Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Hình Sự
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 30-07-2012, 03:03 PM
vua_biotech vua_biotech đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 283
Mặc định Cố ý gián tiếp hay vô ý vì quá tự tin.

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mình có một tình huống mong các bạn giải đáp giúp :
A có một đám ruộng ( gần đường) , vì bị chuột phá quá nhiều, nên ông A quyết định giăng điện để bẩy chuột, vì biết ruộng mình gần đường, nên ông A canh chừng rất cẩn thận, ông và con cái ông thay phiên nhau ngồi canh đám ruộng, không cho ai lại gần. Giăng được 2 ngày, thì vào trưa hôm đó, ông A đang ngồi canh, thì bỗng nhiên nghe cái rầm, một người thanh niên B văng ra từ chiếc xe máy ( anh ta bị vấp ổ gà té ), bay thẳng xuống ruộng, và chết. Kết quả giám định cho thấy, anh ta chết vì bị điện giật.
Vậy cho mình hỏi, ông A sẽ chịu trách nhiệm như thế nào đối với cái chết của B . Và yếu tố lỗi của A ở đây là lỗi gì?
Các bạn khi giải đáp có thể phân tích kĩ giùm mình tí được không (^_^!).
Rất mong được sự giải đáp của các bạn. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Thân.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 30-07-2012, 03:03 PM
ld-py ld-py đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 310
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

lỗi vô ý vì quá tự tin, còn lý do thế nào mình nghĩ bạn đọc khái niệm 4 loại lỗi cơ bản là hiểu ngay.
chào bạn
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 30-07-2012, 03:03 PM
mtcorp mtcorp đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 294
Mặc định

Không cần biết là B cố tình hay vô tình vào ruộng nhà ông A, ở đây chỉ cần xác định hành vi đã thực hiện của ông A là đã cấu thành tội phạm, việc A bị té xe rồi ngã vào ruộng mặc dù là ngoài ý muốn của A nhưng rõ ràng là A phải biết mắc điện ở khu vực đó là nguy hiểm, dù có canh gác cẩn thẩn, tức là A đã có ý bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. A phạm tội giết người điều 93 BLHS 2009.
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 30-07-2012, 03:03 PM
daithanhxk daithanhxk đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 300
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bạn xem dòng bôi xanh sẽ có câu trả lời

Toà án nhân dân tối cao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
______________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 81/2002/TANDTC ____________________
V/v giải đáp các vấn đề nghiệp vụ. Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2002
Kính gửi: - Các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp
- Các đn vị thuộc Toà án nhân dân tối cao
Trong thời gian chuẩn bị Hội nghị và tại Hội nghị triển khai công tác ngành Toà án năm 2002 và tập huấn nghiệp vụ (từ ngày 28 đến ngày 30-12-2001) cũng như trong thời gian vừa qua nhiều Toà án nhân dân địa phưng và Toà án quân sự các cấp đề nghị Toà án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ. Sau đây là giải đáp của Toà án nhân dân tối cao về các vấn đề đó; cụ thể là:
I. Về hình sự.
1. Có ý kiến cho rằng Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 32) nhưng không quy định là để thi hành Bộ luật hình sự cụ thể nào, thế nhưng trong Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 28-1-2000 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện Mục 3 Nghị quyết của Quốc hội "về việc thi hành Bộ luật hình sự" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 229) và Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 5-7-2000 "Hướng dẫn thi hành Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 và Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội" (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 02) lại nêu cụ thể là Bộ luật hình sự năm 1999. Như vậy Nghị quyết số 229 và Thông tư liên tịch số 02 có mâu thuẫn với Nghị quyết số 32 hay không?
Trước hết cần phải khẳng định là các văn bản quy phạm pháp luật này không có gì mâu thuẫn với nhau. Tất cơ các văn bản này đều có nội dung triển khai thi hành Bộ luật hình sự năm 1999. Nghiên cứu Nghị quyết số 32 chúng ta có thể nhận thấy mặc dù tên của Nghị quyết là "về việc thi hành Bộ luật hình sự", nhưng trong nội dung của Nghị quyết đã thể hiện rõ là về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 1999; cụ thể tại Mục 1 của Nghị quyết đã quy định: "Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21-12-1999 có hiệu lực từ ngày 01-7-2000". Bộ luật hình sự này thay thế... Như vậy khái niệm "Bộ luật hình sự này" trong Nghị quyết số 32 phải hiểu là Bộ luật hình sự năm 1999.
Giả thiết cho rằng trong nội dung Nghị quyết số 32 chỉ đề cập đến "Bộ luật hình sự" mà không có một quy định nào đề cập cụ thể đến "Bộ luật hình sự năm 1999" và để hiểu thống nhất là Bộ luật hình sự nào, thì theo quy định của Hiến pháp năm 1992 Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền giải thích cụ thể đó là Bộ luật hình sự nào; do đó, trong Nghị quyết số 229 đã giải thích cụ thể đó là Bộ luật hình sự năm 1999 là không có gì mâu thuẫn. Trên cơ sở Nghị quyết số 229, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành Thông tư liên tịch số 02 và hướng dẫn cụ thể đó là Bộ luật hình sự năm 1999 là đúng quy định của pháp luật.
2. Khi áp dụng Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999, việc so sánh Bộ luật hình sự năm 1999 với Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định trường hợp nào thuộc quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 được thực hiện như thế nào? So sánh các điều luật tương ứng quy định trong hai Bộ luật hình sự hay so sánh các khoản cụ thể trong các điều luật tương ứng quy định trong hai Bộ luật hình sự này?
Trong các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Điều luật được áp dụng...", "Điều luật quy định một tội phạm...", "Điều luật xoá bỏ một tội phạm...". Khác với Điều 7, trong Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định các loại tội phạm không dùng "điều luật" mà dùng "khung hình phạt đối với tội ấy..."; do đó, việc so sánh Bộ luật hình sự năm 1999 với Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định trường hợp nào thuộc quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 được thực hiện bằng việc so sánh các điều luật tương ứng quy định trong hai Bộ luật hình sự. Vấn đề này đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 5-7-2000 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an "Hướng dẫn thi hành Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 và Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội" (sau đây gọi tắt và viết tắt là TTLT số 02). Ngoài ra, việc so sánh phải bằng các điều luật tương ứng quy định trong hai Bộ luật hình sự, chứ không phải bằng các khoản cụ thể trong các điều luật tương ứng, bởi vì trong nhiều điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định nhiều khoản hơn trong điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1985. Ví dụ: "Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định 1 khoản, còn Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hai khoản hoặc "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác" (không thuộc trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, không thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định 3 khoản, còn Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 4 khoản. Nếu so sánh theo khoản thì trong các trường hợp này không thể so sánh được.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy bằng việc so sánh các điều luật tương ứng thì điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn, nhưng điều luật của Bộ luật hình sự năm 1985 có quy định khác có lợi hơn hoặc ngược lại; do đó, tại điểm b7 Mục 2 và tại điểm d7 Mục 3 TTLT số 02 đã hướng dẫn cụ thể việc áp dụng pháp luật trong các trường hợp này.
Hai ví dụ sau đây minh hoạ việc so sánh trên:
a. Về tội giết người: So sánh Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 với Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 nếu theo điều luật, rõ ràng Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 nhẹ hơn; do đó, đối với hành vi giết người được thực hiện trước ngày 1-7-2000 mà không thuộc một trong các trường hợp định khung tăng nặng, thì phải áp dụng khoản 2 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 để xét xử. Tuy nhiên, xem xét khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 thì mức cao nhất của khung hình phạt là mười lăm năm tù; do đó, tuy áp dụng khoản 2 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 để xét xử, nhưng phải áp dụng tinh thần quy định có lợi cho người phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999, cụ thể là dù trong trường hợp nào cũng không được xử phạt quá mười lăm năm tù.
b. Về tội cố ý gây thương tích: So sánh Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 với Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 nếu theo điều luật, rõ ràng Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 nhẹ hơn; do đó, đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác được thực hiện trước ngày 1-7-2000 mà tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng thuộc trường hợp có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm thì phải áp dụng Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 để xét xử. Tuy nhiên, trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành thì phải áp dụng khoản 2 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 để xét xử, nhưng nay theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 trường hợp này thuộc quy định tại khoản 1; do đó, cần áp dụng tinh thần quy định này có lợi cho người phạm tội, cho nên chỉ được áp dụng khoản 1 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 để xét xử.
3. Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999, thì khi cho hưởng án treo Toà án ấn định thời gian thử thách. Thế nhưng tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30-10-2000 của Chính phủ lại quy định thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án? Như vậy, hai quy định này có mâu thuẫn với nhau không? Toà án ấn định thời gian thử thách như thế nào? Thời gian thử thách được tính từ ngày nào?
Quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30-10-2000 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 61) không có gì mâu thuẫn với quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999.
Việc Toà án cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 theo thủ tục chung; cụ thể là vẫn thực hiện như các hướng dẫn trước đây.
Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61 quy định: "Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lưng, thì thời gian thử thách cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lưng, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian thử thách được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án".
Như vậy quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61 được áp dụng đối với người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương nếu vẫn được tiếp tục làm việc, thì thời gian thử thách để được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ chỉ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án, chứ không phải kể từ ngày Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách.
4. Một người đang chấp hành hình phạt tù do bị ốm nặng đã được Chánh án Toà án ra quyết định cho được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, thì người đó lại phạm tội mới và bị đưa ra xét xử. Trong trường hợp này phải áp dụng khoản nào của Điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999 để tổng hợp hình phạt?
Một người đang chấp hành hình phạt tù do bị ốm nặng đã được Chánh án Toà án ra quyết định cho được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, thì người đó đang phải chấp hành bản án đối với phần hình phạt tù còn lại và các quyết định khác trong bản án, mà họ chưa thi hành. Nếu trong thời gian này người đó lại phạm tội mới và bị đưa ra xét xử, thì việc tổng hợp hình phạt đối với họ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999.
5. Người phạm tội bị bắt quả tang đã khai báo đầy đủ hành vi phạm tội của mình, thì có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ "thành khẩn khai báo" quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 hay không?
Mặc dù người phạm tội bị bắt quả tang, nhưng sau khi bị bắt đã khai báo đầy đủ hành vi phạm tội của mình phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án thì Toà án áp dụng tình tiết giảm nhẹ "thành khẩn khai báo" quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 cho họ. Nếu sau khi bị bắt người phạm tội quanh co, chối tội hoặc khai báo không đúng sự thật của vụ án và chỉ sau khi cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh được đầy đủ hành vi phạm tội của họ, họ mới nhận sự việc phạm tội của họ đúng như cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh, thì không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ "thành khẩn khai báo" quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp tại cơ quan điều tra hoặc tại phiên toà sơ thẩm người phạm tội quanh co, chối tội hoặc khai báo không đúng sự thật, nhưng sau khi có kết luận điều tra hoặc sau khi xét xử sơ thẩm đến phiên toà phúc thẩm đã khai báo lại một cách đầy đủ và đúng sự thật diễn biến việc phạm tội, thì vẫn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ "thành khẩn khai báo" đối với họ, nhưng mức độ giảm nhẹ trong trường hợp này không thể bằng trong trường hợp ngay từ đầu họ đã khai báo đầy đủ và đúng sự thật diễn biến việc phạm tội.
6. Khi xét xử vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích, trong đó bị cáo là chồng (hoặc là vợ), người bị hại là vợ (hoặc là chồng) thì có buộc người chồng (hoặc người vợ) phải bồi thường thiệt hại cho người vợ (hoặc người chồng) do sức khoẻ bị xâm phạm hay không?
Về nguyên tắc theo quy định tại Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999, các điều 609, 610 và 613 Bộ luật dân sự thì người chồng (hoặc người vợ) phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc Toà án có buộc người chồng (hoặc người vợ) phải bồi thường thiệt hại cho người vợ (hoặc người chồng) do sức khoẻ bị xâm phạm hay không là phụ thuộc vào người bị hại có yêu cầu hay không. Trong trường hợp người bị hại là người vợ (hoặc người chồng) có yêu cầu thì Toà án cần buộc người chồng (hoặc người vợ) có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người vợ (hoặc người chồng) do sức khoẻ bị xâm phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần chú ý là quan hệ giữa bị cáo và người bị hại là vợ chồng cho nên còn bị điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình; do đó, khi quyết định việc bồi thường thiệt hại cần chú ý đến các quy định của Luật hôn nhân và gia đình về trách nhiệm, nghĩa vụ của vợ, chồng; về chế độ tài sn riêng, tài sản chung của vợ, chồng...
7. Phân biệt việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp “tự thú” và trong trường hợp “đầu thú” như thế nào?
“Tự thú” là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện. “Đầu thú” là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 2-6-1990 của Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp "Hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú", thì các trường hợp này đều được coi là tự thú. Tuy hướng dẫn các trường hợp này đều được coi là tự thú để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng không hướng dẫn cụ thể trong trường hợp nào áp dụng khoản 1, trong trường hợp nào áp dụng khoản 2 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985. Để áp dụng đúng và thống nhất tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong các trường hợp trên đây, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:
- Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ "tự thú" quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.
- Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Cũng cần chú ý là, trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.

8. Đối với người nước ngoài phạm tội nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu xử phạt tù thì không thể cho hưởng án treo được. Vậy có thể áp dụng hình phạt tiền đối với họ được không?
Việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người phạm tội nói chung, cũng như đối với người nước ngoài phạm tội nói riêng phải tuân thủ quy định tại Điều 30 Bộ luật hình sự năm 1999. Trong trường hợp người phạm tội là người nước ngoài có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu xử phạt tù thì không thể cho hưởng án treo được, nhưng họ có đủ các điều kiện quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 và đã được hướng dẫn tại Mục 10 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999" để có thể được chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án có thể áp dụng hình phạt trục xuất hoặc hình phạt tiền.
9. Đề nghị hướng dẫn các tình tiết hàng phạm pháp là hàng cấm (thuốc lá điếu của nước ngoài) có số lượng lớn, có số lượng rất lớn và có số lượng đặc biệt lớn.
Để áp dụng đúng và thống nhất các tình tiết này thì cần phải có sự thống nhất của liên ngành để hướng dẫn. Tuy nhiên, trong thời gian chờ hướng dẫn của liên ngành, Toà án nhân dân tối cao tạm thời hướng dẫn như sau:
- Được coi là hàng phạm pháp có số lượng lớn đối với thuốc lá điếu nước ngoài từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao (mỗi bao 20 điếu);
- Được coi là hàng phạm pháp có số lượng rất lớn đối với thuốc lá điếu nước ngoài từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao (mỗi bao 20 điếu);
- Được coi là hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn đối với thuốc lá điếu nước ngoài từ 13.500 bao trở lên (mỗi bao 20 điếu).

10. Nếu chỉ căn cứ vào số lượng tiền Giả thì trường hợp nào áp dụng khoản 1, trường hợp nào áp dụng khoản 2 và trường hợp nào áp dụng khoản 3 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999.
Đây là vấn đề cần phải có sự thống nhất của liên ngành để hướng dẫn. Trong thời gian chờ hướng dẫn của liên ngành, Toà án nhân dân tối cao tạm thời hướng dẫn như sau:
a. Đối với tội làm tiền gi, ngân phiếu giả, công trái giả:
- áp dụng khoản 1 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền Giả dưới 3 triệu đồng;
- áp dụng khoản 2 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền Giả từ 3 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng;
- áp dụng khoản 3 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền Giả từ 15 triệu đồng trở lên.
b. Đối với tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả:
- áp dụng khoản 1 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền Giả dưới 10 triệu đồng;
- áp dụng khoản 2 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền Giả từ 10 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng;
- áp dụng khoản 3 Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo, nếu tiền Giả từ 30 triệu đồng trở lên.
11. Đối với người nhiều lần lưu hành tiền Giả thì số lượng tiền Giả để truy cứu trách nhiệm hình sự là căn cứ vào từng lần cụ thể hay lấy tổng số lượng tiền Giả của tất cả các lần cộng lại? Nếu lấy tổng số lượng tiền Giả của tất cả các lần cộng lại thì có áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 nữa hay không?
Cần phải lấy tổng số lượng tiền Giả của tất cả các lần phạm tội cộng lại để truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu trong các lần phạm tội đó có trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không xem xét trách nhiệm hình sự đối với trường hợp đó (không cộng số lượng tiền Giả của lần phạm tội đó). Nếu có hai lần phạm tội lưu hành tiền Giả trở lên thì ngoài việc cộng số lượng tiền Giả của các lần phạm tội để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, còn phải áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999.
12. Đề nghị hướng dẫn đối với các trường hợp sử dụng điện trái phép làm chết người thì xét xử về tội gì?
Để xét xử đúng tội cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Về nguyên tắc chung, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
a. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
b. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người.
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 30-07-2012, 03:03 PM
tandaiphat tandaiphat đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 297
Mặc định

Cảm ơn bạn các bạn đã trả lời giúp mình câu hỏi này.
Thân.
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 30-07-2012, 03:03 PM
spn spn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 298
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

cái này không thể kết tội giết người được vì đây là lỗi vô ý do cẩu thả. ai đó trích dẫn rất dài nhưng tóm lại chỉ có dòng bôi xanh là có giá trị, tuy nhiên lại mâu thuẫn trong trường hợp này cụ thể:có đoạn "Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người".
ông A mắc điện ở gần đường vậy là nơi có nhiều ngừơi qua lại nhưng ông A không có thái độ bỏ mặc cụ thể là ông và con ông vẫn canh phòng đấy chứ, không hề lơi là.
văn bản lại có đoạn"Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người. "
thì ở gần đường tát nhiên ông A nhận thức được là nơi đông người rùi. vậy có mâu thuẫn đúng không?
như vậy ông A có lỗi vô ý do cẩu thả (mắc dây trần ở ruộng). nếu là các trường hợp khác người đi xuống ruộng vướng vào điện chết thì có thể xét đây là vô ý do quá tự tin(ông A thấy được hành vi của mình là nguy hiểm, n tự tin rằng với sự canh gác của mình và con trai thì không ai tới gần được).theo tôi trong trường hợp này việc người lái xe bị tai nạn ngã vào ruộng nhà ông A và bị điện giật chết là tai nạn hy hữu nằm ngoài khả năng dự đoán của ông A nên dù cố gắng bảo vệ canh phòng nhưng hậu quả vẫn xảy ra. vì thế loại trừ yếu tố tự tin trong trường hợp này.
Cố cùng mà truy tố chắc cũng bị vô ý làm chết người nhưng nếu là mình nên cho giải quyết dân sự
Trả lời với trích dẫn



  #7  
Cũ 30-07-2012, 03:03 PM
spn spn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 298
Mặc định

“Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thấy trước hậu quả tác hại có thể xảy ra do cẩu thả mặc dù pháp luật buộc họ phải thấy trước và thực tế hậu quả tác hại đã xảy ra”. Ông A có một đám ruộng ( gần đường) , vì bị chuột phá quá nhiều, nên ông A quyết định giăng điện để bẩy chuột, vì biết ruộng mình gần đường, nên ông A canh chừng rất cẩn thận, ông và con cái ông thay phiên nhau ngồi canh đám ruộng, không cho ai lại gần. Ông A nhận thức được ruộng mình gần đường nhiều người qua lại nhưng do mục đích chính đáng là diệt chuột nên đã cố ý mắc dây điện trần có điện (khả năng sát thương cao, ảnh hưởng đến tính mạng) để bẫy điện. Thấy nguy hiểm ông A và gia đinh có canh chừng cẩn thận. Tuy nhiên giăng được 2 ngày, thì vào trưa hôm đó, ông A đang ngồi canh, thì bỗng nhiên nghe cái rầm, một người thanh niên B văng ra từ chiếc xe máy ( anh ta bị vấp ổ gà té ), bay thẳng xuống ruộng, và chết. Kết quả giám định cho thấy, anh ta chết vì bị điện giật.
Theo thông tư Số: 81/2002/TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 10 tháng 6 năm 2002 V/v giải đáp các vấn đề nghiệp vụ thì trường hợp của ông A nằm trong quy định sau “Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.”. Ông A nhận thức ruộng gần đường có nhiều người qua lại, nên khả năng nhiều người đi vào ruộng của ông là rất lớn. Để canh chừng thay vì cắm biển hiệu thì ông lại cử người canh chừng cho chặt chẽ. Biển hiệu cảnh báo và canh chừng có giá trị như nhau. Tuy nhiên bạn có ý kiến cho rằng ông A đã không bỏ mặc mà vẫn canh chừng thì không sai, nhưng không trái với Thông tư 81. Hậu quả chết người xảy ra thế nào thì ông A phải chịu trách nhiệm đến đó. Không thể hậu quả chết người đã xảy ra mà người vi phạm lại có lỗi vô ý do cẩu thả vì ông A phải nhận thức được điện nguy hiểm có thể dẫn đến chết người và súc vật nên điếu này pháp luật buộc ông A phải nhận thức được. Ông A thực hiện hành vi là cố ý nhưng với mục đích là diệt chuột nhưng việc B bị tai nạn té xuống ruộng của ông A rồi bị điện giật chết thì đó là sự kiện bất ngờ, nên hậu quả tác hại do nguyên nhân hành vi trái pháp luật của ông A đến đâu thì ông A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thấy nguy hiểm nên ông A mới cắt cử ngưởi trông coi không cho người đi vào. Cho thấy không thể là cẩu thả được vì ông A đã thấy được hậu quả tác hại có thể xảy ra. Hành vi của ông A là giết người và không thể xử lý hành chính. Bạn hãy đặt mình trong vai người thân của B sẽ rõ. Thân!
Trả lời với trích dẫn



  #8  
Cũ 30-07-2012, 03:03 PM
vhktuan vhktuan đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 323
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

như vậy mà quy kết người ta phạm tội giết người thì quá đáng quá. dành rằng việc đánh chuột bằng điện được nhà nước cấm, đây là hành vi vi phạm quy tác hành chính quy tác an toàn. tôi không phủ nhận lỗi của ông A nhưng việc nhận thức ở đây là nhận thức được hậu quả chết người nếu nạn nhân đi vào. nhưng tình huống là nạn nhân bị tai nạn rồi bay xuống rộng thì quả là tình huống hy hưu như tôi đã phân tích, bản nthân ông A, con trai ông, tôi và không ít đọc giả đọc tình huống này cũng thấy nó thật khó tin. nếu như nạnn nhân đi bắt cua bắt ốc đi làm đồng mà lội vào, thì là bình thường lỗi vô ý do quá tự tin. nhưng nnạn nhân bị tai nạn văng xuống ruộng thật là hiếm có và ngoài khả năng tiên liệu của cha con ông A.
hơn nữa khi phân tích luật thì không chỉ toà án mà bất cứ người học luật nào cũng nhìn nhận khách quan chứ khôngn đứng về bên nào ban thái khang a.không phải "Hành vi của ông A là giết người và không thể xử lý hành chính. Bạn hãy đặt mình trong vai người thân của B sẽ rõ" mà nếu như vậy bạn tại sao không đặt mình vào gia đình ông A?
ngoài ra đã là lỗi vô ý thì dù do qua tự tin hay do cẩu thả thì cũng khôngbao giờ là tội giết người được thái khang chắc cũng nắm rõ cấu thành tội này?
Trả lời với trích dẫn



  #9  
Cũ 30-07-2012, 03:03 PM
phamfood phamfood đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 333
Mặc định

Hanh vi
cua ông A là vô ý do quá tự tin cho nên không thể kết tội ông A tôi giết người được
Trả lời với trích dẫn



  #10  
Cũ 30-07-2012, 03:03 PM
bef34 bef34 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 308
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

cảm ơn
ít ra thì bạn cũng đồng ý với tôi là ông A không phạm tội giết người
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:59 AM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.