đình bên bị thấy sai đề nghị tuyên lại, Tòa sơ thẩm lại tuyên theo cả hai điều 192 và cả điều 199. Sau đó bên nguyên làm đơn kháng cáo lên tòa án tối cao. Ở đây tòa án tối cao tuyên hủy bản án của tòa án sơ thẩm và ra quyết định tiếp tục xét xử. Bên bị thấy quyết định phúc thẩm không đúng nên gửi đơn lên chánh án tòa án tối cao. Đến đây sự việc chưa có hồi kết vì chưa có trả lời của ông Chánh án. Sau đó H làm đơn khởi kiện lại từ đầu bằng việc thêm vào hồ sơ giấy chứng tử của mẹ và một vài bản sao hộ khẩu để làm mới tình tiết vụ án. Vụ án "bình mới rượu cũ'' lại được thụ lý dưới hình thức một vụ án mới. Ngay từ khi thẩm phán ra thông báo thụ lý vụ án mới theo điều 174 thì đã không có địa chỉ của tòa (khoản 2 điểm b). Theo các bạn thì tình huống này phải làm gì cho đúng. Thẩm phán vụ án thì khuyên cứ làm sai theo tòa rồi kháng cáo lên tòa án tối cao sau, vì đây chỉ là sai sót nhỏ của thư ký. Tôi thấy rối, nên người nông dân bị kiện kia còn rối hơn tôi. Ối trời ôi! |
#2
|
|||
|
|||
Tôi thấy nội dung trình bày của bạn có vài tình tiết khá lạ : Nguyên đơn khởi kiện nhưng lại không có mặt theo triệu tập của Toà. Đó là lý do để Toà sơ thẩm ra Quyết định đình chỉ vụ án ( điều 192 BLTTDS ) là đúng pháp luật và việc này có lợi cho Bị đơn, vậy sao Bị đơn lại kháng cáo ? Cái lạ thứ hai là kháng cáo của Bị đơn lại được chính Toà sơ thẩm xem xét, sau đó ra Quyết định đình chỉ lần thứ 2 có bổ sung thêm điều 199 BLTTDS ! Đúng Luật thì kháng cáo này phải được Toà phúc thẩm xem xét. Có thể bạn trình bày không rõ nghĩa, thật ra Toà sơ thẩm chỉ ra văn bản giải thích rõ hơn nội dung QĐ đình chỉ của mình chứ không phải ra QĐ đình chỉ lần 2. Nguyên đơn kháng cáo Quyết định đình chỉ vụ án và Toà phúc thẩm TAND Tối cao đã ra Quyết định phúc thẩm huỷ QĐ đình chỉ của cấp sơ thẩm, đồng thời yêu cầu cấp sơ thẩm phải thụ lý giải quyết lại từ đầu. Việc này theo tôi chẳng những không trái luật mà còn giúp các đương sự giải quyết dứt điểm tranh chấp, bởi nếu cấp phúc thẩm có giữ nguyên QD đình chỉ của cấp sơ thẩm thì sau đó, căn cứ khoản 1 điều 193 và khoản 2 điều 199 BLTTDS, Nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. QĐ phúc thẩm có hiệu lực thi hành, đương sự có quyền xin kháng nghị GĐT Quyết định phúc thẩm có hiệu lực nhưng vẫn phải chấp hành QĐ có hiệu lực này. Do đó khi chưa có quyết định gì từ cấp GĐT thì việc tiếp tục thi hành QĐ phúc thẩm, tức thụ lý giải quyết vụ án lại từ đầu, theo thủ tục chung, là đúng pháp luật. Một khi vụ án được Toà sơ thẩm thụ lý giải quyết theo thủ tục chung thì đương sự có quyền cung cấp thêm chứng cứ, rút bớt hoặc bổ sung yêu cầu khởi kiện, không phải "bình mới rượu cũ" như bạn nói đâu. Bất cứ cá nhân hay cơ quan nào cũng có khi có sai sót, việc Toà quên ghi địa chỉ trụ sở vào thông báo thụ lý vụ án chỉ là một sai sót nhỏ, dễ dàng khắc phục và không hề làm thay đổi bản chất của vụ án. Bạn hãy tập trung chứng minh mình đúng mới mong thắng kiện, chứ còn cứ xét nét những tiểu tiết nhỏ nhặt, chẳng những không giúp được gì mà còn có thể tạo ác cảm từ phía Thẩm phán, không có lợi cho mình. Trân trọng. |
#3
|
|||
|
|||
Tôi thấy bạn trình bày chung chung quá, bạn nêu trình bày rõ nội dung vụ việc cụ thể hơn thì mới có cơ sở để phân tích. ví dụ như: tranh về cái gì? nội dung thế nào? quá trình giải quyết Tòa án đã ra những quyết định, bản án giải quyết thế nào?.....
còn về việc bạn và bạn của bạn cho rằng Thẩm phán làm trái luật thì bạn của bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại theo đúng thủ tục đã được quy định rất cụ thể chi tiết tại Chương XXXIII của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 từ Điều 391 đến Điều 404. chúc bạn thành công! |
#4
|
|||
|
|||
Xin cảm ơn hai ban Trần Võ Thiên Thu và kvs 1811 rất nhiều. Rất mong hai bạn tư vấn thêm. Xin nói sự việc rõ hơn vì e bài dài quá. Một người tên H sống tại Hà nội muốn kiện tranh chấp nhà và đất ở của hai gia đình nông dân sống tại Thường Tín. Nguần gốc đất của hai gia đình nông dân là do bố mẹ để lại cho hai anh em sau khi chết. Đất của hai anh em đã được cấp giấy CNQSDĐ ở lâu dài vào năm 1996. Căn cứ đòi đất H nộp cho tòa án là một tờ giấy cũ nát (chữ còn chữ mất) gọi là tờ chứng thực đăng bộ từ năm 1942. Giấy này H cho là giấy chứng nhận chủ quyền đất của ông ngoại cất giữ từ khi vào Nam năm 1954. Một tờ giấy ủy quyền có nội dung, người có giấy chủ quyền đất (có tên trong chứng thực đăng bộ) ủy quyền cho con gái và con rể ( tức bố mẹ của H) toàn quyền sử dụng. Giấy có dấu mộc năm 1976 của ban an ninh xã thuộc chính quyền lâm thời mặt trận giải phóng miền Nam Việt nam (nội dung: chuyển ban an ninh xem xét). Giấy này không thể hiểu là một giấy xác nhận đúng thẩm quyền. Tình tiết ở tòa thì đúng như bạn Trần Võ Thiên Thu nhận thấy, đúng là rất lạ. Hiện nay bên bị có trong tay đến 3 giấy quyết định trong đó 2 tờ quyết định của tòa sơ thẩm có nội dung khác nhau. Tất cả giấy quyết định này chỉ là minh chứng một năm theo tòa mà không có hồi kết vì hai vụ án không đầu không cuối. Hiểu vụ án thứ hai là mới vì có số mới ( nguyên đơn khởi kiện lại) thì quyết định của tòa án tối cao đâu rồi? Hiểu đây là quyết định xét xử tiếp vụ án trước, do quyết định của tòa án tối cao có hiệu lực thì sao vụ án lại mới bắt đầu? Vì không hiểu cách làm của tòa án các cấp nên chúng tôi rất sợ những cái sai nhỏ ví như: điều 192 là khi nguyên đơn vắng mặt hai lần trong quá trình thụ lý vụ án. Điều 199 là khi nguyên đơn vắng mặt hai lần tại phiên xét xử và bị coi là từ bỏ việc khởi kiện. Khi đó nguyên đơn đâu còn quyền kháng cáo để gủi đơn lên tòa án tối cao và lại được họ thụ lý phúc thẩm. Luật là phải rất chính xác, một sai sót nhỏ bỏ qua thì nó sẽ qua, không bỏ qua thì lại một vòng luẩn quẩn mới đang đón đợi hai gia đình nông dân kia. Ra tòa họ không sai nhưng cũng bạc mặt vì ra tòa. Thương thay |
#5
|
|||
|
|||
vụ việc của bạn có vẻ có nhiều tình tiết phức tạp. Bạn sống ở Hà Nội. tôi nghĩ bạn nên liên hệ trực tiếp với Ban tư vấn cấp cao mà Diễn đàn mới mở để họ giúp đỡ cho bạn.
theo tôi được biết là Bác Tranvothienthu là một thành viên của Ban tư vấn cấp cao này và có rất nhiều kinh nghiệm về mảng đất đai, tư vấn hoàn toàn miễn phí. để có thể tư vấn cho bạn theo hướng thuận lợi nhất và đầy đủ, toàn diện nhất thì bạn nên cung cấp cho Ban tư vấn cấp cao của Diễn đàn (nếu bạn nhờ họ giúp) toàn bộ hồ sơ của vụ việc và trực tiếp liên hệ để gặp họ. chắc chắn bạn sẽ nhận được những lời tư vấn tốt nhất. điều kiện, trình tự tủ tục để nhận được sự tư vấn của Ban tư vấn cấp cao đã được hướng dẫn tại Diễn đàn, mong bạn suy nghĩ cân nhắc để quyết định. theo như bạn trình bày thì đất của hai Bác nông dân sống tại Thường Tín (như bạn gọi) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1996. vì vậy, bạn có thể tham khảo thêm khoản 2 Điều 10 Luật đất đai năm 2003 để có hướng bảo vệ tốt nhất cho hai Bác nông dân: trích Điều 10 Luật đất đai năm 2003: "Điều 10. Những bảo đảm cho người sử dụng đất 1. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. 2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối có đất để sản xuất; đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá". chúc bạn sẽ có được lựa chọn hợp lý và may mắn! |
#6
|
|||
|
|||
Bạn Tuấn nếu có yêu cầu thì mang toàn bộ hồ sơ đến gặp Ban tư vấn cao cấp của diễn đàn tại Hà Nội, hoặc bạn chụp hay Scan toàn bộ hồ sơ rồi gởi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn đúng như gợi ý của bạn kvs1811 là phải trực tiếp xem qua hồ sơ mới có nhận định chính xác. Trân trọng. |
#7
|
|||
|
|||
Nói thật nội dung chủ đề của ban cung khó hiểu thật. Tôi đọc ma cũng không hiểu luôn. Còn nếu bạn hỏi thẩm phán làm sai thì họ sẽ bị xử lý theo Pháp lệnh cán bộ công chức và Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân ví dụ như không được bổ nhiệm lần tới chẳng hạn.
|
#8
|
|||
|
|||
Tôi nghĩ là cũng không hẳn như vậy. Với một số đối tượng mà tôi tư vấn thì theo lời trình bày của đương sự thì không hiểu mô tê gì hết, nhưng xem xong hồ sơ là nó rõ ràng lắm. Tôi nghĩ là nó có khó hiểu hay không thì cứ phải xem hồ sơ và đầy đủ những chứng cứ đưa ra mới dễ tư vấn và giải quyết. |
#9
|
|||
|
|||
Bạn Tuấn thân mến,
Bạn có gởi tin nhắn riêng cho tôi, nhưng xét thấy trường hợp này cần công khai vì có ích cho nhiều người nên tôi xin phép trả lời tại đây : 1- Về việc H đòi đất : Căn cứ vào dữ liệu mà bạn cung cấp, tôi cho rằng H không có khả năng thắng kiện, bởi lẻ theo qui định tại tiết b khoản 2.4 điều 2 mục II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP thì chủ cũ ( hoặc người thừa kế của họ ) muốn đòi lại đất phải có đủ 3 điều kiện bắt buộc : - Đất tranh chấp không bị Nhà nước quản lý. - Người đòi đất có 1 trong các loại giấy tờ về QSDĐ theo qui định của điều 50 Luật đất đai. - Người đang sử dụng đất chưa có GCNQSDĐ. Đối chiếu với thực tế trường hợp này thì đất nằm ở Miền Bắc, chắc chắn qua mấy lần cải cách ruộng đất, đất đã được Nhà nước quản lý sau đó giao lại cho cá nhân có QSDĐ. Hai anh em nông dân là người đang sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ. Như vậy, dù giấy chứng thực đăng bộ năm 1942 của H là 1 trong những loại giấy tờ về QSDĐ thì anh ta vẫn không đủ điều kiện bắt buộc phải đủ để đòi lại đất. 2- Về việc Thẩm phán có làm trái luật hay không ? : Qua trình bày của bạn, tôi hiểu Tòa sơ thẩm đây là TAND Tỉnh. Rất khó tin Tòa cấp Tỉnh lại phạm Luật hết sức sơ đẳng là ra 2 Quyết định đình chỉ cho 1 vụ án ! Vì vậy khi nào được đọc 2 Quyết định này tôi mới khẳng định. Tuy nhiên, nếu đó là sự thật thì Tòa sơ thẩm đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng, bởi lẻ điều 242 Bộ luật tố tụng dân sự qui định QĐ của tòa sơ thẩm chưa có hiệu lực, nếu có kháng cáo thì Tòa cấp trên trực tiếp xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Không có Luật nào qui định Tòa sơ thẩm được quyền xem xét rồi ra QĐ thứ hai sửa sai cho QĐ thứ nhất của mình. - Nếu có QĐ phúc thẩm tuyên hủy QĐ sơ thẩm, đồng thời yêu cầu cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết lại vụ án từ đầu thì việc Tòa sơ thẩm thụ lý lại vụ án theo thủ tục chung ( theo đó có phần đương sự có quyền nộp thêm chứng cứ, rút bớt hay bổ sung thêm yêu cầu ) là đúng pháp luật, bởi lẻ QĐ của cấp Phúc thẩm có hiệu lực thi hành. Tôi nghĩ bạn bức xúc vì cho rằng Nguyên đơn đã không tới dự phiên Tòa khiến Tòa đình chỉ giải quyết vụ án thì không được kháng cáo và khi đã đình chỉ thì không được giải quyết lại : Trong trường hợp này suy nghĩ của bạn là sai, bởi không có Luật nào qui định như thế. Trái lại, ngay tại điều 192 và 199 BLTTDS có qui định là tuy Tòa đã đình chỉ giải quyết nhưng nếu còn thời hiệu thì Nguyên đơn vẫn còn quyền khởi kiện lại. Tóm lại là Nguyên đơn có kháng cáo QĐ đình chỉ của Tòa sơ thẩm cũng đúng Luật mà Nguyên đơn không kháng cáo, nhưng khởi kiện lại cũng đúng Luật ( nếu còn thời hiệu ). Cốt lõi của vấn đề là vụ việc tranh chấp đất phải được giải quyết dứt điểm và có hiệu lực thi hành. Hai Bác nông dân có lợi thế như ở phần 1 tôi đã trình bày thì hãy bám vào đó mà đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho mình, đừng sa đà vào những tiểu tiết. Trân trọng. |
#10
|
|||
|
|||
Cảm ơn bạn Trần Võ Thiên Thu đã cho tôi những lời khuyên quí báu! Tôi sẽ hết sức chú ý để tân dụng những lợi thế mà bạn nhắc nhở. Quả là chúng tôi có xa đà vào các tiểu tiết trong trình tự tố tụng của vụ án. Sự xa đà này bắt nguần từ những tình tiết ngạc nhiên của vụ kiện lần trước. Vụ kiện trước thì tòa dỗ là không nhận đơn kháng cáo nhưng sửa lại quyết định (vì vậy mới có hai bản, bản sau có bổ sung thêm điều 199). Thấy chỉ cầm sách luật đọc mà người nông dân lại có thể làm được điều ngạc nhiên. Cũng chính vì vụ án đã tới tòa án tối cao, mà chân lý vẫn còn phải tìm kiếm. Vụ án mới chúng tôi cũng chuẩn bị tinh thần đón nó từ khi vụ án cũ chưa hồi kết. Cái băn khoăn ở đây là quyết định của tòa án tối cao nó được ai tôn trọng? Nếu sai sao không hủy? Nếu đúng sao không tiếp tục vụ án cũ theo quyết định của tòa án tối cao? Cũng xin nói thên một điểm thắc mắc : Nguyên đơn nhận triệu tập hợp lệ của tòa rồi vắng măt do đi việc của công ty TNHH. Điều 199 thì vắng mặt hai lần tại tòa chẳng cần có hay không lý do thì đều đình chỉ, miễn kháng cáo. Cái lạ ở đây là tòa án tối cao không thấy thế mà lại hủy quyết định của tòa sơ thẩm và chấp nhận kháng cáo của H. Tòa án tối cao lại cho là lý do vắng mặt đi "công tác" là nguyên nhân khách quan. Chính vì lo lắng việc tòa cứ sai nho nhỏ nhưng hậu quả nó to to nên chúng tôi sợ nhất tiểu tiết của tòa. Rất mong được chia sẻ thêm kiến thức với quí vị. Vì một Việt Nam ngày mai tươi dẹp hơn. Cảm ơn các bạn! TB tôi muốn đưa hồ sơ trực tiếp để ban tư vấn giúp đỡ nhưng chưa biết địa chỉ để gửi tài liệu xin cho biết và cảm ơn nhiều |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:07 PM |