#1
|
|||
|
|||
Có nên ly hôn khi con còn nhỏ không
xin chào các anh chi em luật sư ! Tôi có vấn đề xin được hỏi : tôi và vợ tôi sống với nhau gần 2 năm ,có 1 con gái 10 tháng tuổi .Cuộc sống hôn nhân không được hạnh phúc không thể hàn gắn . Khi vợ tôi mang thai 2 tháng tôi đã đi , nhiều lần vợ Cô ấy nói tôi về để giải quyết ly hôn ( tòa có gọi tôi 1 lần , nhựng tôi không về vì con tôi mới 10 tháng ).Vậy tôi muốn hỏi , bây giờ Cô ấy đưa đơn và tòa gọi thì tôi có nên về hay để khi con tôi 12 tháng( tôi cũng muốn ly hôn sớm)và tôi về tòa có giải quyết không ? |
#2
|
|||
|
|||
Chào anh! - Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ quy định trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn (khoản 2 Điều 85). - Theo như anh trình bày thì vợ anh là người khởi kiện ly hôn (không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình) và thực tế Tòa đã gọi anh 1 lần, có nghĩa là Tòa án đã thụ lý để giải quyết vụ án ly hôn mà vợ anh là nguyên đơn, anh là bị đơn. - Nếu anh muốn ly hôn sớm và nhất quyết ly hôn vì tình cảm vợ chồng không thể hàn gắn thì nên về ngay để giải quyết cho nhanh và ổn thỏa để hai bên sớm ổn định cuộc sống. Việc con anh đủ hay không đủ 12 tháng tuổi không có ảnh hưởng gì, vì vợ anh là người khởi kiện. chúc anh sớm giải quyết tốt đẹp mọi việc! |
#3
|
|||
|
|||
mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến của kvs18111
Luật chỉ quy định người chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Do đó, ngừoi vợ có quyền yêu cầu ly hôn bất cứ lúc nào trong hai trường hợp trên |
#4
|
|||
|
|||
Xin chân thành cám ơn 2 anh . Hai anh cho tôi hỏi thêm , vợ tôi nói trong thời gian vợ tôi mang thai và sinh con tôi không trợ cấp nên khi ra tòa Cô ấy bắt tôi phải đền 20 triệu để cô ấy trở nợ , tôi biết nếu tôi đưa thì số tiền đó cũng cho con tôi mà thôi .Nhưng thật sự là tôi không có số tiền lớn như vậy (Tôi làm công nhân và tôi bệnh tim và đau cột sống nửa).Vậy tôi muốn hỏi trong luật Hôn nhân gia đinh thì tôi có phải trả số tiền này cho Cô ấy hay không ?nếu có thì tôi trả 1 lúc hay trả trong nhiều năm được không ? |
#6
|
|||
|
|||
Chào anh! Nhatchimai là cgái mà sao anh gọi là "anh"? ngại quá! Em xin tư vấn anh về câu hỏi trên: Luật HNGĐ không quy định ngưoiừ chồng có ngiã vụ trợ cấp khi đang tồn tại quan hệ vợ chông do đó anh không phải lo vấn đề này. Khi Tòa án giải quyết cho anh chị ly hôn lúc đó mới đặt ra việc cấp dưỡng để người nhận chăm sóc con lo cho cuộc sông của con. anh phải chu cấp đến lúc nào con của anh đên 18 tuổi. mức cấp dương bao nhiêu thì tùy thuộc vào hoàn cảnh và thu nhập của anh Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn 1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Điều 53. Mức cấp dưỡng 1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết .Điều 60 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. . Nghĩa vụ cấp duỡng giữa vợ và chông chỉ đạt ra khi họ chưa kết hôn tiếp với ai Cấp dưỡng có thế thể trả toàn bộ một lần hoặc nhiều lần |
#7
|
|||
|
|||
Chào anh!
- Theo quy định tại Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình; Điều 24 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: cha mẹ phải có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em... - Khi vợ anh mang thai, anh đã bỏ đi, bỏ mặc chị ấy một mình sinh con. Sau khi sinh, chị ấy cũng một mình nuôi con, chăm lo cho con anh mà không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ, chia sẻ gì của anh trong thời gian này. Về lý, đối chiếu với các quy định tôi viện dẫn nêu trên thì anh đã vi phạm nghĩa vụ của một người cha đối với con của mình. Về tình, thì anh chưa phải là một người cha có trách nhiệm. - Như Nhatchimai đã nói pháp luật không có quy định về việc trợ cấp như đòi hỏi của vợ anh khi quan hệ hôn nhân đang tồn tại. yêu cầu của vợ anh về khoản tiền 20 triệu như anh đã nói là không có căn cứ. - Tuy nhiên, anh nên thông cảm và chia sẻ bớt gánh nặng với vợ anh trong thời gian qua; thực hiện trách nhiệm của một người cha đối với con mình. Như anh đã nói dù khoản tiền đó là bao nhiêu thì cũng là để dành cho con anh. Vì vậy, tôi khuyên anh nên hỗ trợ một khoản tiền cho vợ anh, để chị ấy chăm lo cho con của anh, cũng là thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của anh đối với con mình. Khoản tiền này là hoàn toàn tự nguyện, nhiều hay ít là tùy thuộc vào tình cảm của anh đối với con của anh và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của anh hiện tại. - Về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì như Nhatchimai đã nói với anh. Con anh dưới 3 tuổi nên được giao cho vợ anh nuôi dưỡng nếu giữa vợ anh và anh không có thỏa thuận khác (Điều 92 Luật HNGĐ) - Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Về mức cấp dưỡng theo quy định tại Điều 53 Luật HNGĐ (Nhatchimai đã nói ở trên). Tôi bổ sung thêm Điều 54 Luật HNGĐ về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: “Điều 54. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”. trân trọng! |
#8
|
|||
|
|||
[quote=nhatchimai2305;34052]Chào anh! Nhatchimai là cgái mà sao anh gọi là "anh"? ngại quá! Em xin tư vấn anh về câu hỏi trên: Luật HNGĐ không quy định ngưoiừ chồng có ngiã vụ trợ cấp khi đang tồn tại quan hệ vợ chông do đó anh không phải lo vấn đề này. Khi Tòa án giải quyết cho anh chị ly hôn lúc đó mới đặt ra việc cấp dưỡng để người nhận chăm sóc con lo cho cuộc sông của con. anh phải chu cấp đến lúc nào con của anh đên 18 tuổi. mức cấp dương bao nhiêu thì tùy thuộc vào hoàn cảnh và thu nhập của anh [quote] Mình nghĩ bạn nhatchimai2305 nhầm một chút về tinh thần của luật hôn nhân năm 2000. Theo mình thì không có điều luật nào trong luật hôn nhân năm 2000 quy định là cấp dưỡng chỉ thực hiện khi vợ chồng ly hôn. Chứng minh: - Thứ nhất, Khoản 11, Điều 4: Giải thích từ ngữ, Luật hôn nhân gia đình có nêu rõ: "11. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này;" Không chung sống chung với mình, không có nghĩa là không tồn tại quan hệ hôn nhân mặc dù pháp luật hôn nhân gia đình ở Việt nam chưa thừa nhận về vấn đề ly thân. - Thứ 2, Khoản 1 Điều 50 cũng quy định " Điều 50. Nghĩa vụ cấp dưỡng 1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này" Trong quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng này, không hề quy định rằng nghĩa vụ đó chỉ thực hiện khi hôn nhân không tồn tại. Đấy là cơ sở lý thuyết, giờ mình xin cho ví dụ cụ thể: A là chồng của B, C là con của AB. Khi C lên 1 tuổi thì A đi nước ngoài làm việc trong vòng 10 năm. Lúc này về mặt thực tế A không chung sống cùng mẹ con BC. Nếu như hiểu cấp dưỡng chỉ thực hiện khi đã chấm dứt quan hệ hôn nhân thì A mặc nhiên không có bổn phận nghĩa vụ gì với B, C trong vòng 10 năm. Nhưng trên thực tế A có nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ con, để vợ con anh có thể duy trì cuộc sống và con anh ăn học. Mời các bạn chia sẻ ý kiến |
#9
|
|||
|
|||
Đề nghị Giangquyet cho quan điểm cụ thể về vụ việc của Thiennam, và cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc nếu theo quan điểm của Giangquyet!
xin chân thành cảm ơn! trân trọng! |
#10
|
|||
|
|||
mình vừa đọc được tình huống này, vậy mình xin nói như sau: đúng là thực tế trong luật hôn nhân và gia đình ko có nói rõ về vấn đề này( tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên khi cha mẹ chưa ly hôn).nhưng trường hợp người vợ, chồng do việc nuôi con 1 mình trong thời gian chưa ly hôn mà phải vay nợ thì khi giải quyết cho ly hôn tòa án sẽ xác định đó là khoản nợ chung của vợ, chồng để xem xét giải quyết.và thực tế như vậy cũng phù hợp với đạo lì vì lucf đó cả 2 còn là vợ,chồng và quyền nuôi dưỡng chăm sóc con cái là nghĩa vụ của cả 2 bên nên cả 2 cùng phải có trách nhiệm là hợp lý.như anh giangquyet nói rất hay và hợp lý. căn cứ vào hoàn cảnh của anh thì có thể quyết định anh trả phần của mình theo định kỳ. chúc anh may mắn và sức khỏe! |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:18 PM |