#1
|
|||
|
|||
giải giúp mình bài này nhé! thanks
Tháng 2/200N, công ty TNHH DH có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh ký hợp đồng với công ty nước ngoài LV mua 5000 tấn phân urê, giao hàng chậm nhất ngày 30/5/2010. Như thường lệ, hai bên chỉ chú ý thương lượng về giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn giao hàng. Sau khi gửi email, fax qua lại nhiều lần, hợp đồng mua bán được ký kết chỉ hai trang giấy đánh máy, trong đó chỉ nêu những điều khoản chính. Tháng 3/2010, công ty DH ký hợp đồng bán lại toàn bộ lô hàng cho công ty M có trụ sở ở Tiền Giang. Đến ngày 2/6/2010, đã hết hạn giao hàng nhưng vẫn không thấy công ty LV giao hàng. Tại thời điểm này, giá phân ure trên thị trường quốc tế đã lên cao hơn 30-40% so với giá khi ký hợp đồng. Thị trường nội địa cũng đang lên cơn sốt phân bón. Khách mua hàng ở Tiền Giang thúc giục công ty DH giao hàng và ra tối hậu thư hạn trong bảy ngày phải giao hàng, nếu không họ sẽ kiện ra tòa đòi phạt vi phạm hợp đồng đến 8% giá trị lô hàng và bồi thường toàn bộ thiệt hại. Giám đốc công ty DH liên tục gọi điện, fax giục công ty LV giao hàng. Một tuần sau, công ty LV gửi văn bản trả lời, họ thông báo do cơn bão tràn vào đất nước họ làm nhà máy sản xuất phân ure bị hư hỏng nặng nên không thể giao hàng được. Công ty DH gửi email khiếu nại. Công ty LV thông báo hoãn giao hàng 6 tháng, còn nếu công ty DH không đồng ý thì xin hủy hợp đồng. Viện lý do bão tố là “sự kiện bất khả kháng”, nên công ty LV không có trách nhiệm phải bồi thường! Câu hỏi: Nếu chiếu theo Công ước Viên 1980, thì việc công ty LV viện lý do bất khả kháng và không thực hiện hợp đồng như vậy có đúng hay không? Tại sao? |
#2
|
|||
|
|||
Câu hỏi của bạn đưa ra rất khó để trả lời vì dữ liệu quá ít |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:46 PM |