#1
|
|||
|
|||
Hỏi về việc chia tài sản, nhà đất, quyền nuôi con khi ly hôn
tôi và vợ hiện đang trong giai đoạn giải quyết ly hôn , tôi muốn hỏi về việc chia tài sản sau khi li hôn . Tôi và vợ hiện đã có 1 căn nhà đứng tên 2 vợ chồng , nhưng khi xảy ra sự việc dẫn đến ly hôn thì vợ chồng đều đã viết giấy và kí cam kết là sẽ cho con và không tranh chấp tài sản sau khi li hôn ( con đã qua 18 tuổi ) . Liệu sau này ra tòa vợ tôi lại không đồng í cho nữa thì căn nhà có lại bị mang ra chia tài sản ko ? |
#2
|
|||
|
|||
Đã ký cam kết thì không được đòi lại, trừ phi cam kết đó không đủ điều kiện để có hiệu lực Thân. |
#3
|
|||
|
|||
bạn nói rõ cái cam kết không đủ điều kiện có hiệu lực được ko ?
|
#4
|
|||
|
|||
Cho em xin hỏi ? Hiện nay em chuẩn bị ly dị (bên vợ cũng đồng thuận). nhưng thắc mắc là con cái và tài sản , con trên 6 tháng (bên em có điều kiện nuôi, vợ đang đi học,không có việc làm) con ai sẽ được nuôi ? tài sản thì hiện tại em đang đứng tên 1 chiếc toyota (nhưng gia đình bên em mua, đang trả góp ngân hàng) vậy khi chia tài sản thì như thế nào? ngoài ra 2 vợ chồng không có gì chung nữa cả? em xin cảm ơn ! |
#5
|
|||
|
|||
Về câu hỏi của bạn, mình xin trả lời như sau:
1. Con trên 6 tháng tuổi: - THeo khoản 2 Điều 92 Luật HNGĐ năm 2000 thì: "Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác". Do vậy mà con của anh chị sẽ do mẹ đứa trẻ nuôi. (Về mặt đạo đức, cũng như khoa học thì khi trẻ còn trong thời kỳ bú sữa mẹ, con được ở bên mẹ là điều tốt nhất ! ) - Cũng theo khoản 2 điều 92 Luật HNGĐ: "Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên... .... Người không trực tiếo nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con." Như vậy, nếu anh không phải là người trực tiếp nuôi con thì vẫn có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, Tuy nhiên, tại điều 93 Luật này cũng quy định: "Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con". Do đó, nếu sau 1 thời gian khi có quyết định của Tòa án về việc ly hôn, nếu anh thấy vợ cũ không đủ điều kiện để nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2. Về tài sản là chiếc toyota do gia đình bên anh mua, nếu có đủ giấy tờ và chứng cứ là bố mẹ anh mua cho riêng anh thì đó sẽ là tài sản riêng của anh. CHúc anh 1 ngày tốt lành ! |
#6
|
|||
|
|||
chị tôi có mảnh đất đứng tên chị, bây giờ chị chuyển quyền sử dụng đất cho con ( 22 tuổi) . Vậy nếu sau này chị ly hôn thì mảnh đất đó có bị đem ra phân chia tài sản với chồng không |
#7
|
|||
|
|||
Tài sản này co phải là tài sản riêng của chị bạn không? tài sản có trước khi kết hôn hay sau
|
#8
|
|||
|
|||
tài sản này hình thành sau khi kết hôn nhưng do chị tôi làm ra |
#9
|
|||
|
|||
Nếu lúc mua nhà chị bạn có làm cam kết tài sản riêng hoặc chứng minh thi mới đc coi là tsan riêng, còn không thi vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Dù mình chị bạn đứng tên nhưng khi chuyển nhuong ngta cũng hỏi tình trạng hôn nhân cùa chị bạn. |
#10
|
|||
|
|||
ý của tôi là bây giờ chị tôi chuyển quyến sở hữu cho con gái. Nên miếng đất đó sẽ đửng tên con gái chị. Vậy miếng đất đó có được coi là sỡ hữu chung của 2 vợ chồng nữa không |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:25 PM |