#1
|
|||
|
|||
Luật hôn nhân và gia đình
A và B là vợ chồng hợp pháp. Do nghi ngờ vợ ngoại tình nên giữa hai bên phát sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn. Khi ly hôn, tài sản mà hai bên tranh chấp là số cổ phiếu mà A đang nắm giữ. Theo lời khai của A thì năm 2005, công ty A thực hiện chủ trương cổ phần hoá, A đã bàn với B sử dụng tài sản chung để đầu tư vào cổ phiếu nhưng B không đồng ý. Vì vậy, A đã vay chị gái của A 200.000.000 đồng để mua cổ phiếu. Do vậy, khi ly hôn, A sẽ nắm giữ số cổ phiếu này và có nghĩa vụ trả nợ cho chị gái mình, không liên quan đến B. Nhưng B lại cho rằng toàn bộ số cổ phiếu này là tài sản chung của vợ chồng, nếu A muốn nắm giữ thì hoàn lại số tiền cho B, theo giá được niêm yết trên thị trường chứng khoán vào thời điểm họ giải quyết việc ly hôn. Theo anh (chị), TAND giải quyết như thế nào đối với phần tài sản tranh chấp nêu trên? Tại sao? |
#2
|
|||
|
|||
Em hãy tham khảo những điều này, hy vọng em có câu trả lời cho riêng mình: Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. 2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. Điều 28. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung 1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này. Điều 29. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. 2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận. Điều 30. Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Điều 31. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng 1. Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. 2. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản. 3. Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế. Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng 1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. 2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Điều 33. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. 2. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. 5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng. và các văn bản khác hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000. chúc em vui vẻ và có những buổi học vui ve và thành công. |
#3
|
|||
|
|||
Theo tôi nghĩ trường hợp bạn nêu ra cũng còn rất chung chung. Về nguyên tắc thì trách nhiệm chứng minh thuộc về đương sự theo như quy định tại Điều 6 của Bộ luật tố tụng dân sự. Bạn hỏi là Toà án sẽ giải quyết như thế nào nên tôi có thể đưa ra một số ý kiến như sau:
Trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án Toà án sẽ xem xét các chứng cứ mà cả A và B xuất trình để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp, có căn cứ. Đối với B: Nếu B cho rằng số cổ phiếu đó là tài sản chung của vợ chồng thì B phải cung cấp được các chứng cứ để chứng minh tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ như B có thể lập luận trước Toà là việc B không đồng ý để A dùng tài sản chung của vợ chồng để đầu tư cổ phiếu vào thời điểm năm 2005 là do hoàn cảnh khó khăn của vợ chồng, vì lo lắng cho tương lai của gia đình, con cái...và việc A vay tiền của chị gái 200.000.000 đ để mua cổ phiếu B có biết, cả A cũng biết B có biết việc đó; B cũng không có ý kiến gì phản đối vì lúc đó A cũng đã vay để mua rồi. B cũng phải chứng minh được là lợi nhuận thu được từ việc A đầu tư chứng khoán cũng được dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của cả gia đình. B có thể đưa ra chứng cứ để chứng minh tài sản đó không phải là tài sản riêng của vợ, chồng như quy định tại Điều 32 của Luật hôn nhân và gia đình. B có thể viện dẫn quy định tại Điều 32 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cùng các lập luận như nêu trên để chứng minh cho yêu cầu của mình (Điều 32 quy định: “ Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân”) Lưu ý: Bạn có thể xem thêm các quy định tại Điều 29, Điều 30 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nói tóm lại là B phải đưa ra được chứng cứ để chứng minh đó là tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp nếu B chứng minh được và những chứng cứ mà B xuất trình là hợp pháp và có căn cứ thì Toà án sẽ chấp nhận yêu cầu của B. Đối với A: trường hợp nếu A chứng minh được số cổ phiếu đó được mua bằng tiền riêng của A và khi A vay tiền của chị gái, B không hề hay biết và A cũng không cho B biết, cũng không nhập khối tài sản đó vào tài sản chung của vợ chồng. Trong quá trình kinh doanh mua bán cổ phiếu cũng như hưởng lợi tức A đều thực hiện một mình, và lợi tức phát sinh từ số cổ phiếu đó A không hề dùng để phục vụ sinh hoạt chung của gia đình mà dùng để đầu tư kinh doanh riêng. A phải đưa ra được các chứng cứ để chứng minh cho lập luận của mình là có căn cứ. Nếu A chứng minh được số cổ phiếu đó là tài sản riêng của mình theo quy định tại Điều 32 của Luật hôn nhân và gia đình thì Toà án sẽ công nhận đó là tài sản riêng của A. Tuy nhiên, trường hợp bạn nêu ra chỉ là một tình huống chung chung nên khó có thể đưa ra câu trả lời cụ thể. Trên thực tế, khi Toà án giải quyết những vụ án về chia tài sản của vợ chồng thì các đương sự phải tự chứng minh bằng các chứng cứ cụ thể. Nếu các đương sự không chứng minh được tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì Toà án sẽ căn cứ vào khoản 3 Điều 27 của Luật hôn nhân và gia đình để quyết định tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. (khoản 3 Điều 27 LHN&GĐ quy định: “trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản riêng”). Chúc bạn thành công. |
#4
|
|||
|
|||
mình gặp trường hợp chồng bỏ nhà đi theo ngưới đàn bà khác và đã giả mạo chữ ký vợ mình để vây tiền ngân hàngvới số tiền là 20tr đồng! đến khi sự việc bại lộ thì tòa án lại xử chia đôi mỗi ngươi chịu một nữa vậy việc là như thế nào! ai có thể giúp mình với |
#5
|
|||
|
|||
nghĩa vụ chứng minh trong vụ này thuộc về bên người vợ. Người chồng đã đưa ra bằng chứng rằng 2 vợ chồng cùng ký tên vay ngân hàng (hợp đồng tín dụng hoặc khế ước nhận nợ, v.v.v.), nếu người vợ cho rằng chữ ký trên giấy tờ đó là giả mạo thì phải có nghĩa vụ chứng minh như yêu cầu giám định chữ ký hoặc các hình thức khác thuyết phục được tòa. Mình nghĩ trường hợp trên người vợ không chứng minh được nên tòa mới xử như vậy
|
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:09 PM |