Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > MỌI NGƯỜI CÙNG THẢO LUẬN > Thảo luận Luật Dân Sự
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 20-03-2013, 08:34 AM
may1hd may1hd đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 13
Mặc định Qui trình khởi kiện tranh chấp qsdđ

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Giai đoạn 1 : Hòa giải ở UBND Phường ( Xã )
1- Thu thập, tập hợp chứng cứ, photo chứng thực chứng cứ để nộp kèm theo đơn. Tuyệt đối không được nộp bản chính chứng cứ.
2- Làm đơn tranh chấp QSDĐ gởi UBND Phường (Xã ) nơi đất tọa lạc ( mẫu đơn số 1 ) nộp cho Cán bộ Tư Pháp Xã ( Phường ) yêu cầu viết giấy biên nhận, cũng có thể gởi qua bưu điện bảo đảm và giữ biên nhận của Bưu điện để làm bằng chứng.
3- Trong thời hạn 30 ngày, UBND Xã phải tổ chức hòa giải. Nên photo chứng thực Giấy mời của UBND Xã để nộp khi tới hòa giải, bản chính giữ lại để sử dụng khi cần.
4- Hòa giải không thành thì đề nghị UBND Xã cấp 2 bản chính biên bản này, 1 bản nộp cho Tòa kèm theo đơn khởi kiện, 1 bản giữ lại để sử dụng khi cần. Trường hợp UBND Xã chỉ giao 1 bản thì photo chứng thực nộp cho Tòa, giữ lại bản chính.

Giai đoạn 2 : Khởi kiện ở cấp Sơ thẩm
1- Viết đơn khởi kiện theo mẫu qui định ( mẫu đơn số 2 ) kèm theo bản sao chứng thực của chứng cứ và Biên bản hòa giải không thành của UBND Xã. Chú ý thời hiệu.
2- Có thể gởi hồ sơ khởi kiện tới TAND Huyện ( Quận ) theo đường bưu điện bảo đàm nhưng nên tới Tòa nộp để yêu cầu viết giấy biên nhận ghi đầy đủ các chứng cứ.
3- Tòa gởi thì mang Thông báo nộp tạm ứng án phí tới Chi cục thi hành án Dân sự Huyện ( Quận ) để đóng rồi nhận 2 biên lai, trở qua nộp cho Tòa sơ thẩm 1, còn 1 đương sự giữ. Chú ý là phải đóng tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa trong 15 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo.
4- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự theo qui định của Bộ Luật tố tụng dân sự như ghi lời khai, bổ sung chứng cứ, thay đổi yêu cầu khởi kiện, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu Tòa lấy lời khai nhân chứng, thẩm định tại chỗ, thu thập hộ chứng cứ, đo đạc, định giá tài sản tranh chấp, hòa giải …v…v…
5- Nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử và Thông báo mở phiên tòa thì làm đơn xin Tòa cho biết những tài liệu, chứng cứ của Tòa thu thập và phía bên kia cung cấp ( mẫu đơn số 3 ) để làm cơ sở viết đơn ( mẫu đơn số 4 ) xin Tòa sao chụp tài liệu, chứng cứ cần thiết để nghiên cứu xây dựng nội dung tranh luận bảo vệ quyền lợi cho mình, hoặc để khiếu nại Quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa.
6- Dự phiên Tòa : khai báo lý lịch trích ngang cho Hội đồng xét xử ( HĐXX ), trả lời các câu hỏi của HĐXX và Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự. Nếu thấy có vấn đề cần hỏi phía bên kia để làm sáng tỏ vụ án thì đề xuất với HĐXX. Phát biểu quan điểm tranh luận của mình đối với vụ án. Nếu có các tình huống mà theo Luật qui định là phải hoãn phiên Tòa thì có thể yêu cầu HĐXX cho hoãn phiên Tòa.
7- Ngay sau Phiên Tòa kết thúc nên gặp Thư ký để hẹn ngày tới nhận Bản án sơ thẩm. Đồng thời yêu cầu cho xem Biên bản phiên Tòa, đề nghị sửa chữa những chổ Biên bản ghi không đúng rồi ký tên vào.

Giai đoạn 3 : Kháng cáo ở cấp Phúc thẩm
1- Khi tới Tòa nhận Bản án sơ thẩm, phải đọc kỹ xem có sai sót gì về chính tả ( đương sự viết thành đương soo5 ) hoặc làm toán ( ví dụ 1+1=2 viết sai là = 3 ) cũng như năm sinh, họ tên của những người bản án đề cập (Lê Thuận viết thành Lê Thận ) để yêu cầu Tòa chỉnh sửa lại. Cũng phải đọc kỹ xem phần Quyết định của Bản án được giao có giống với nội dung Quyết định mà HĐXX tuyên ngay tại Phiên Tòa hay không. Trường hợp không giống thì ngay lập tức làm đơn khiếu nại.
2- Sau khi nhận Bản án sơ thẩm, nếu muốn thì viết đơn kháng cáo ( mẫu đơn số 3 ) nộp cho Tòa sơ thẩm, Tòa này sẽ giao Thông báo và đương sự kháng cáo mang sang Chi cục thi hành án dân sự Huyện đóng tiền tạm ứng án phí Phúc thẩm, xong trở lại nộp cho Tòa sơ thẩm 1 biên lai, biên lai còn lại đương sự giữ. Chú ý thời hạn kháng cáo phúc thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm mà đương sự có mặt tại Phiên tòa. Trường hợp đương sự không có mặt tại Phiên tòa thì thời hạn 15 ngày được tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
3- Thực hiện các việc như đã trình bày ở phần 4, 5, 6, ở Giai đoạn 2.
Bản án Phúc thẩm là bản án có hiệu lực thi hành, cho nên khi đương sự khiếu nại xin Giám đốc thẩm mà chưa có Quyết định gì từ Tòa tối cao đối với Bản án này thì đương sự vẫn phải chấp hành thi hành án.

Giai đoạn 4 : Xin kháng nghị Giám đốc thẩm
1- Nếu có căn cứ Bản án phúc thẩm có hiệu lực nhưng vi phạm pháp luật thì đương sự hay bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào đều có quyền Thông báo tới Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao đề nghị ra Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm trong thời hạn là 3 năm kể từ ngày có Bản án phúc thẩm có hiệu lực. Nếu là đương sự thì làm đơn khiếu nại xin kháng nghị GĐT ( mẫu đơn số 4 ) kèm theo là đơn xin tạm hoãn thi hành án ( mẫu đơn số 5 ).
2- Có thể gởi đơn qua đường Bưu điện, chỉ cần ghi địa chỉ nơi nhận là CHÁNH ÁN TAND TỐI CAO – HÀ NỘI hoặc VIỆN TRƯỞNG VKSND TỐI CAO – HÀ NỘI, cũng có thể tới nộp đơn tại Phòng tiếp dân của TAND tối cao và VKSND tối cao.

Giai đoạn 5 : Xin kháng nghị Tái thẩm
1- Nếu phát hiện có chứng cứ, tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung cơ bản của Bản án phúc thẩm có hiệu lực ( ví dụ A kiện B đòi nợ, A xuất trình được giấy cho vay, B khai đã trả nợ xong và có làm giấy nhưng giấy này bị thất lạc, Bản án phúc thẩm tuyên buộc B phải trả nợ cho A do không có chứng cứ đã trả nhưng 4 năm sau tình cờ trong lúc dọn nhà, B tìm lại được giấy thanh toán nợ giữa 2 bên thì giấy thanh toán nợ này là chứng cứ mới, chưa từng có trong vụ án ) thì đương sự hoặc bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào đều có quyền Thông báo tới Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao. Nếu là đương sự thì làm đơn khiếu nại xin kháng nghị Tái thẩm ( mẫu đơn số 6 ) kèm theo là đơn xin tạm hoãn thi hành án ( xem mẫu đơn số 5 ).
Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự qui định Người có thẩm quyền kháng nghị Tái thẩm có thời hạn 1 năm để kháng nghị kể từ ngày biết được căn cứ để kháng nghị, như vậy kể cả khi đã hết hạn kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm mà phát hiện có tình tiết, chứng cứ mới thì vẫn có quyền kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với Bản án Phúc thẩm đã có hiệu lực.
2- Thực hiện theo phần 2 ở giai đoạn 4.

Nếu đương sự không am hiểu Luật thì nên nhờ người am hiểu Luật mà mình tin cậy làm người đại diện ngay từ giai đoạn hòa giải ở Xã, bởi lời khai của đương sự cũng là chứng cứ, người không am hiểu Luật lắm khi tự có lời khai bất lợi cho mình, hoặc do không hiểu nên dễ dàng ký thông qua các Biên bản có nội dung na ná nhưng khác hẳn với nội dung mà các đương sự trình bày theo ý chí, thậm chí có đương sự khi được yêu cầu ký khống vào những tờ giấy trắng vẫn ký vô tư, để rồi khi những tờ giấy trắng ấy biến thành chứng cứ bất lợi cho mình, biết bị lừa thì đã muộn vì “bút sa gà chết”, rành rành chữ ký thì không thể nào kêu oan.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:54 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.