Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Hôn Nhân và Gia Đình
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 26-07-2012, 02:18 PM
photodecor photodecor đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 331
Mặc định Bị chồng và gia đình chồng bạo hành

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Em 20 tuổi, tình trạng của em hiện giờ không còn lối thoát.
Em kết hôn được gần 2 năm và có con nhỏ 9 tháng tuổi. em chuyển hộ khẩu vào nhà chồng ở TP HCM. từ khi mới sinh được 2-3 tháng em đã phải thường xuyên nhận những trận đòn vô cớ của chồng. Chồng em là kẻ làm biến chi biết nhậu nhẹt kg đi làm, Trong 1 trận đòn gần chết, em phải trốn về nhà mẹ. em đã lên Uy Ban Phường xin bản sao Hôn Thú và nộp đơn ly dị tại tòa, tòa đã gọi nhưng anh ta tuyên bố kg lên để gây khó khăn cho e. Anh ta đã đe doạ nếu em còn quay lại địa phuơng sẽ cho người chặn đánh không còn đường về. Em có 3 vấn đề cầu xin mọi người tư vấn giúp em:

-Hiện nay em không có giấy tờ tùy thân ,CMND của e anh ta cất giữ không trả. Hộ khẩu thì ở nhà chồng, em phải làm sao để có CMND và chuyển hộ khẩu về lại nhà mẹ em đây. em rất khó xin việc vì không có giấy tờ tùy thân.

-Con của em chỉ mới 9 tháng họ cũng không cho em gặp. Anh ta nói sẽ kéo dài thời gian ra tòa cho em tốn kém việc đi lại, nếu tòa cho e được quyền nuôi con anh ta sẽ đem con em trốn đi nơi khác.

-Em muồn ủy quyền toàn bộ việc ly hôn cho Luật sư có được không, vì em rất sợ chồng em cho người hành hung, nhà em tận miền tây khá xa Thành Phố, mỗi lần đi về tốn rất nhiều tiền. Tiền thuê Luật Sư khoản bao nhiêu ạ.

Em mong được sự quan tâm của mọi người . Xin cãm ơn (((((
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 26-07-2012, 02:18 PM
grdoor grdoor đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 311
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cảm ơn bạn đã đến và chia sẻ khó khăn với diễn đàn!

Theo thông tin bạn cung cấp thì quan điểm của tôi về trường hợp của bạn như sau;


- Về vấn đề giấy chứng minh nhân dân: Nếu bạn chắc chắn chồng bạn giữ chứng minh thư của bạn không chịu trả thì bạn có thể yêu cầu cơ quan công an can thiệp bởi lẽ việc chồng bạn cố tình giữ giấy chứng minh nhân dân của bạn làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của bạn trong việc quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

- Về vấn đề chuyển hộ khẩu:
+ Thủ tục chuyển hộ khẩu bạn xem tại đây
+ Mẫu giấy tờ thay đổi hộ khẩu bạn có thể tải về tại đây

Việc gia đình chồng bạn cách ly không cho bạn gặp con, chăm sóc con là vi phạm các quy định của pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Do vậy, trước mắt bạn có thể nhờ các tổ chức như Hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên ở địa phương can thiệp giúp đỡ bạn.

Theo quy định của pháp luật trong trường hợp này con bạn còn quá nhỏ (Dưới 3 tuổi) nên khi ly hôn nếu các bạn không có thoả thuận nào khác thì toà án sẽ giao cháu bé cho bạn nuôi dưỡng. Chồng bạn (bố cháu bé) có trách nhiệm thực hiện quyết định của toà án và nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu bé theo quy định của pháp luật. Pháp luật sẽ có đủ các biện pháp cưỡng chế cần thiết để buộc chồng bạn phải giao con cho bạn sau khi bản án của toà án có hiệu lực pháp luật.

Luật sư có thể tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn từ bất cứ giai đoạn nào của tố tụng, tuy nhiên do quyền ly hôn gắn liền với quyền nhân thân của bạn (quyền không thể chuyển giao) nên không phải việc gì Luật sư cũng có thể thay thế bạn giải quyết được. ví dụ như khi toà hoà giải thì Luật sư chỉ có thể cùng bạn tham gia phiên hoà giải chứ không thể thay thế bạn ghi và ký vào biên bản lấy lời khai được. Đặc biệt nếu bạn là nguyên đơn (Người yêu cầu ly hôn) thì sự có mặt của bạn tại các phiên hoà giải và khi xét xử là đặc biệt cần thiết.

Đôi lời chia sẻ. Chúc bạn sớm giải quyết được khó khăn!

Cơ sở pháp lý: Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về chứng minh thư nhân dân; Luật cư trú; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật hôn nhân và gia đình; Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản khác có liên quan.
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 26-07-2012, 02:18 PM
photodecor photodecor đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 331
Mặc định

Theo bạn trình bày: "-Em muồn ủy quyền toàn bộ việc ly hôn cho Luật sư có được không, vì em rất sợ chồng em cho người hành hung, nhà em tận miền tây khá xa Thành Phố, mỗi lần đi về tốn rất nhiều tiền. Tiền thuê Luật Sư khoản bao nhiêu ạ".

chào bạn!
Tôi xin bổ sung thêm để bạn tham khảo như sau:
Về việc ủy quyền cho Luật sư: trích Điều 73 của Bộ luật tố tụng dân sự:
"Điều 73. Người đại diện
1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền.
2. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
3. Người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.".
do vậy, đúng như Admin Trần Anh Dũng đã nói, việc ly hôn bạn không được ủy quyền cho ai thay mặt mình tham gia tố tụng được.

bạn nói là bạn bị chồng và gia đình chồng bạo hành. bạn có thể thao khảo các quy định sau đây của Luật phòng chống bạo lực gia đình:
trích:
Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.


Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

các biện pháp bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
Điều 19. Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ
1. Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

2. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.
4. Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này.
Điều 20. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
2. Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.
4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
5. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc và việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều này.
Điều 21. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án
1. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
2. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.
4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Điều 22. Giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
2. Người được phân công giám sát có các nhiệm vụ sau đây:
a) Theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân; trường hợp phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình thì yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm chỉnh quyết định cấm tiếp xúc;
b) Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vẫn cố tình tiếp xúc với nạn nhân thì người được phân công giám sát báo cáo cho người đứng đầu cộng đồng dân cư để có biện pháp buộc người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi của mình.
3. Trong trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 20 và khoản 4 Điều 21 của Luật này thì các thành viên gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra bạo lực gia đình.

Điều 26. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình
1. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cơ sở bảo trợ xã hội;
c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
d) Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
3. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn hoạt động trợ giúp nạn nhân của các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.

về việc chồng bạn và gia đình chồng có hành vi bạo hành, bạn nên báo với các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm như tôi đã viện dẫn nêu trên (Điều 18, Điều 26).
hoặc trong trường hợp bạn đã nộp đơn xin ly hôn đến Tòa án và Tòa án đã thụ lý vụ án thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu cấm tiếp xúc để tránh những hành vi ngăn cản hoặc trả thù của chồng.
bạn có thể tham khảo thêm Luật phòng chống bạo lực gia đình và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật trong các liên kết dưới đây:
http://giadinh.net.vn/home/18091p0c1...c-gia-dinh.htm
http://www.phunu.hochiminhcity.gov.v...nghidinh08.doc
http://www.phunu.hochiminhcity.gov.v...spx?cat_id=431

chúc bạn may mắn!
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 26-07-2012, 02:18 PM
dangquang1 dangquang1 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 313
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Em chân thành cảm ơn anh Admin và anh kvs1811 đã trà lời giúp em.
Vấn đề chuyển Hộ Khẩu đòi hỏi phải có " Sổ hộ khẩu". mà tình trạng của em hiện giờ thì gia đình chồng không bao giờ chịu đưa hộ khẩu để em làm thủ tục ( gia đinh chồng em người nào cũng " xã hội đen" côn đồ lắm). Xin các anh cho em hướng giải quyết tốt nhất.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:16 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.