#1
|
|||
|
|||
Bình luận khoản 1 điều 116 Bộ luật lao động
Tại khoản 1 điều 116 Bộ luật lao động hiện hành có quy định: “Nơi có sử dụng lao động nữ, phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ.” Các bạn nghĩ sao về quy định này? Theo cách suy luận của một người bình thường thì quy định này có nghĩa là: “Chỉ có những nơi lao động nữ làm việc mới có những chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ còn nơi sử dụng lao động nam thì không”. Theo tôi, không cần thiết phải có quy định tại khoản 1 điều 116 mà chúng ta cần quy định: “Nơi có sử dụng lao động phải đảm bảo các nhu cầu vệ sinh thiết yếu cho người lao động.” Chỉ cần như vậy là đủ, và điều luật sẽ chặt chẽ hơn. |
#2
|
|||
|
|||
- Quy định tại khoản 1 điều 116 Bộ luật lao động hiện hành như bạn nêu là quy định bắt buộc nơi làm việc có sử dụng lao động nữ phải có các hạng mục đấy, còn nó sẽ là không bắt buộc đối với lao động nam (tức là có thể có một hoặc tất cả các hạng mục hoặc không). - Bạn nói là nên quy định lại là "Nơi có sử dụng lao động phải đảm bảo các nhu cầu vệ sinh thiết yếu cho người lao động.” như vậy có vẻ hơi chung chung (người sử dụng lao động họ có thể không chịu đầu tư đồng bộ các hạng mục đã nêu ở khoản 1 điều 116) |
#3
|
|||
|
|||
Đồng ý với bác Phạm Trần. Theo mình nghĩ thì việc quy định như k1đ116, thực ra là cái mà nhà làm luật muốn chưng minh rằng luật VN quan tâm đến nữ giới, nhưng thực ra là chẳng có gì. Có một cái mà chúng ta phải thừa nhận là càng quy định chi tiết thì càng dễ bị lách luật.
|
#4
|
|||
|
|||
[/color][/u][/b] Bạn căn cứ vào điểm gì để khẳng định rằng các nhà làm luật quy định như vậy làmuốn chứng minh rằng Luật Vn quan tâm đến nữ giới,.................. và càng chi tiết thì càng rễ lách luật. Các bạn không thấy Điêu 11 6 nằm trong: CHươNG X :NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ. Nếu một người không được thông minh lắm cũng hiểu , trường học, công sở, nơi ở, nơi làm việc ...thì phải có nhà vệ sinh. Tuy nhiên chương X Bộ luật lao động dành hẳn một chương để quy định thêm đối với lao động nữ ( vì lao động nữ có những đặc điểm sức khoẻ,tâm ,sinh lý khác nam giới). Và thực tế người sử dụng lao động đã và đang phải thực hiện những quy định này,. Và tôi muốn nhấn mạnh không biết bạn waykx.tk căn cứ vào điểm gì để phát biểu như vậy?? |
#5
|
|||
|
|||
Quy định là một chuyện làm hay không lại là một chuyện khác, ngay cả các cơ quan NN như các trường học công lập ở nơi nghèo nàn tí, chỉ có mỗi hai cái nhà vệ sinh cho nam, nữ thôi ý, lấy đâu ra nhà tắm, thay quần áo. Đấy là NN chứ chưa tính đến nơi tư nhân đâu đấy.
Còn quy định như thế là hợp lý rồi, nó thể hiện NN luôn quan tâm đến người LĐ, nhất là các LĐ nữ. Nếu quy định như bạn Phạm Trần, thì lại phải có một văn bản hướng dẫn thế nào là nhu cầu vệ sinh thiết yếu, có phải quá rắc rối không. |
#6
|
|||
|
|||
Đầu tiên là nói về vấn đề: quy định như vậy là để chứng minh rằng pháp luật VN muốn chứng minh rằng họ quan tâm đến nữ giới nha. Nếu không quan tâm đến nữ giới thì họ quy định như thế làm gì, nếu không quan tâm đến nữ giới thì họ quy định hẳn một chương dành cho nữ làm gì ??? ) Thứ hai là cái chuyện "quy định càng chi tiết thì DN dễ lách luật" nha: Luật luôn lạc hậu với thực tiễn (nếu bạn không đồng ý với điểm này thì mình không còn gì để nói) do vậy việc quy định quá chi tiết thì DN chỉ cần làm khác đi so với những gì pháp luật quy định thì tất yếu không bị xử lí. Pháp luật VN không thừa nhận án lệ và mọi phán quyết của thẩm phán phải theo quy định của pháp luật, điều này làm hạn chế sự linh động của thẩm phán, khiến họ luôn phải "nhìn trước ngó sau" khi ra một phán quyết. Trong khu rừng luật pháp của VN không được hoàn thiện và còn nhiều thiếu xót, luôn luôn lạc hậu thì cứ "nhìn trước ngó sau" thì làm sao mà ra một bản án phù hợp với thực tiễn được. Luật mà càng chi tiết, càng cụ thể thì rất dễ can thiệp thô bạo, cản trở sự sáng tạo của người dân, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Ví như luật cạnh tranh, tại nhiều điều khoản, nhà làm luật luôn cố gắng mở hết sức và không miêu tả cụ thể hành vi vi phạm mà chủ yếu là hậu quả mà hành vi đó gây ra. Nói nhiều mà kiến thức không bao nhiêu, mong các bác chặt chém nhè nhè :5: |
#7
|
|||
|
|||
Đây mới là quan điểm của bạn nè! Vấn đề đặt ra và mình muốn nói là khi nhìn nhận đánh giá sự vật cần có một quan điểm toàn diện,khách quan . Nhìn nhiều phía và từ nhiều phương diện khác nhau. Đánh giá vấn đề trong mối quan hệ biện chững với tất cả những gì xung quanh và tác động đến nó. Ví dụ như: Bạn cho vậy là cụ thể ,nhưng tôi cho rằng thế là vừa đủ và hợp lý. Vấn đề nếu Pháp luật không chi tiết cụ thể thì làm sao có thể điều chỉnh đươc các quan hệ xã hội. Vấn đề đặt ra thế nào là cụ thể, chi tiết.....
|
#8
|
|||
|
|||
sặc sặc . sao các vị lại quan tâm tới chủ đề này thế nhỉ. hic. đã bảo vì đó là chương ưu tiên cho nữ giới rùi thì quy định dành riêng cho nữ giới, đây cũng thể hiện Sự quan tâm đặc biệt tới phái yếu mà haha . hình thức mang tính cổ động là chính thôi. hì. trên thực tế thì chúa biết. nhà làm luật chỉ muốn nhấn mạnh lại thôi mà. |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:06 PM |