Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Hôn Nhân và Gia Đình
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 26-07-2012, 05:01 PM
bsff20 bsff20 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 305
Mặc định Giải quyết ntn? Vấn đề xác định quan hệ cha con và cấp dưỡng

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Anh A và chị B sau một thời gian chung sống thì ly hôn, tòa xử con gái C 2 tuổi của họ sẽ sống với mẹ và người cha có trách nhiệm cấp dưỡng hàng tháng. anh A kết hôn lại ngay sau khi ly dị chị B và có con với người vợ mới, chị B vẫn ở vậy nuôi con.
12 năm sau, anh A phát hiện ra anh không phải là cha ruột của C. A kiện chị B vì tội lừa đảo và nói rằng số tiền cấp dưỡng cho C 12 năm qua đáng nhẽ phải được giành cho đứa con thật của anh và anh không có nghĩa vụ phải cung cấp tiền để nuôi dưỡng con của người đàn ông khác.
Trong trường hợp trên, làm tnao để bảo vệ cho chị B? Xin nhờ mọi người giúp đỡ
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 26-07-2012, 05:01 PM
daithanhxk daithanhxk đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 300
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tình huống rất hay! Nếu tôi tư vấn cho chị B thì có thể cho một vài lời khuyên như sau:
+ Không phải lo về tội lừa đảo (do không đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc cho dù đã đủ nhưng đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định tại điều 23 Luật hình sự)
+ Về vấn đề dân sự (hôn nhân gia đình): đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến tình cảm quan hệ vợ chồng con cái nên tốt nhất là 02 bên thương lượng tránh gây thiệt thòi cho đứa con (nhất là về mặt tình cảm). Còn nếu không thương lượng được thì cứ để anh B yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên dù ai thắng hay thua thì người chịu thiệt hại nhiều nhất chính là đứa trẻ, cha mẹ đã ly dị lại còn tranh chấp tiền nuôi dưỡng (có đáng không?) và có thể chị A sẽ phải hoàn trả tiền cấp dưỡng nhưng anh A cũng phải tốn một khoản tiền không nhỏ cho chi phí giám định ADN và các khoản chi phí pháp lý khác! Có đáng không?
Nếu là luật sư, tôi sẽ không nhận tư vấn cũng như bảo vệ quyền và lợi ích cho anh B.
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 26-07-2012, 05:01 PM
thanhlongcoltd thanhlongcoltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 322
Mặc định

Vấn đề bạn hỏi tôi đã tư vấn tại: http://phamnghiem.com.vn/vn/luat-su/.../MMWPIV110810/

Mong hồi đáp của bạn
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 26-07-2012, 05:01 PM
dongthanhqn dongthanhqn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 280
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

đây không phải là tội lừa đảo
vì cho dù đứa con đó không phải là con đẻ của B nhưng nó đã chung sống với A và B từ lâu nên có thể coi là con nuôi
cho nên chị A không bị sao
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 26-07-2012, 05:01 PM
hlco hlco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 291
Mặc định

Không phải vì cháu C đã chung sống với A và B từ lâu nên có thể coi là con nuôi đâu bạn ơi! Vì theo quy định Điều 72 Luật HN&GĐ thì: "việc nhận con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch".

Ở đây thì chị B không có dấu hiệu gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo điều 139 BLHS thì "người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000đ ..." nên chắc chắn chị B không phạm tội này.

www.phamnghiem.com.vn
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 26-07-2012, 05:01 PM
grdoor grdoor đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 311
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trước hết em rất cám ơn sự tư vấn tận tình của các luật sư!

Theo ý kiến của em:
- Theo Điều 139 BLHS về lừa đảo chiếm đoạt tài sản: người phạm tội trước hết có hành vi lừa dối ( cố tình đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật) -> mục đích của hành vi lừa dối là để chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp trên, chị B khi sinh C đã không nói cho anh A biết sự thật C không phải là con đẻ của anh, nói cách khác là cố tình lừa dối anh A, nhg ban đầu không phải là với mục đích chiếm đoạt tài sản. Nếu có chăng chỉ là sự sai trái về đạo đức xã hội chứ không phải là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, đến khi 2 vợ chồng làm thủ tục ly dị, chị B vẫn không nói ra sự thật, có thể là chị sợ tai tiếng của xã hội, nhưng cũng có thể chị muốn anh A phải cấp dưỡng tiền nuôi C hàng tháng. Vậy đến đây hành vi của chị B có được coi là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS???

- Khoản tiền cấp dưỡng trong 12 năm=144 tháng không thể dưới 50 triệu đồng, nên nếu bị buộc tội, tội phạm của chị B có thể là tội nghiêm trọng (50-200 triệu đồng; hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự) hoặc tội rất nghiêm trọng (200-500 triệu đồng;thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn)

Cho em hỏi là trong bản án ly hôn, tòa án có quy định số tiền cụ thể mà hàng tháng anh A phải cấp dưỡng cho cháu C hay ko? Và nếu có thì liệu sau 12 năm số tiền ấy có thay đổi không ạ (vs tình hình lạm phát chóng mặt thế này)?
Trả lời với trích dẫn



  #7  
Cũ 26-07-2012, 05:01 PM
hieuducco hieuducco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 304
Mặc định

Chào bạn!
+ Luật hôn nhân gia đình năm 2000 có quy định về mức cấp dưỡng, cụ thể:
"Điều 53. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết."
+ Đối với vấn đề chị B có phạm tội lừa đảo hay không, theo tôi thì chị B không phạm tội, đây chỉ đơn thuần là quan hệ dân sự, hơn nữa hành vi của chị B không gây nguy hiểm cho xã hội mà chỉ đơn thuần là chăm lo cho con, nếu có lừa dối thì cũng chỉ sai trái về mặt đạo đức.
Mong bạn chia sẻ thêm với mình về vấn đề này nha!
Trả lời với trích dẫn



  #8  
Cũ 26-07-2012, 05:01 PM
thinhphat thinhphat đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 318
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tôi hiểu heartshort_47 đang thắc mắc về chị B có phạm tội lừa đảo hay không?
1/ Nhưng đầu tiên tôi xin khẳng định chắc chắn với bạn rằng không có yếu tố hình sự trong vụ án này. Vì như bạn phân tích thì tội lừa đảo phải có dấu hiệu "gian dối" trước khi chiếm đoạt tài sản và mục đích là chiếm đoạt tài sản.
Về yếu tố "gian dối" thì ở đây cháu C được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa chị B với anh A. Như vậy, trước tiên phải xác định cháu C là con của anh A. Lúc này, chị B đã có quan hệ ngoại tình và có cháu C nhưng anh A không mảy may nghi ngờ gì. Đến 12 năm sau anh A mới phát hiện là cháu C không phải là con mình. Như vậy, việc "lừa dối" của chị B không đồng nghĩa với "gian dối" của Điều 139 BLHS. Chị B có thể không nói ra sự thật chứ không hề cố tình đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.
www.phamnghiem.com.vn

2/ Đây chỉ là yếu tố dân sự mà thôi. Nếu anh A khởi kiện ra tòa yêu cầu xác định cháu C không phải là con mình và chứng minh được thì bản án ly hôn trước đó được xem là có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vấn đề cấp dưỡng nên anh A kiến nghị để tái thẩm vụ án này để yêu cầu người có thẩm quyền xem xét lại bản án. Lúc này, anh A mới có quyền yêu cầu xem xét khoản tiền cấp dưỡng " nhầm lẫn đối tượng" mà thôi.

Nếu anh A không thực hiện các bước về tố tụng trên thì bản án ly hôn vẫn có hiệu lực và anh A tiếp tục thi hành án dân sự khoản tiền cấp dưỡng.
Đây là trường hợp "quạ nuôi tu hú"

3/ Thông thường, trong bản án ly hôn HĐXX sẽ xem xét vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng để đưa ra số tiền cụ thể và phương thức cấp dưỡng cụ thể (hàng tháng hay 1 lần đến khi đủ 18 tuổi).
Nếu sau này, số tiền cấp dưỡng quá ít do trượt giá thì có quyền yêu cầu Tòa án xem xét lại số tiền cấp dưỡng đó.
Trả lời với trích dẫn



  #9  
Cũ 26-07-2012, 05:01 PM
cmfc cmfc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 313
Mặc định

Đây là lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng thôi. Với vấn đề này tôi nghỉ chẳng ai có tội hay có lỗi j cả.

cách giải quyết bây giờ là anh chàng kia chứng minh đứa nhỏ kia không phải là con của anh ấy và anh ấy không có nghĩa vụ cấp dưỡng nữa.
Trả lời với trích dẫn



  #10  
Cũ 26-07-2012, 05:01 PM
vinatex vinatex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 305
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tôi không đồng ý với bạn quyetquyen945 khi bạn cho rằng "Đây là lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng..."
Cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là Tòa án chẳng có lỗi gì. Khi thụ lý, giải quyết vụ án thì căn cứ vào phạm vi đơn khởi kiện, yêu cầu của đương sự trong vụ án và các quy định pháp luật để xét xử giải quyết.
Việc cháu C không phải là con anh A đâu có dính dáng gì đến cơ quan tiến hành tố tụng. Lúc đó, anh A đâu có đơn khởi kiện hay phản tố yêu cầu Tòa án xác định cháu C không phải con anh A đâu mà giải quyết.

Đúng là chẳng có yếu tố hình sự nhưng mọi người hãy coi đây là nguyên nhân khách quan thì hay hơn.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:07 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.