#1
|
|||
|
|||
cho mình hỏi về cách giải quyết vụ việc này với
anh A là lái xe của công ty X được cử đi lấy hàng. trên đường đi tiện xe anh A chở giúp anh K một chút gạch men về nhà. khi từ nhà anh K đi ra thì xe của anh A va vào xe máy của vợ chồng anh Q, vợ chồng anh Q thì đang trên đường từ cơ quan trờ về nhà. hậu quả: anh A và chị V (vợ anh Q) bị thương phải đi điều trị, anh Q chết tại chỗ. Xe máy anh Q bị hỏng nặng, oto của công ty X phải vào xưởng sửa chữa.Làm cho việc cung cấp nguyên liệu bị gián đoạn 45 cong nhan của công ty X phải ngừng việc 7 ngày. mong mọi người hãy chỉ cho em cách giải quyết vụ viẹc này |
#2
|
|||
|
|||
Điều 535. Hợp đồng vận chuyển tài sản Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển. ... Điều 539. Nghĩa vụ của bên vận chuyển Bên vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây: 1. Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn; 2. Trả tài sản cho người có quyền nhận; 3. Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác; 4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; 5. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp này, A vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại cho tài sản được thuê vận chuyển. Còn về vụ tai nạn thì phải xem thử A có lỗi trong vụ tai nạn giao thông không đã, nếu có lỗi dẫn đến vụ tai nạn thì A phải chịu TNHS theo điều 202 BLHS, cái này phải xem CQĐT khám nghiệm hiện trường thế nào đã bạn, hoặc bạn có thể cung cấp thêm thông tin. |
#3
|
|||
|
|||
cam ơn bạn dung nhé ,nhưng mà bạn ơi cho mình hỏi thêm là việc cung cấp nguyên liệu bị gián đoạn, làm cho 45 công nhan của công ty X phải ngừng việc 7 ngày thì ở đây công ty kỉ luật anh A như thế nào hả ban
|
#4
|
|||
|
|||
Theo mình cần phải xác định lỗi trong vụ tai nạn giữ anh A và anh Q |
#5
|
|||
|
|||
cái này thì tớ biết rùi,hjhj nhưng cũng cám ơn cậu .tớ đang muốn hỏi là viêc làm của anh A làm gián đoạn quá trình sản xuất của công ty, làm 45 công nhân của công ty X ngừng việc 7 ngày,thì nếu là ở cương vị là người quản lý công ty thì nên giải quyết trường hợp này của anh A như thế nào
__________________________ ban ơi nếu đc thì bạn cho mình một vài ý kiến với, nếu là ở cương vị quản lý công ty, thì bạn có thể cho mình một vài ý kiến trong giải quyết trường hợp nay của anh A như thế nào |
#6
|
|||
|
|||
Phải xác định được lỗi của anh A mới có thể kết luận có kỉ luật được hay không bạn à! Điều 87 1- Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động. 2- Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa. 3- Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. 4- Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản. |
#7
|
|||
|
|||
Theo mình thì bạn có thể yêu cầu bồi thường một lần hoặc là trừ lương hàng tháng vì ở đây xác định là A đã vi phạm hợp đồng và có lỗi rồi, còn về vụ tai nạn, xác định lỗi đó là khác nhé bạn. Nhưng mà nhớ là vẫn phải theo quy định của luật lao động nhé bạn
|
#8
|
|||
|
|||
Điều 60 1- Người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thảo luận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở; trường hợp khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng. 2- Người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động. Bạn tham khảo điều 60 nhé Dungga |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:10 PM |