Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Dân Sự
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
spn spn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 298
Mặc định Phản tố

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Kính chào diendanphapluat.vn
Tôi có vần đề khúc mắc suy nghĩ hoài không ra, xin các bạn giúp giải đáp
Tình huống như sau:
A tham gia tố tụng với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan đứng về phía bị đơn (không có yêu cầu độc lập), vì yêu cầu của A phụ thuộc vào yêu cầu phản tố của bị đơn trong trường hợp bản án dân sự có thể ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của A.
Khi tòa tống đạt giấy báo nộp tiền tạm ứng án phí phản tố cho bị đơn vào năm 2004 đến năm 2007 bị đơn không nộp. Như vậy yêu cầu phản tố của bị đơn đã hết thời hiệu, điều này có dẫn đến hệ quả là yêu cầu của A sẽ không còn được tòa xem xét nữa không ? Nếu thay vì tham gai tố tụng đứng về phía bị đơn, nay A muốn tham gia độc lập (tức tham gia tố tụng với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập) có được không?
xin cảm ơn!
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
hungbaoco hungbaoco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 296
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bạn nên trình bày rõ hơn Bị đơn bị kiện yêu cầu điều gì ? Bị đơn phản tố yêu cầu điều gì, quyền lợi của bạn gắn liền với yêu cầu phản tố của Bị đơn nhưng cụ thể là quyền lợi gì ? Có như vậy thì mới trao đổi chính xác được. Trân trọng.
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
ld-py ld-py đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 310
Mặc định

PHẢN TỐ.

Căn nhà ở Quận 6 của bị đơn có giấy phép xây dựng và đứng tên chủ quyền trong thời kỳ hôn nhân của bị đơn, với giấy tờ chủ quyền hợp lệ, kê khai đăng ký đầy đủ, được Nhà nước công nhận, đã thực hiện hoàn tất trong việc bị đơn đã bán đi một nửa căn nhà mà không có trở ngại nào.
Năm 1990 vợ chồng bị đơn chuyễn QSH nhà cho nguyên đơn bằng hợp đồng tặng cho theo đúng các thủ tục lúc đó tức là hợp đồng đã được chứng thực (đã được chứng thực tình trạng chuyễn dịch QSH nhà), đã làm giấy giao nhận nhà và giao giấy tờ cho nguyên đơn để nguyên đơn hợp thức hóa QSH nhà cho mình, nhưng sau đó nguyên đơn chưa đi đăng ký tước bạ để được cấp giấy chứng nhận QSH cho mình.
Bà A là con của người em ruột của bị đơn, đăng ký tạm trú trong căn nhà nầy. Sau khi bị đơn đã chuyễn giao QSH nhà cho nguyên đơn bà A vẫn ở đây và đã sửa chũa nhà để bán cafê sân vườn mà không được nguyện đơn hoặc bị đơn cho phép, khi sửa chữa nhà nguyên đơn đã khiếu nại với UBND Phường, Phường hòa giả không thành...
Năm 2004 Nguyên đơn khởi kiện bị đơn yêu cầu tòa CÔNG NHẬN HOẶC KHÔNG CÔNG NHẬN HỢP ĐỒNG TẶNG CHO NHÀ Ở GIỬA VỢ CHỒNG BỊ ĐƠN VỚI VỢ CHỒNG NGUYÊN ĐƠN.
Bị đơn phản tố căn nhà là của cha mẹ bị đơn chết để lại cho các anh em của bị đơn nhưng tuyệt đối không xuất trình được tài liệu để chứng minh, Tòa đã mời A để lấy lời khai, A đã khai giống nội dung của bị đơn khai và cho rằng căn nhà của ai A không biết, chỉ nghe nói lại căn nhà là của bà nội của A vì nhà của bà nội nên ai sử dụng cũng được, bà A cũng đã kê khai các phần sửa chữa nhà nhưng không có yêu cầu gì về việc đòi đền bù tiền sửa chữa nhà hay không; Tòa đã định giá căn nhà tranh chấp có ghi nhận các phần sửa chữa của A nhưng gộp chung lại chứ không tách riêng trị giá sửa chữa riêng biệt của A đối với giá trị căn nhà.
Năm 2004 Tòa tống đạt giấy báo nộp tạm ứng án phí phản tố cho bị đơn có nội dung " nếu bị đơn không nộp trong thời gian 7 ngày thì Tòa sẽ không xem xét yêu cầu của bị đơn và các người liên quan", nhưng cho đến nay họ vẫn không nộp.
Gần đây tòa triệu tập các bên hòa giải nhưng không hòa giải được (có lập biên bản) và thư ký Tòa chỉ nói (chỉ nói bằng miệng mà không ghi vào biên bản) : " Để làm các thủ tục còn lại trước khi đưa ra xét xử thì cần phải có lời khai của A là có yêu cầu đòi tiền sửa nhữa nhà hay không? Nếu có thì đòi bao nhêu tiền để Tòa khỏi phải định già phần nầy" Nguyên đơn có viết giấy yêu cầu Tòa không nên kéo dài vụ kiện bằng cách cần phải lấy lời khai của bà A nữa vì tòa cũng đã biết bà A xuất cảnh định cư tại Mỹ vào tháng 10/2007, khi mà thời hiệu phản tố của bị đơn đã hết và trong thời gian nầy bà A cũng đã không có yêu cầu gì.
Tôi xin trình bày nội dung như trên để được diễn đàn thảo luận thêm, rất cảm ơn
Trân trọng
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
vungtau vungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 311
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cám ơn bạn đã trình bày chi tiết hơn, tôi đã hiểu cơ bản vấn đề và xin góp ý với bạn như sau :
1- Nếu bạn muốn trao đổi toàn diện nội dung vụ án thì đề nghị bạn gởi toàn bộ hồ sơ vụ việc qua Email để tôi nghiên cứu và kiểm chứng trước khi trao đổi cho chính xác.
2- Nếu bạn chỉ muốn biết A có còn thời hiệu để tham gia với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và có yêu cầu độc lập được hay không thì tôi xin góp ý với bạn là có. Theo qui định tại điều 159 BLTTDS thì thời hiệu khởi kiện của A là 2 năm kể từ ngày quyền lợi của A bị xâm phạm. Cho tới thời điểm này, quyền lợi của A ( bị đuổi ra khỏi nhà mà không được bồi thường ) vẫn chưa bị ai xâm phạm, cho nên A vẫn còn quyền yêu cầu độc lập của mình. Trân trọng.
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
minhduongf minhduongf đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 329
Mặc định

Cảm ơn bạn đã có lời giải đáp,
Nhưng theo tôi thì việc xác định thời điểm bắt đầu đối với quyền lợi của A bị xâm phạm không chỉ để tính thời hiệu khởi kiện cho A, mà thời điểm này còn để định lượng cho mức độ bồi thường (số lượng, thời gian, từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt) giửa người xâm phạm và người bị xâm phạm khi do lổi cố ý của người xâm phạm. Trong trường hợp này thì thời điểm xâm phạm của người cố ý cũng là thời điểm bắt đầu quyền lợi bị xâm phạm của người bị xâm phạm.
Cụ thể là nếu X cố ý chiếm hữu không có căn cứ pháp luật căn nhà của Y để sử dụng hưởng lợi cho mình, mà phải chờ đến khi X bị đuổi ra khỏi nhà thì khi đó quyền lợi của X mới được coi là bị Y xâm phạm? trong trường hợp này nếu Y đòi X bồi thường thiệt hại cho mình, thì thời điểm quyền lợi Y bị thiệt hại là lúc nào?

Đối với chủ đề này thì A biết căn nhà đã được bị đơn chuyển QSH cho nguyên đơn mà A vẫn xây dựng sửa chữa căn nhà bằng vật liệu của A mà không được phép của nguyên đơn, kể cả bị đơn. Trong tình huống này tôi cho rằng thời điểm quyền lợi của A bị xâm phạm (nếu có) chính là thời điểm A xây dựng sửa chữa nhà, tại thời điểm này A tự làm thiệt hại mình do hậu quả của hành vi trái pháp luật cố ý sửa chữa nhà xâm phạm QSH, quyền chiếm hữu hợp pháp của người khác. Do đó nếu nay A vì bất lợi trong việc bị đơn rút phản tố, để chuyển qua vị trí người có yêu cầu độc lập đòi bồi thường thiệt hại thì phải xác định thời hiệu bắt đầu kể từ khi A tự ý sửa chữa nhà.

Pháp luật cũng có quy định về việc người xây dựng, trồng cây trên đất của người khác với vật liệu của người này mà không ngay tình thì người sử dụng đất có quyền lựa chọn hoặc yêu cầu người vi phạm dở bỏ hoặc muốn duy trì quyền sở hữu thì phải đền bù.

Vậy thì pháp luật đâu có cho phép A quyền lựa chọn để khởi kiện đòi bồi thường khi A cố ý xây dựng, sửa chữa nhà trên nhà đất của người khác?

Trên đây là góp ý của tôi, mong diễn đàn làm sáng tỏ,
Trân trọng.
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
binhan binhan đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 293
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Camphuong thân mến,
Chính bạn trình bày rằng, hiện Toà đang thụ lý chứ chưa xét xử để tuyên Hợp đồng tặng cho nhà giữa Nguyên đơn và Bị đơn là có hiệu lực hay vô hiệu. Nghĩa là tình trạng căn nhà này đã và đang chưa biết Nguyên đơn hay Bị đơn hoặc ai đó là chủ. Vậy nếu nói A xâm phạm QSH nhà của người khác thì chủ thể bị A xâm phạm là ai ? Trong khi đó, A đã trình bày rằng nhà đó là của Bà Nội mình nên vào ở và được mọi người đồng ý, bằng chứng là nếu Nguyên đơn và Bị đơn không đồng ý với việc này vì cho rằng nhà là tài sản hợp pháp của mình, vậy sao khi A mới xâm phạm QSH nhà, cả Nguyên đơn và Bị đơn đều không hề khiếu nại ? Riêng Nguyên đơn có khiếu nại, nhưng khi Xã hoà giải không thành thì dừng lại, không khiếu nại tiếp ? Nói nôm na, nếu thật sự là nhà hợp pháp của bạn thì khi có kẻ ngoài vào chiếm nhà, bạn có im lặng được hay không ? Theo lệ thường mà ai ai cũng biết, chắc chắn là không. Vậy suy ra, ở đây căn nhà đang còn lửng lơ vô chủ và A cũng có tư cách nào đó đối với căn nhà này cho nên Nguyên đơn, Bị đơn mới im lặng mà nhìn A sử dụng căn nhà như vậy.

- Cũng theo nội dung trình bày của bạn, thì A đã tạm trú ở đây trước khi Bị đơn chuyển QSH nhà cho Nguyên đơn, từ đó tôi phỏng đoán giữa Nguyên đơn với Bị đơn và A có quan hệ họ hàng, không loại trừ họ là những người được thừa kế căn nhà của người mà A gọi là Bà Nội. Nếu đúng vậy, phải xem lại việc Bà Nội của A chắc phải có nhiều con cháu, tại sao lại chỉ Bị đơn có giấy tờ QSH căn nhà là tài sản riêng của mình để chuyển lại cho Nguyên đơn ? Nghĩa là rất có thể rồi đây Toà sẽ tuyên hợp đồng cho, tặng nhà kia là vô hiệu nhưng nhà không phải trả về cho mỗi mình Bị đơn mà được xác định đó là di sản hoặc tài sản chung chưa chia do Bà Nội của A để lại, tức A cũng có phần trong đó ( nếu như cha của A không còn sống ).
Vì những lẻ vừa nêu, nên tôi nói phải xem hồ sơ mới có thể đưa ra nhận định toàn diện vấn đề, còn thì chỉ suy luận theo thông tin do bạn cung cấp. Riêng việc A có xâm phạm QSH nhà hay không thì tôi đã chứng minh là không. Trân trọng.
Trả lời với trích dẫn



  #7  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
photodecor photodecor đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 331
Mặc định

Xin cảm on bạn Tranvothienthu, sự việc đúng sai đang có chiều hướng rõ dần.
Xin trả lời bạn là cha của A đang còn sống, Căn nhà đang tranh chấp nên thuộc QSH của ai chưa biết, nhưng chắc chắn không phải của A, đã biết căn nhà không phải của mình, không được ai chính thức cho phép mà sửa chữa nhà để hưởng lợi ích cho mình là việc làm không hợp pháp, nên phát sinh nghĩa vụ do " chiềm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật", ở đây còn có yếu tố không ngay tình, với tình huống nầy A là người chỉ có nghĩa vụ mà thôi ( nghĩa vụ hoàn trả, bồi thường thiệt hại,...cho người chủ sở hữu, người chiềm hữu hợp pháp. Tất nhiên nhà thì phải có chủ- nhà đng tranh chấp không phải là nhà vô chủ).

Bạn đặt vấn đề Chủ thể bị A xâm phạm là ai ? Chính vì điểm này nên A không thể tự mình đề ra các yêu cầu độc lập mà yêu cầu của A phụ thuộc vào yêu cầu phản tố của bị đơn, nếu Tòa chấp nhận phản tố của bị đơn thì A có thể sẽ được lợi, còn nếu không thì A phải có nghĩa vụ hoàn trả, bồi thường,...cho ai là do kết quả của bản án. Cần lưu ý ở đây là Bị đơn đã rút lui yêu cầu phản tố của mình trước ngày 01/01/2005 ngày BLTTDS quy định thời hiệu khởi kiện 2 năm, A biết điều đó mà đã không có phản ứng nào từ 01/01/2005 đến 01/01/2007 . Vậy vấn đề đặt ra là sau khi Bị đơn rút yêu cầu phản tố thì vị trí tố tụng của A nằm ở đâu? Còn được Tòa xem xét nữa không? A đã không thể đề ra yêu cầu độc lập khi bị đơn phản tố thì nay bị đơn rút lui phản tố thì A yêu cầu độc lập có được không, dựa vào đâu?

Mỗi khi A có yêu cầu độc lập thì phải làm thủ tục khởi kiện theo điều 178 BLTTDS, Tòa sẽ xem xét có đủ điều kiện khởi kiện hay không mới thụ lý, nhất là xem xét quyền và lợi ích của A yêu cầu có hợp pháp không? còn thời hiệu không? ... Nếu không thì Tòa trả lại đơn tại Điều 168 BLTTDS.

Đúng như bạn xét đoán là bà nội của A có nhiều người con, họ cũng đã tham gia với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập đứng về phía phản tố của bị đơn, Tòa đã tống đạt giấy thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phản tố có nội dung nếu bị đơn không nộp tiền thì Tòa không xem xét yêu cầu của bị đơn VÀ CÁC NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN. Sau khi bị đơn rút phản tố các người con của bà nội bà A không có phản ứng nào, vậy xin hỏi hiện nay Tòa có quyền đưa những người này tham gia tố tụng với tư cách người có liên quan nữa không? họ liên quan đến việc gì?

Vấn đề bạn đặt ra tại sao bà nội của A có nhiều con mà bị đơn lại có giấy QSH nhà là tài sản riêng của
mình để chuyễn QSH cho nguyên đơn? Là vì căn nhà này do bị đơn bỏ tiền ra mua đất xin giấy phép xây dựng do Đô thành Saigon cấp và tự xây dựng nhà cho vợ con ở, đúng như lý lịch nhà đất do Phòng quản lý đô thị Q6 cung cấp cho Tòa. Việc phản tố của bị đơn "nhà của bà nội" chỉ là bịa đặt đối phó để kéo dài vụ kiện, chính vì thế mà không cung cấp được cho Tòa chứng cứ phản tố và không nộp tiền tạm ứng án phí phản tố mà không ai có phản ứng nào, nếu là nhà chung của họ thì đâu có ai làm thinh như vậy?

Tại sao bị đơn lại cho tặng nhà cho nguyên đơn, là vì trước đó nguyên đơn giúp đở cho bị đơn một số vàng để hồi hương lập nghiệp mua đất vườn trong thời kỳ bao cấp, tương đương với giá trị căn nhà vào thời điểm tặng cho nhà, việc này cũng đã được ghi nhận tại Tòa.

Sau khi biết bà A sửa nhà, nguyên đơn đã khiếu nại nhiều nơi, UBND Phường có đưa bà A và nguyên đơn vào hòa giải nhưng không thành, chính vì vậy sau đó nguyên đơn mới khởi kiện ra Tòa để tranh chấp nhà, sở dĩ có chậm là vì cả nể tình bà con.

Vì những lý do trình bày ở trên, hiện nay nguyên đơn không quan ngại lằm vấn đề tòa xử ai thắng ai thua, mà chỉ quan tâm tới vấn đề Tòa kéo dài vụ kiện không chịu đưa ra xét xử và việc bà A đã không có yêu cầu thanh toán tiền sửa chữa nhà trước và sau khi bị đơn có yêu cầu phản tố và sau khi rút lui yêu cầu phản tố, các anh em của bị đơn cũng không có phản ứng nào mà tòa vẫn chưa đưa ra xét xử mà lại yêu cầu bà A có lời khai về việc có yêu cầu bồi thường tiền sửa chữa nhà nữa hay không? Chính vì thế nguyên đơn quan ngại nếu bà A có lời khai theo yêu cầu của Tòa thì có đúng quy trình pháp luật tố tụng không ? Thật ra nếu bà A đang ở Việt nam thì chẳng có việc gì, hiện nay bà A đang định cư nước ngoài mà ai đó muốn lợi dụng việc này để bày ra khó khăn, cố tình kéo bà A vào vụ kiện để gây phức tạp, kéo dài vụ kiện do thủ tục ủy thác tư pháp đối với bà A, nên cần phải ngăn chặn ý đồ này.

Rất cảm ơn diễn đàn.
Trân trọng.
Trả lời với trích dẫn



  #8  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
grdoor grdoor đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 311
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bạn Camphuong thân mến,
Đọc qua bài viết lần 2 của bạn là tôi đã hình dung được vấn đề, tôi hiểu và thông cảm cho vấn đề của bạn. Tuy nhiên, tôi chưa thể khẳng định bất cứ điều gì khi chưa được đọc hồ sơ mà chỉ căn cứ vào thông tin do bạn cung cấp, tôi sẽ tiếp tục đặt ra hết các giả thiết mà bạn có thể đang và sẽ gặp khi tham gia tố tụng giải quyết vụ án này.
1- A biết chắc chắn đó không phải nhà của mình nhưng A cũng biết chắc chắn đó là nhà bà nội và A không biết đó là nhà của Nguyên đơn hoặc Bị đơn. Với quan hệ máu mủ giữa Bà Nội - Cháu Nội thì A hoàn toàn có thể có tư cách ở trong căn nhà này, thực tế A đã sống tại đây từ trước khi Bị đơn chuyển QSH nhà cho Nguyên đơn. Vậy Bị đơn phải trả lời một thắc mắc khác : Bị đơn có chủ quyền Nhà này trước hay sau khi A vào đây sinh sống ? Nếu trước thì tại sao khi A vào đây sinh sống, Bị đơn không khiếu nại ? Còn nếu sau thì Bị đơn có được A, với tư cách người đang sử dụng nhà có giấy tờ gì đồng ý hay không ? Ngoại trừ A đã có giấy thừa nhận mình chỉ ở nhờ nhà trong hồ sơ cấp giấy chủ quyền nhà cho Bị đơn, còn thì trả lời kiểu nào, Bị đơn cũng gặp bất lợi.

* Xin lập lại, A sử dụng nhà trước khi Bị đơn chuyển QSH nhà cho Nguyên đơn. Thông thường người nhận chuyển nhượng phải tìm hiểu xem căn nhà mà mình sắp nhận tròn, méo thế nào, những ai đang sử dụng ? Tức Nguyên đơn phải biết A đang sử dụng căn nhà đó, vậy sao Nguyên đơn không yêu cầu Bị đơn phải "đuổi" A trước khi chuyển nhượng QSH nhà này cho mình ?
Qua trình bày vừa nêu, cho thấy A sử dụng nhà trước khi Bị đơn chuyển nhượng QSH nhà cho Nguyên đơn, không loại trừ có khi còn trước cả Bị đơn có giấy chủ quyền nhà, việc sử dụng của A là công khai ngay trước mắt mọi người, trong đó có cả Nguyên đơn và Bị đơn mà không ai khiếu nại, vậy không thể nói A lén lút mà là A chiếm hữu ngay tình.
Việc Nguyên đơn ở Xã khiếu nại A tự ý sửa chửa nhà của mình, hoà giải không thành, đáng lẻ vụ này tiếp tục được cấp Huyện giải quyết, nhưng khi lên tới Toà Huyện, Nguyên đơn đã thay đổi yêu cầu, không còn kiện A nữa mà lại kiện tranh chấp hợp đồng với Bị đơn. Như vậy, A được quyền xem Nguyên đơn đã từ bỏ ý định khiếu nại việc mình sửa chửa nhà.

2- Quan ngại của Nguyên đơn là có cơ sở, không còn hồ nghi gì nữa, Toà đang lôi bà A đang định cư bên Mỹ vào cuộc, tuy nhiên muốn khẳng định Toà làm điều này là trái pháp luật, nhằm làm phức tạp và kéo dài vụ án thì bạn phải giải quyết được các vấn đề mà tôi đã nêu ra ở phần 1, bởi lẻ khi Nguyên đơn khiếu nại việc đưa bà A vào cuộc, có thể đó sẽ là lập luận của Toà khi trả lời khiếu nại.
Trân trọng.
Trả lời với trích dẫn



  #9  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
eubia eubia đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 282
Mặc định

Cảm ơn bạn có nhiều phản biện, đặt ra cho tôi nhiều giả thiết rất bổ ích, nhờ vậy cách nhìn nhận vấn đề của tôi càng đươc sáng tỏ hơn, tôi mong muốn đươc nhận nhiều câu hỏi hơn nữa.
Tôi viết bài nầy gần xong thì bị cúp điện - Mất hết rồi, phải viết lại mà thôi.

Tôi đang chú trọng lưu ý của bạn ở phần 1. Tôn trọng bạn nên những sự kiện đã trình bày ra ở đây là trung thực như tôi có, kể cả thời điểm của năm.

Bị đơn ( ông X) là chủ sở hữu giấy phép xây dựng nhà số..Đô thành Saigon cấp ...1964, kê khai nhà cửa năm 1977, 1999 đứng tên chủ quyền nhà đất của ông X, ông X đã thực hiện các giao dịch cho tặng 1 nửa căn cho nguyên đơn năm 1987, bán 1 nửa căn năm 1997; trong thời kỳ này không có tranh chấp.

Sau giải phóng ông X hồi hương, căn nhà do bà T em ruột ông X là chủ hộ khẩu (1 nhân khẩu) trông coi, bà T đã thay mặt ông X kê khai nhà cửa năm 1977 đứng tên chủ quyền nhà đất của ông X. Năm 1980 bà A có hộ khẩu ở Vĩnh long về ở với bà T tại căn nhà nầy, năm 1989 bà A được công an phường cấp Giấy kiểm tra người cư trú không hợp lệ số..., ngày...1989.

Khi bị đơn chuyễn QSH cho nguyên đơn vào năm 1987 bà T chủ hộ đã ký vào văn tự này nội dung tôi chủ hộ ký tên đồng ý cho ông X là chủ QSH nhà chuyễn QSH cho nguyên đơn, Đến khi tòa thụ lý tranh chấp năm các anh em của ông X có lời khai trong biên bản hòa giải nguyên văn: " khi ông X chuyễn QSH nhà cho nguyên đơn mọi người trong nhà đều biết", có bà T, ông X, cả bà A ký tên.

Bạn hỏi Khi chuyễn QSH nhà tại sao nguyên đơn không yêu cầu bị đơn đuổi A ra khỏi nhà - nguyên đơn làm sao mà đòi đuổi bà A ra khỏi nhà được, dù sao cũng là bà con họ hàng đâu có ai làm vậy mà nguyên đơn làm, trong bụng có không ưa cũng phải làm thinh, vã lại bà A chỉ tạm trú không có hộ khẩu nên không đáng ngại.

Tôi không cải lại được lập luận của bạn về việc bà A chiếm hữu nhà là công khai, ngay tình; Nhưng đâu phải bà A chiếm hữu ngay tình với tư cách là chủ sở hữu? Một khi không phải là người chiếm hữu với tư cách chủ sở hữu thì không có quyền sửa chữa nhà (định đoạt thay đổi kết cấu nhà, bỏ phần này thay phần khác). Như vậy hành vi sử chữa nhà của bà A là KHÔNG NGAY TÌNH, mặc dù việc chiếm hữu nhà để ở có thể ngay tình (do bà T chủ hộ cho ở).
Ở đây tôi không quan ngại về việc cư trú của bà A, mà chỉ quan tâm tới việc sửa chữa nhà của bà A có trái pháp luật không ? Tòa có thụ lý đối với yêu cầu đòi bồi thường tiền sửa nhà đối với hành vi sửa nhà trái pháp luật không ? Nếu Tòa thụ lý yêu cầu này thì thời hiệu bắt đầu từ khi nào ? Việc bà A đã tham gia vụ kiện đứng về phía bị đơn có được xem như quyền lợi của bà A có xảy ra tranh chấp để làm căn cứ tính thời hiệu khởi kiện không?

Đối với phản biện của bạn cho rằng Nguyên đơn không theo đuổi việc khiếu nại bà A, khi tới Tòa đã thay đổi yêu cầu, không còn kiện bà A nữa mà lại kiện tranh chấp hợp đồng với bị đơn, thì A được quyền xem như nguyên đơn từ bỏ ý định khiếu nại việc mình sửa chữa nhà: - Đúng là khi khởi kiện nguyên đơn không có yêu cầu kiện bà A sửa nhà là vì bà A cũng không có yêu cầu đòi thanh toán tiền sửa nhà, như vậy bớt tranh chấp trong bà con, vụ kiện bớt phức tạp để kết thúc nhanh hơn, vì đằng nào thì bà A cũng sẽ xuất cảnh định cư tại Mỹ, gây khó khăn cho A không xuất cảnh đươc mà có ích gì, thậm chí còn bất lợi cho việc thi hành án sau này. Nhưng không phải vì vậy mà nay bà A được quyền đòi lại tiền sửa chữa nhà do hành vi xâm phạm QSH (Vì luật không có quy định ); việc nguyên đơn không khiếu nại bà A cũng không vì vậy mà thay đổi được hành vi của A xâm phạm QSH của ngườ khác, có chăng thì bà A khỏi phải bồi thường thiệt hại, khỏi trả lại lợi nhuận thu được từ việc bán caphê cho nguyên đơn, khỏi phải tốn tiền tháo dỡ phần sửa chữa mà thôi.

Trên đây chỉ là thảo luận của cá nhân tôi mà thôi - Xin các bạn góp ý
Trân trọng.
Trả lời với trích dẫn



  #10  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
dongthanhqn dongthanhqn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 280
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Qua nội dung trình bày, cho thấy bạn cũng am hiểu pháp luật, tuy nhiên, không hiểu tại sao - vì muốn bảo vệ Nguyên đơn chăng ? - mà đôi khi bạn lại nhận định không khách quan và không có căn cứ pháp luật :
1- Bạn đã công nhận A là người chiếm hữu nhà ngay tình, nhưng lại cho rằng hành vi chiếm nhà là ngay tình, còn hành vi sửa chửa nhà sau khi chiếm là không ngay tình ! Lẻ thường sau khi chiếm hữu thì tài sản là của mình nên mình được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản ( điều 165 Bộ luật dân sự ) chứ bạn. Tôi không thấy điều Luật nào qui định người chiếm hữu ngay tình không được sửa chửa tài sản mà mình chiếm hữu, nhưng tôi biết tại điều 247 Bộ luật dân sự hiện hành có qui định người chiếm hữu ngay tình trong thời hạn 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sỡ hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.

2- Cũng qua nội dung trình bày của bạn, cho thấy Bị đơn không hề có ý định đuổi A ra khỏi nhà, nguyên đơn khi nhận chuyển nhượng QSH nhà này cũng không có ý định đó. Hơn thế nữa, Bị đơn trước kia và Nguyên đơn sau này cũng không ai khiếu nại việc A sửa chửa nhà cửa, bán quán cà phê thu lợi hàng ngày mà không phải làm nghĩa vụ tài chính với ai. Sự im lặng đó là gì nếu không phải là đồng ý với việc cư trú và những việc làm khác của A tại căn nhà này ?
Trước đây Nguyên đơn, Bị đơn đồng ý thì A mới ở, mới sửa chửa nhà và bán cà phê được, nay hai vị này đổi ý, A phải ra ngoài cư trú và sinh sống thì việc phải xem xét công lao, chi phí sửa chửa, tôn tạo làm tăng giá trị sử dụng nhà của A là phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

Riêng về thời hiệu của A thì theo như tôi phân tích ở trên, phải tính từ ngày chủ sỡ hữu căn nhà đổi ý không cho A ở nữa. Mà chủ sỡ hữu nhà đang còn chờ Toà phán quyết là ai, cho nên thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện đòi chủ sỡ hữu phải thanh toán lại chi phí tôn tạo, sửa chửa làm tăng giá trị nhà của A đang còn trong thì tương lai kia, Toà đưa A vào ngay lúc này là đã "tính gọn" dùm cho hai bên Nguyên, Bị rồi đó. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý, A bây giờ đã ra nước ngoài sinh sống, nghĩa là bà ta có lý do rất thuyết phục về trở ngại khách quan về địa lý khiến mình không thể khởi kiện được trong thời hạn luật định, cho nên thời gian gặp trở ngại khách quan kia không tính vào thời hiệu khởi kiện theo điều 161 BLDS đó nghe bạn.
Tôi bận việc rồi nên tạm dừng bài viết này ở đây, tôi sẽ trở lại để cùng bạn làm rõ hơn bởi tôi cũng thấy chủ đề này đã hấp dẫn mình. Bạn thấy đó, mới là tôi ( người chỉ hiểu biết Luật nhất định ) phản biện thôi mà bạn đã không trả lời được nhiều nội dung rồi, vậy khi đối mặt với Thẩm phán kỳ cựu về Luật thì bạn làm sao đây ? Trân trọng
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:39 AM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.