Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Dân Sự
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
phamfood phamfood đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 333
Mặc định Thời hiệu khởi kiện đòi nhà của người chủ sở hữu đích thựclà 30 năm?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xin ý kiến tư vấn của các bạn:
A là chủ sở hữu đích thực căn nhà, năm 1983 đi kinh tế mới, A làm giấy giao kết cho B ở nhờ căn nhà hai bên cúng ký tên.
Đến năm 1990 B tự ý bán nhà cho C, A làm đơn khiếu nại lên UBND Xã, nhưng vì thất lạc tờ giấy giao kết cho B ở nhờ nên UBND Xã bác đơn khiếu nại của A.
Năm 2009 A tìm lại được tờ giấy giao kết cho A ở nhờ nói trên, A kiện C ra tòa để đòi lại nhà.
- Tòa án trả lại đơn khởi kiện của A mà không thụ lý vì lý do đơn khởi kiện của A đã hết thời hiệu khởi kiện 2 năm kể từ ngày A biết B bán nhà cho C tại Điều 159 BLTTDS và các hướng dẫn áp dung thời hiệu khởi kiện tại Nghị quyết 01/2005 và Nghị quyết 02/2006 của TANDTC, nên đến ngày 1/1/2007 A mất quyền khởi kiện.
- A khiếu nại cho rằng Thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản của A (tại Điều 256BLDS), là thời hiệu xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 30 năm cho C (tại Điều 247BLDS), nên kể từ khi B bán nhà cho C năm 1990 thì phải đến năm 2020 mới hết thời hiệu khởi kiện của A; và viện dẫn Điều 160 BLTTDS quy định: "Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự" để yêu cầu tòa án phải thụ lý đơn khởi kiện đòi lại nhà của A.
Qua trình bày trên, xin các bạn tư vấn cho biết cách tính thời hiệu khởi kiện nào đúng.
Trân trọng kính chào và cảm ơn!
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
grdoor grdoor đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 311
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trả lời: Trong trường hợp trên, thì trường hợp một mới là cách tính thời hiệu, còn ở trường hợp hai không phải là cách tính thời hiệu vì theo Điều 247 Bộ luật dân sự là xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, không phải là thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
Chào bạn.
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 30-07-2012, 04:57 PM
khanhgiaco khanhgiaco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 289
Mặc định

A có 30 năm để biến một vật của B thành của mình. Tức là nếu trong 30 năm đấy mà không có ai khởi kiện thì người chiếm hữu, ngay tình, công khai, liên tục được xác lập quyền sở hữu với vật đó. Vậy trong ba mươi năm đó dĩ nhiên B có quyền khởi kiện để đòi lại vật. ( nếu không phải là B có quyền đó thì quy định của Điều luật này vô nghĩa).

Tuy nhiên, trong tình huống của topic này có áp dụng được như vậy không lại là một vấn đề khác.
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 30-07-2012, 04:57 PM
huda huda đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 340
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xin cảm ơn bạn tran ngoc diep và bạn giangquyet tham gia topic này,
Theo tôi được hiểu thì bạn tran ngoc diep cho rằng thời hiệu khởi kiện của A là trường hợp một, vì trường hợp hai không thuộc phạm vi điều chỉnh về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự của BLTTDS; Còn bạn giangquyet cho rằng Điều 247 BLDS và Điều 256 BLDS là 1 quy định của BLDS về thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản của chủ sở hữu đích thực đối với người chiếm hửu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, công khai, liên tục (mặc dù bạn gọi lộn tên A thay vì C, và B thay vì A). Mặc dù vậy bạn giangquyet cho rằng "trong tình huống của topic này có áp dụng được như vậy hay không là một vấn đề khác".
Quay lại định nghĩa thống nhất về THỜI HIỆU KHỞI KIỆN tại khoản 3 Điều 155 BLDS và tại khoản 1 Điều 159 BLTTDS để áp dụng cho tình huống này thì: thời hạn để A được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự đòi lại nhà là thời hạn của C được xác lập QSH nhà theo thời hiệu (vì đến thời điểm kết thúc của thời hiệu thì chỉ có 1 trong 2 người hoặc A thì không C và ngược lại, được pháp luật công nhận là người có QSH nhà mà thôi).
Và một khi đã xác định rằng BLDS có quy định về THỜI HIỆU KHỞI KIỆN cho A, thì tòa án không được áp dụng mục a, khoản 3, Điều 159 của BLTTDS để áp dụng cho A.
Trân trọng
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 30-07-2012, 04:57 PM
hobacco hobacco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 310
Mặc định

Thứ nhất, mình không gọi lộn vì A B là ví dụ của mình dành cho tran ngoc diep chứ không phải lấy từ các nhân vật của bạn.

Thứ hai, cách suy luận của bạn là chưa hợp lý khi áp dụng tình huống mà bạn đưa ra. Bởi lẽ.

Bản chất của hợp đồng mua bán nhà giữa B và C là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật Hợp đồng đó bị vô hiệu ngay từ khi giao kết và đối với loại hợp đồng vô hiệu tuyệt đối này thì thời hiệu khởi kiện là không hạn chế. ( Điều 128 và Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2005, tạm áp dụng luật hiện hành vì chưa kịp quy chiếu luật cũ). Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật là hợp đồng mà chủ thể có những hành vi pháp luật không cho phép. Ở đây B đã dùng nhà xin ở nhờ của A để bán cho C, hành vi này là hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, là hành vị bị pháp luật cấm và có dấu hiệu hình sự.

Với bản chất là một hợp đồng vô hiệu và thời hiệu khởi kiện là không hạn chế cho nên A hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng và đòi lại tài sản bị chiếm đoạt. Việc A khởi kiện dựa trên điều 247 về xác lập quyền sỡ hữu theo thời hiệu là không chính xác, bởi lẽ B không phải là người chiếm hữu ngay tình, công khai và liên tục. C là người chiếm hữu ngay tình, tuy nhiên do hợp đồng mua bán vô hiệu ngay tại thời điểm giao kết cho nên buộc phải hoàn trả nhà cho A và nhận tiền bồi thường từ bên có lỗi là B.
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 30-07-2012, 04:57 PM
tanphuoc tanphuoc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 310
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trả lời : Tui chắc chắn với quý vị rằng điều 247 Bộ LDS không phải là thời hiệu khởi kiện, vì theo luật dân sự nó có các loại thời hiệu sau : miễn nghĩa vụ; phát sinh quyền; thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Như quý vị nói chả lẽ nó chòng lên nhau à. Thời hiệu miễn quyền nghĩa vụ, phát sinh quyền là luật nội dung; còn thời hiệu thời hiệu khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là thời hiệu tố tụng. Tài thô học thiển hiểu tới đó xin quý vị chỉ giáo thêm cho tường.
Chào.
Trả lời với trích dẫn



  #7  
Cũ 30-07-2012, 04:57 PM
safashion safashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 315
Mặc định

Có ai nói Điều 247 là thời hiệu khởi kiện đâu. Vì Điều 247 là thời hiệu xác lập quyền sở hữu mà. Mình tạm cắt nghĩa như sau.
Cũng giống như khi đã quy định thời hiệu khởi kiện hợp đồng dân sự là 2 năm thì thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đối với một chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện là 2 năm. Khi đã quy định thời hiệu khởi kiện là 2 năm thì không nhất thiết phải quy định thời hiệu miễn trừ. Bởi lẽ khi A mất quyền khởi kiện thì đương nhiên B được miễn trừ nghĩa vụ. Và thời điểm A bắt đầu được tính thời hiệu khởi kiện thì B cũng bắt đầu được tình thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ.

Trở lại vấn đề đang bàn luận, pháp luật quy định A có 30 năm để xác lập quyền sở hữu thì không nhất thiết phải quy định một người nào đó là B có 30 năm để khởi kiện đòi lại vật, vì điều đó là đương nhiên. Nếu một người có 30 năm để xác lập quyền sở hữu mà không có một ai trong thời gian 30 năm đó có khả năng khởi kiện đòi lại vật để người kia mất đi cái "quyền xác lập theo thời hiệu" thì cần chi phải quy định Điều 247.

Nói vậy không biết có vừa lòng tran ngoc diep, phải công nhận diễn đàn pháp luật Việt Nam có thêm bạn là thêm một đôi cánh để bay xa hơn và phát triển hơn. Cảm ơn diep đã tích cực tham gia diễn đàn và trợ giúp cho quần chúng nhân dân.
Trả lời với trích dẫn



  #8  
Cũ 30-07-2012, 04:57 PM
hobacco hobacco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 310
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

--Trong trường hợp bạn giang quyết trình bày tôi hoàn toàn đông ý là trong 30 năm này thì người sở hữu chủ có quyền khởi kiện để đòi lại tai sản trên bất kỳ lúc nào khi phát có hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, miễn là anh ta tiền hành trong khoảng thời giam 30 năm này. Giả sử như trường hợp trên anh này phát hiện vụ việc trong thời hiệu anh ta còn quyền khởi kiện( 30 năm). Thế nhưng tình huống đặt ra là kể từ khi anh ta phát hiện quyền sở hữu của mình bị xâm phạm, ví dụ: Là năm 1990 và có đủ cơ sở chứng minh rằng anh ta phát hiện hành vi xâm phạm vào thời gian này, nhưng đến 2009 anh ta mới tiến hành khởi kiện vậy thì sau đây?.Nếu anh ta có quyền khởi kiện đòi tài sản trong tình huống trên là 30 năm bất kỳ lúc nào anh ta thích kể từ ngày phát hiện hành vi xâm phạm, thì lý luận về trách nhiệm của người sở hữu chủ quy định trong Bộ LDS-TTDS nên cần thiết nghiên cứu lại.
Chào!
Trả lời với trích dẫn



  #9  
Cũ 30-07-2012, 04:57 PM
hwakyungbc hwakyungbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 327
Mặc định

Cảm ơn bạn giangquyet cho biết lợi ích của việc A nên khởi kiện B yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật giữa B và C và đòi lại tài sản đang bị B chiếm hữu, thay vì A kiện C ra tòa để đòi lại tài sản (tức là quyền yêu cầu được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu của mình).
Trong phạm vi chủ đề này, tôi vẫn chưa được các bạn giải thích việc tòa án trả lại đơn khởi kiện của A bằng cách áp dụng thời hiệu theo cách của tòa nói trên là đúng hay sai? - Cũng như nội dung khiếu nại của A về việc áp dụng thời hiệu khởi kiện của tòa, là đúng hay sai pháp luật?
Về phần mình, để làm sáng tỏ vấn đề với bạn tran ngoc diep tôi xin góp ý như sau:
Khoản 2, Điều 169BLDS về Bảo vệ quyền sở hữu :
" Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật."
Như vậy, QSH có tính vĩnh viễn, không bị thời hiệu tiêu diệt. Và như vậy Điều 247, khoản 1 không được áp dụng đối với người chiếm hữu không ngay tình. Bởi vậy, chủ sở hữu luôn có quyền kiện đòi lại tài sản, dù việc chiếm hữu không ngay tình đã được xác lập và thực hiện liên tục, công khai trong hơn 30 năm đối với bất động sản.
trân trọng.
Trả lời với trích dẫn



  #10  
Cũ 30-07-2012, 04:57 PM
ld-py ld-py đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 310
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Để bạn đoc có thể khả dĩ đi đến kết luận đối với đề tài này, tôi xin đóng góp phần của mình như sau:
Trước hết ta cần xem xét lại MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT TỐ TỤNG VÀ CÁC NGÀNH LUẬT NỘI DUNG:
- Luật tố tụng nhằm mục đích bảo vệ các quyền được luật nội dung quy định.
- Luật tố tụng quy định cách thức, trình tự, thủ tục để công dân, pháp nhân tiến hành bảo vệ các quyền đó khi bị vi phạm hoặc có tranh chấp.
Do đó khi có cách giải thích khác nhau về Điều 159 BLTTDS, Điều 160 BLTTDS và hướng dẫn áp dụng tại NQ 01/2005/NQ-HĐTP; NQ 02/2006/NQ-HĐTP. thì cần phải chọn cách giải thích phù hợp với mục đích của BLTTDS, nếu không thì rõ ràng chúng ta đang thực hiện một việc làm không có mục đích hoặc có mục đích khác với mục đích của BLTTDS.
Trở lại với đề tài này: Điều 247 BLDS về XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU, là 1 quy định về thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự cho người chiếm hữu ngay tình (ông C) đối với chủ sở hữu, cùng một lúc với việc chấm dứt quyền lợi và quyền khởi kiện của chủ sở hữu nhà đích thực (ông A). Do đó ta có thể kết luận:
* Thời hiệu khởi kiện đòi lại nhà của người chủ sở hữu đích thực đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là 30 năm.

Áp dụng khoản 3, Điều 159 BLTTDS và mục 7.1, Phần I Nghị quyết 02/2006 - mục 2.2b, Phần IV Nghị quyết 01/2005 : Để xác định thời hiệu khởi kiện của ông A đã hết hay chưa, thì Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện đối với quan hệ pháp luật cụ thể của ông A với ông C, đó là quan hệ pháp luật "đòi lại nhà của chủ sở hữu đích thực đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình" có thời hiệu khởi kiện là 30 năm.
Trở lại cách xác định của thẩm phán về thời hiệu khởi kiện của ông A: Khi Thẩm phán áp dụng mục a, khoản 2, Điều 159 để trả lại đơn khởi kiện của ông A với lý do "hết thời hiệu khởi kiện 2 năm...", thẩm phán đã căn cứ vào "quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện đối với quan hệ pháp luật cụ thể" nào? - Do thẩm phán khi xác định thời hiệu khởi kiện đã không căn cứ vào quan hệ pháp luật cụ thể của luật nội dung (tại mục 7.1, Phần I NQ 02/2006/NQ-HĐTP) nên cách xác định thời hiệu khởi kiện của thẩm phán là không đúng với Điều 159 BLTTDS và đi ngược với mục đích của BLTTDS là bảo vệ các quyền được BLDS quy định.
Tóm lại trong tình huống này có thể kết luận: Cách xác định thời hiệu khởi kiện của ông A là đúng pháp luật, còn cách xác định thời hiệu khởi kiện của thẩm phán là sai pháp luật.
Trân trọng
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:35 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.