#1
|
|||
|
|||
Bình luận và dự đoán vụ án chó Bécgiê cắn chết người.
Ngày 21/01/2010, bà Phạm Thị Ngắn ( sinh 1955 ) củng vài người khác vào rẫy của vợ chồng ông Phạm Ngọc Thành, bà Nguyễn Thị Hòe để mót cà phê. Khi thấy chó Bécgiê của Ông Thành xuất hiện, mọi người nhanh chân leo lên cây cao tránh nạn, bà Ngắn chậm chân nên bị một con Bécgiê vật ngã xuống đất khi bà đang cố leo lên cây. Sau đó xuất hiện thêm vài con Bécgiê khác và chúng cùng xông vào cắn xé bà Ngắn khiến bà chết không toàn thây : da đầu bị lột sạch để lộ hộp não, một số phần mềm bị cào mất lòi xương..... Theo các nhân chứng sống là những người cùng đi mót cà phê với bà Ngắn ( Giang Thị Bích Điệp, Nguyễn Thị Thanh Trâm ) nhưng may mắn nhanh chân leo được lên cây tránh bầy chó dữ thì tận mắt họ chứng kiến cảnh chó cắn xé bà Ngắn, họ thấy ông Nguyễn Đình Sơn - người quản lý đàn chó dữ ( theo lời họ )- ở gần đó nên kêu to, một lúc sau thì Ông Sơn đi tới, họ càng gào to hơn để Ông Sơn cứu bà Ngắn, bản thân bà Ngắn lúc này chưa chết, cũng van xin Ông Sơn cứu mạng, nhưng Ông Sơn bảo :" Ai nhủ vào mót cà phê cho chó cắn chết" rồi lạnh lùng bỏ đi, mặc cho đàn chó cắn xé bà Ngắn tới chết. Một nhân chứng khác là bà Vũ Thị Huê, có nhà ở đối diện với cổng sau rẫy của Ông Thành ( cổng mà bà Ngắn đã vào để mót cà phê ) thì trình bày rất rõ là trước khi xảy ra vụ việc, cổng này chỉ rào chắn sơ sài bằng một làn lưới B40 nên mọi người mới vào mót cà phê được và không hề có hai bảng ghi : "Rẫy Ông Thành 507, ai tự ý vào rẫy chó bẹcgiê cắn chủ rẫy không chịu trách nhiệm" và "Chó dữ, vào rẫy phải có người dẫn". Bà Huê nói hai bảng này được dựng lên vào ngày chôn cất bà Ngắn và " Tôi chứng kiến họ chôn bảng và cãi nhau" Các nhân chứng đều nói họ đã khai không biết bao nhiêu lần như vậy với cơ quan điều tra cũng như cung cấp thông tin cho báo chí trước đây, không hề sai lệch gì cả. Thế nhưng......... Cơ quan cảnh sát điều tra Công An TP Ban Mê Thuột đã có Thông báo gởi cơ quan báo chí về vụ chó cắn chết bà Phạm Thị Ngắn, một phần nội dung xin trích nguyên văn từ trang 5 Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh số 49/2010 ra ngày 26/02/2010 như sau : - Căn cứ tài liệu chứng cứ đã thu thập được, Cơ quan CSĐT Công An Tp Ban Mê Thuột có đủ cơ sở kết luận : Bà Phạm Thị Ngắn bị chó cắn chết ngày 21/01/2010 không phải do gia đình bà Nguyễn Thị Hòe và anh Nguyễn Đình Sơn hoặc ai đó trong gia đình bà Hòe cố ý thả chó cắn người, hay anh Sơn thấy chó cắn người mà không cứu giúp trong khi có khả năng cứu giúp..........Khi xảy ra sự việc chó cắn bà Phạm Thị Ngắn không có mặt anh Nguyễn Đình Sơn........ - Căn cứ khoản 1 điều 107, 108 BLTTHS, ngày 11/02/2010 Cơ quan CSĐT Công An Tp Ban Mê Thuột kết thúc điều tra, ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Báo Tuổi Trẻ TpHCM số này còn đưa tin một cán bộ của VKSND TP Ban Mê Thuột cho biết tới nay Viện vẫn chưa nhận được Quyết định không khởi tố vụ án dù Quyết định này được ký ngày 11/02/2010 và về nguyên tắc, theo vị cán bộ này, thì ngay sau khi có Quyết định, Cơ quan điều tra phải gởi ngay cho Viện. Chúng ta hãy thử bình luận và dự đoán vụ án này. ------------------- TranVoThienThu |
#2
|
|||
|
|||
Bà Ngắn, một phụ nữ luống tuổi ( sinh 1955 ) vì nghèo khổ phải đi mót cà phê kiếm sống, vậy mà đã bị chết một cách thật thê thảm. Thời phong kiến có tội tứ mã phanh thây, tử tội nằm ngữa và bị buộc tứ chi vào 4 con ngựa khỏe mạnh ở bốn góc. Giờ hành hình, khi có hiệu lệnh, 4 con ngựa sẽ dùng hết sức mạnh chạy về 4 hướng khác nhau, chắc mọi người hình dung được tử tội chết như thế nào ? Hoặc tội lăng trì, tử tội bị lóc dần từng thớ thịt, có khi đã bị lóc nửa thân thể mà vẫn còn giãy giụa, kêu thét vì đau đớn và chưa chết.... Nhưng xem ra, hình phạt tứ mã phanh thây của thời phong kiến vẫn còn làm cho tử tội chết ít đau đớn hơn việc thực hiện “bản án” AI NHỦ VÀO MÓT CÀ PHÊ CHO CHÓ CẮN CHẾT tại rẫy của Ông Thành 507. Khi 4 con ngựa vừa tung vó, tử tội có lẻ phải chết ngay vì làm sao sức người bì lại sức của 4 con ngựa chiến, còn ở đây bà Ngắn phải bị đau đớn vì thể xác bị chó xé từng phần và khiếp sợ tinh thần trong vài chục phút, hãy tưởng tượng cảnh người phụ nữ yếu đuối bị bầy Bẹcgiê hung dữ, con ngoạm đầu, con ngoạm chân, con ngoạm tay thi nhau xâu xé. Như vậy bà Ngắn đã bị lăng trì, do con người "tuyên án" và bầy chó Bẹcgiê trực tiếp thi hành. Toàn bộ sự việc khủng khiếp kia được diễn ra chỉ cách hai nhân chứng sống có vài mét. Nhưng lời khai của họ giờ đã bị cơ quan điều tra bỏ ra ngoài. Tin mới nhất ở báo Tuổi trẻ Tp Hồ Chí Minh ngày 27/2/2010 cho biết Viện kiểm sát đồng cấp có quan điểm đồng tình với Quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra nhưng Cơ quan điều tra cấp trên thì có yêu cầu báo cáo một số tình tiết. Diễn biến như thế cho thấy Bà Ngắn còn lâu mới có thể ngậm cười nơi chín suối….. Theo em, nếu Ông Nguyễn Đình Sơn đúng như lời khai báo của hai nhân chứng sống rằng ông ta là người có mặt tại hiện trường, là người “ tuyên án” AI NHỦ VÀO MÓT CÀ PHÊ CHO CHÓ CẮN CHẾT rồi lạnh lùng bỏ đi, mặc cho nhân chứng gào thét, mặc cho bà Ngắn van xin cứu mạng và mặc cho đàn chó hung hãn thi hành “bản án” thì nên đừng cho hắn chung sống với đời sống cộng đồng của con người, bởi hắn đâu có tính người. Con người ấy, căn cứ vào cách phát âm ( nhủ ) cũng chỉ là một người tha phương cầu thực, làm thuê làm mướn, nhưng lại cực kỳ tàn nhẫn với người cùng cảnh ngộ nghèo khổ để bảo vệ tài sản cho chủ. Lại nhớ thời chiến tranh, những ai nhắm mắt, nhắm mũi làm tay sai đắc lực, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho chủ Pháp, chủ Mỹ sẽ bị mọi người xem là chó, đầy đủ là CHÓ SĂN. Chuyên mục này mới có 2 chủ đề, cái kia là sự suy đồi đạo đức của vài quan chức chủ chốt, của một Hiệu trưởng trường học và của vài Nữ sinh thời @, còn chủ đề này là sự suy đồi đạo đức ( có thể ), xem mạng đồng loại như rơm rác của một người có phận làm thuê, làm mướn và vài người có tiền hoặc có quyền. Đạo đức xã hội phải chăng đã tới lúc phải báo động ? |
#3
|
|||
|
|||
Xin lỗi anh ThanhHai vì tôi chưa kịp thời có ý kiến ở chủ đề này, vậy tôi xin phép đưa bài viết của LS Phan Trung Hoài trên Lao động cuối tuần để anh cùng các bạn tham khảo:
=============== Vị đắng càphê Lao Động Cuối tuần số 8 Ngày 07/03/2010 Cập nhật: 6:13 AM, 07/03/2010 (LĐCT) - Quyết định trong vụ đàn chó bẹcgiê cắn chết người đang gây nhiều tranh cãi, không dễ nguôi ngoai trước cái chết thảm của một người nghèo đi mót càphê. >> Coi mạng người như... rác >> Xử để làm gương Vụ việc đàn chó bẹcgiê cắn chết bà Phạm Thị Ngắn xảy ra tại xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lắk rốt cuộc đã được Cơ quan điều tra Công an TP Buôn Ma Thuột có văn bản thông báo cho gia đình người bị hại vào chiều ngày 1.3.2010 về kết quả điều tra với quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Một quyết định đang gây nhiều tranh cãi... Có thể thông báo kết quả điều tra nói trên dựa vào sự đánh giá khách quan từ những chứng cứ được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và không phải lời khai nhân chứng nào cũng được coi là xác thực. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ pháp lý, một sự thật rõ ràng trong tất cả các lời khai nhân chứng được trích dẫn là sự xuất hiện của đàn chó bẹcgiê hung hãn cắn chết bà Phạm Thị Ngắn và việc hai nhân chứng quá sợ hãi đã phải leo lên cây sầu riêng và cây keo, bất kể sự có mặt hay không có mặt của người làm công của chủ rẫy. Mặt khác, theo tường trình phản ánh trên báo chí, bà Giang Thị Bích Điệp trước sau chỉ khai thấy người làm công của chủ rẫy có mặt tại hiện trường khi chó cắn và có kêu cứu nhưng người này vẫn bỏ đi. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, thông báo còn thể hiện những người tham dự không ký vào biên bản và yêu cầu phải dựng lại hiện trường theo những tình tiết diễn biến tương tự như khi bắt đầu xảy ra chó cắn bà Ngắn cho đến lúc kết thúc sự việc... Chó bẹcgiê dù được nuôi trong khuôn viên rẫy, có biển cảnh báo bên ngoài, nhưng đó vẫn là một dạng “thú dữ”, nếu không được huấn luyện, quản lý, trông nhốt, sẽ trở thành nguồn nguy hiểm cao, có thể tác động, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của người khác. Điều 623 Bộ luật Dân sự có quy định về việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trong đó có xác định “thú dữ” cũng là nguồn nguy hiểm cao độ. Chủ sở hữu phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật. Trong thông báo lạnh lùng của cơ quan điều tra, người ta không thấy nhắc đến trách nhiệm gì của người chủ hay người quản lý đàn chó bẹcgiê này. Điều 4 Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 4.8.2009 hướng dẫn về phòng chống bệnh dại ở động vật có quy định, về quản lý chó nuôi, trách nhiệm của cá nhân nuôi chó “phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng…”. Như vậy, khi nuôi chó, chủ sở hữu phải tuân thủ các điều kiện đã quy định, đặc biệt đối với chó bẹcgiê là loài thú có đặc tính hung dữ khác với các loại chó thông thường. Nhưng điều khiến tôi suy nghĩ là những chi tiết mang đậm tính pháp lý, có vẻ như rất khách quan khi Cơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm đo “khoảng cách” tiếng kêu cứu của các nhân chứng: “Do lời khai chị Điệp, chị Trâm có nhiều mâu thuẫn với thực tế, vì vậy ngày 29.1.2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát Nhân dân TP Buôn Ma Thuột tiến hành thực nghiệm điều tra xác định khoảng cách từ chỗ hai chị đến đến vị trí cây dừa nơi chị Điệp và chị Trâm xác định có ông Sơn đứng là bao nhiêu mét, từ những vị trí trên tầm nhìn và khả năng nghe có bị hạn chế không... Đã cho nhân chứng trèo lên cây sầu riêng, cây keo và ra đứng ở cây dừa tiến hành quan sát, gọi và lắng nghe. Kết quả thực nghiệm cho thấy từ vị trí cây sầu riêng nơi chị Điệp đứng đến cây dừa không nhìn được người, vì do cây cối và địa hình rẫy không bằng phẳng che khuất. Từ vị trí cây keo nơi chị Trâm đứng đến cây dừa thì nhìn thấy người nhưng không rõ đó là ai và hai khoảng cách trên đến vị trí cây dừa khi kêu la không nghe rõ tiếng...”. Trời ạ, tiếng kêu cứu khi sự thật hãi hùng xảy ra trước mặt là đàn chó cắn xé bà Ngắn làm sao so sánh với tiếng kêu khi thực nghiệm được vì bối cảnh khi sự việc xảy ra hoàn toàn khác nhau. Tại sao lại cần đến việc thực nghiệm để chứng minh một ai đó không nghe rõ tiếng kêu cứu? Trong tôi dường như vẫn “nghe” được những tiếng kêu thét vang động cả rừng càphê và cái khoảng cách cần đo chính là khoảng cách của lòng người. Tôi vốn dĩ không phải là người ghiền càphê, nhưng qua câu chuyện đau thương này, tôi mới dần hiểu vì sao càphê có vị đắng... Luật sư Phan Trung Hoài ------------------- |
#4
|
|||
|
|||
Nếu ai còn có thời gian, xin đọc tiếp các ý kiến khác của nhiều bạn đọc trên báo Lao động về vụ này theo đường link sau: http://www.laodong.com.vn/Utilities/...D=126288#66120 |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:34 PM |