Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Dân Sự
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 30-07-2012, 04:35 PM
duyenhai01 duyenhai01 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 307
Mặc định Thủ tục tố tụng dân sự

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Các bạn vui lòng cho mình hỏi theo thực tiễn xét xử của việt nam thì một cá nhân có thể đồng thời vừa là Người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được không? có văn bản nào của ngành tòa án hướng dẫn về việc này không?
Xin cảm ơn các bạn.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 30-07-2012, 04:35 PM
chinhanh_fipexim chinhanh_fipexim đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 327
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào,
Nếu như tôi đoán không nhầm thì đây là câu hỏi mà thầy dạy tố tụng dân sự hỏi bạn???
Mặc dù không có 1 quy định nào trong BLTTDS cấm người người vừa là đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ quyền lợi của đương sự nhưng các Tòa thì không cho phép trường hợp này; sự cấm đoán này không có cơ sở, thiếu lý do chính đáng khi mà lợi ích, quyền nghĩa vụ của 2 tư cách trên là gần như nhau.
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 30-07-2012, 04:35 PM
photodecor photodecor đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 331
Mặc định

nếu bạn chưa học cách viết hoa đối với danh từ riêng thì coi lại nhé!

bạn vu07 vui lòng cho biết căn cứ của điều này. Nếu vậy là trong việc xét xử các tòa đều áp dụng sai luật ????
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 30-07-2012, 04:35 PM
grdoor grdoor đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 311
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào wayktx.tk ,
Trước khi phản hồi ý kiến nên đọc kỹ nội dung; không có từng chữ, từng câu nào của tôi nói Tòa áp dụng sai luật cả.
Tôi chỉ nói là thiếu căn cứ, cơ sở mà thôi; bởi các cơ quan nhà nước hoạt động trên căn cứ quy định của pháp luật, có quy định rõ thì họ mới “dám” làm; còn BLTTDS không quy định việc này.
Tôi chưa từng thấy vụ nào Tòa lại chấp nhận 2 tư cách tố tụng trong cùng 1 cá nhân cả.
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 30-07-2012, 04:36 PM
hoangphuc174 hoangphuc174 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 304
Mặc định

công dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm, nói cơ quan công quyền không cho phép công dân làm điều mà pháp luật không cấm thì không phải là vi phạm hiến pháp ah`....

không nhất thiết ghi rõ ra, chúng ta có thể suy luận mà. Bạn coi lại giùm
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 30-07-2012, 04:36 PM
kim-ef kim-ef đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 279
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xin trao đổi với bạn Vuinguyen một số nội dung sau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng dân sự nhằm mục đích chính là bảo vệ quyền và lợi ích cho “đương sự” mà mình cần bảo vệ. Quyền và nghĩa vụ của người này được quy định tại Điều 64 BLTTDS.
- Người đại diện theo ủy quyền của đương sự, tham gia tố tụng dân sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung ủy quyền.
Người đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Như vậy, người đại diện theo ủy quyền của đương sự tham gia tố tụng cũng nhằm mục đích chính là nhân danh và thay mặt người được đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của chính người được đại diện. tất nhiên, là thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự trong phạm vi ủy quyền.
Tóm lại, mục tiêu chính của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và của Người đại diện theo uỷ quyền của đương sự là giống nhau.

1. Trường hợp nếu trong cùng một vụ án:
- A là người đại diện theo ủy quyền của đương sự X (X là nguyên đơn)
- B là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự Y (Y là bị đơn)
Thì A không thể đồng thời là B được. bởi lẽ nếu A đồng thời là B thì sẽ không được Tòa án chấp nhận (Khoản 3 Điều 63 Bộ luật tố tụng dân sự)
2. Trường hợp nếu trong cùng một vụ án:
- A là Người đại diện theo ủy quyền của X.
- B là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự X
Nếu A là B thì theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự không có quy định nào cấm A là B trong cùng một vụ án chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích cho X
A với tư cách là Người đại diện theo ủy quyền của X, sẽ nhân danh, thay mặt X thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự (trong phạm vi ủy quyền). như vậy, A sẽ nhân danh, thay mặt X thực hiện quyền và nghĩa vụ của X được quy định tại Điều 58 và tương ứng là quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn (tùy X là NĐ hoặc bị đơn) và tất nhiên là sẽ trong phạm vi ủy quyền. Tóm lại, mục tiêu của A lúc này là phải làm sao đem hết khả năng của mình để bảo vệ được quyền và lợi ích của X
Còn B với tư cách là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của X chỉ có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 64 BLTTDS. Các quyền và nghĩa vụ này của B, A cũng thực hiện được khi tham gia tố tụng với tư cách là Người đại diện theo ủy quyền của X và thậm chí còn thực hiện được các quyền khác của đương sự được quy định tại Điều 58 BLTTDS và tương ứng thêm là các Điều 59 hoặc 60 BLTTDS.
Tóm lại, với kiến thức và trí tuệ của mình thì A chỉ cần tham gia tố tụng với 1 tư cách (hoặc là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là Người đại diện theo ủy quyền) thì đã đủ để đem hết khả năng của mình bảo vệ quyền và lợi ích của X.
Nếu một người vừa là A, vừa là B trong tố tụng dân sự (trong trường hợp như đã nói trên) thì sẽ là thừa và không cần thiết. mặc dù tố tụng dân sự không có quy định nào cấm nhưng ở góc độ thực tiễn cái gì thừa thì sẽ không cần thiết và sẽ không bao giờ được Tòa án chấp nhận.
Trân trọng!
Trả lời với trích dẫn



  #7  
Cũ 30-07-2012, 04:36 PM
thanhhai thanhhai đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 292
Mặc định

theo một số thông tin mà tiểu đệ biết thì tư cách hai người này khác nhau do vậy quy định về quyền hạn tại phiên tòa cũng khác nhau. Ví dụ: nếu là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì có quyền hỏi nhân chứng (nếu có) còn người đại diện thì không (bac kvs1811 coi lại giùm thông tin này có chính xác không giùm tiểu đệ cái)
Trả lời với trích dẫn



  #8  
Cũ 30-07-2012, 04:36 PM
vinatex vinatex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 305
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

chào bạn Wayktx.tk!
- Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự tại điểm l khoản 2 Điều 58 thì đương sự có quyền “đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác”.
- Theo quy định tại Điều 222 của Bộ luật tố tụng dân sự thì thứ tự hỏi tại phiên tòa được quy định: “....việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác...”
Như vậy, theo quy định trên thì “Đương sự” có quyền hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Trở lại ví dụ của tôi ở bài viết trước: theo như viện dẫn ở trên thì X có quyền hỏi tại phiên tòa. Vì X đã ủy quyền cho A tham gia tố tụng để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của X (A là đại diện theo ủy quyền của X) do đó, A có quyền hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Nói như vậy, có nghĩa là Người đại diện theo ủy quyền của đương sự tại phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ thay mặt đương sự thực hiện việc hỏi tại phiên tòa đối với những người tham gia tố tụng khác (kể cả người làm chứng) để bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự mà người đó đã làm đại diện.
Tóm lại, như tôi đã nói, chỉ cần tham gia với một tư cách là đã đủ để bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự.
Trân trọng!
Trả lời với trích dẫn



  #9  
Cũ 30-07-2012, 04:36 PM
thienphuong thienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 291
Mặc định

Cảm ơn các bạn đã tham gia phân tích tình huống trên. Đây là một tình huống thực tế tại một tòa án nhân dân cấp huyện đã chấp nhận một luật sư tham gia tố tụng với tư cách vừa là người đại diện theo ủy quyền của Nguyên đơn, vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn.

Mặc dù, theo quy định của bộ luật tố tụng, hai chủ thể này hoàn toàn độc lập có các quyền và nghĩa vụ khác nhau và không có đối lập nhau nhưng ý tôi muốn các bạn chia sẽ về thực tiễn xét xử, có trường hợp nào khác tương tự như vậy được tòa án chấp nhận hay không?

Việc tòa án chấp nhận một luật sư tham gia tố tụng với tư cách vừa là người đại diện theo ủy quyền của Nguyên đơn, vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn có bị xem là vi phạm tố tụng hay không? Nếu không thì việc tòa án không chấp nhận điều đó thì có hợp lý không?

Nếu nói như bạn kvs1811 "Nếu một người vừa là A, vừa là B trong tố tụng dân sự (trong trường hợp như đã nói trên) thì sẽ là thừa và không cần thiết. mặc dù tố tụng dân sự không có quy định nào cấm nhưng ở góc độ thực tiễn cái gì thừa thì sẽ không cần thiết và sẽ không bao giờ được Tòa án chấp nhận." thì việc chấp nhận hay không chấp nhận như vậy có mang màu sắc cảm tính hay không? Vậy trong trường hợp tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận nhưng tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận thì sao? Nếu bạn là người luật sư trong trường hợp đó thì bạn sẽ phản ứng như thế nào? Nếu bạn là Kiểm sát viên phụ trách kiểm sát bản án trong trường hợp này thì bạn có đề nghị kháng nghị bản án hay không?

Một chút trăn trở trên con đường hành nghề. Mong các bạn tiếp tục góp ý.
Trả lời với trích dẫn



  #10  
Cũ 30-07-2012, 04:36 PM
mtcorp mtcorp đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 294
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào bạn Vuinguyen!

Với tình huống thực tiễn bạn đưa ra và với những gì bạn đang trăn trở thì tôi nghĩ chắc là bạn cũng là một người làm công tác pháp luật! Không biết quan điểm của bạn về tình huống này thế nào nhỉ?
Xin trao đổi tiếp với bạn về quan điểm của tôi về tình huống của bạn:
- Trước tiên, nếu Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự được đương sự ủy quyền “từ A đến Z” tức là phạm vi ủy quyền là toàn bộ quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự thì như tôi đã nói ở lần trước, Người đại diện theo ủy quyền của đương sự sẽ nhân danh, thay mặt đương sự mà mình đại diện thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của của đương sự đó. Khi tham gia tố tụng dân sự thì với kiến thức và khả năng của mình và với các quyền và nghĩa vụ của đương sự đã được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Người đại diện theo ủy quyền sẽ sử dụng tất cả các quyền của đương sự để bảo vệ lợi ích của đương sự, cũng như sẽ thay mặt đương sự thực hiện nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự.
Mặt khác, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự chỉ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được quy định tại Điều 64 BLTTDS. Các quyền này của Người BVQ và lợi ích của đương sự hẹp hơn (hay nói cách khác là hạn chế hơn) các quyền của đương sự. Đương sự cũng được pháp luật tố tụng quy định có tất cả các quyền của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tóm lại, Đương sự hoặc Người đại diện theo ủy quyền của đương sự hoàn toàn có thể thực hiện đầy đủ các quyền của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Sở dĩ có Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là bởi vì đương sự (hoặc Người đại diện theo ủy quyền của đương sự) không đủ kiến thức, hiểu biết cũng như trình độ để tự bảo vệ quyền và lợi ích cho mình (hoặc cho Người mà họ đại diện) và họ phải nhờ Người BVQ và lợi ích cho mình. Tuyệt nhiên không phải vì đương sự (hoặc Người đại diện theo ủy quyền của đương sự) không có hoặc không thể thực hiện được các quyền mà tố tụng dân sự đã quy định cho Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
Nói tóm lại một lần nữa tức là Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự có quyền tố tụng dân sự gì thì Đương sự (hoặc người đại diện theo ủy quyền của đương sự) cũng có quyền đó.
Mục tiêu chính của Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự là làm sao bảo vệ được tối đa quyền và lợi ích cho đương sự mình đã nhận bảo vệ.
Mục tiêu chính của Đương sự (hoặc của Người đại diện theo ủy quyền) cũng là nhằm bảo vệ được tối đa quyền lợi của mình (hoặc của Người mà họ đã đại diện).
Như vậy, với một mục tiêu chính như nêu trên và với các quyền năng tương tự thì chỉ cần một tư cách tham gia tố tụng hoặc Người đại diện theo ủy quyền hoặc Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì đã đủ để bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự.
Một lần nữa tôi phân tích lại để khẳng định với bạn một điều là tuy rằng Bộ luật tố tụng dân sự không cấm một người vừa là Người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự, lại vừa là Người đại diện theo ủy quyền của đương sự (tất nhiên đương sự ở đây là cùng 1 người) nhưng thực tiễn thì là rất thừa.
Bạn vuinguyên có thấy đó là thừa hay không? Có cần thiết hay không?
- Vì Bộ luật tố tụng không quy định và tôi cũng chưa thấy có văn bản nào hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự có quy định về tình huống như bạn gặp phải nên nếu thực tiễn đã xảy ra trường hợp này thì không thể coi đó là vi phạm tố tụng dân sự được.
Chỉ coi là vi phạm tố tụng dân sự khi Bộ luật tố tụng dân sự hoặc văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự quy định mà lại làm trái với quy định đó.
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án và Hội đồng xét xử đã xét xử vụ án bạn nêu đã chấp nhận trường hợp mà bạn nêu, theo tôi là không vi phạm tố tụng dân sự, nó chỉ thừa thôi, tình huống bạn nêu cũng chẳng gây ra hậu quả gì cả, nó không xâm hại gì tới quyền và lợi ích của đương sự (kể cả đương sự có quyền và lợi ích đối lập). Về mặt thực tiễn thì có lẽ vị Thẩm phán, và Hội đồng xét xử hoặc là chưa nắm vững quy định của BLTTDS hoặc có ý gì đó...
- Nếu tôi là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho một đương sự khác có quyền và lợi ích đối lập với đương sự đã được một “Người” bảo vệ với 2 tư cách như đã nêu thì tôi sẽ kiến nghị với Tòa án, với Hội đồng xét xử hủy một tư cách vì là thừa. trường hợp Tòa án hoặc Hội đồng xét xử không chấp nhận thì đó cũng chẳng phải là chuyện lớn vì dù có hai tư cách thì “Người đó” cũng chỉ nói về một vấn đề và chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích cho một người. quan trọng là tại phiên tòa đó tôi với tư cách là Luật sư sẽ phải đưa ra các luận cứ để bác bỏ chứng cứ của bên kia và bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự mình muốn bảo vệ.
- Nếu tôi với tư cách là Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát bản án đó tôi cũng không cho đó là vi phạm tố tụng dân sự, vì bởi lẽ Bộ luật tố tụng dân sự và văn bản hướng dẫn không có quy định thì làm sao mà vi phạm. Trường hợp này muốn kháng nghị hoặc kiến nghị thì không có căn cứ. bởi VKS sẽ căn cứ vào điều luật nào, vào quy định nào để kháng nghị hoặc kiến nghị?
- Nếu là Tòa án phúc thẩm, thì như đã nói, do là thừa nên Tòa án cấp phúc thẩm sẽ có thể không chấp nhận. đơn giản là ví dụ như tại phiên tòa xét xử, với tư cách là Người đại diện theo ủy quyền “Người này” đã trình bày hết và đưa ra hết các chứng cứ, luận điểm, luận cứ để bảo vệ quyền lợi cho đương sự rồi thì với tư cách là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp “Người này” đâu còn gì để nói nữa, không lẽ lại nói lại? (tương tự ở cấp sơ thẩm cũng vậy). Khi cấp phúc thẩm không chấp nhận thì sẽ sửa án theo hướng tuyên hủy đi một tư cách, vì thực tiễn là không cần thiết.
- Với tình huống bạn nêu thì đây cũng là lần đầu tiên tôi được biết, trên thực tiễn thì tôi chưa bao giờ thấy trường hợp như bạn đã nêu.
Trân trọng!
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:45 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.