#1
|
|||
|
|||
đẻ dầy có bị phạt không?
Tháng 12 năm 2008 tôi sinh cháu thứ 2 nếu tính tháng sinh thì cháu này cách cháu đầu lòng là 20 tháng, nhưng tính năm thì là năm một. Chúng tôi làm giấy khai sinh cho cháu thì người cán bộ tư pháp của xã yêu cầu nộp phạt 400 nghìn nếu không thì không làm giấy khai sinh cho cháu, nói đây là quyết định 1154/QĐ UB ngay 16/4/1994 cua UBND TPHN quy định thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Trong khi đó ở xã khác chị dâu tôi cũng sinh cháu thứ hai cách cháu đầu lòng là 2 năm lại không bị phạt. Tôi không hiểu cái QD 1154/QĐ - UB ngay 16/4/1994 cua UBND TPHN quy định thực hiện công tác DS-KHHGĐ nội dung ra sao, và xã tôi làm như vậy là đúng hay sai? |
#2
|
|||
|
|||
Việc cán bộ tư pháp xã yêu cầu Chị nộp 400 nghìn tiền phạt vì lý do sinh hai cháu gần nhau quá là trái pháp luật và không có căn cứ hợp lý. Vì theo Điều 10 Pháp lệnh về dân số năm 2003 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội thì mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền: "a) Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng;" Cho đến nay pháp lệnh này vẫn có hiệu lực pháp luật và nếu có sửa đổi trong thời gian sắp tới thì chỉ sửa hai chữ " số con" thành "một đến hai con" chứ không quy định về thời gian sinh giữa các lần là dày hay thưa. Việc cán bộ tư pháp xã lấy QĐ 1154/QĐ/-UB của UBND thành phố Hà nội là một văn bản cấp dưới, trái với pháp lệnh và hết hiệu lực. Hành vi đó có thể coi là hành vi vòi tiền nhân dân. Chị có thể trả lời cán bộ Tư pháp xã rằng việc sinh con cách nhau 20 tháng của Chị là bình thường và việc sinh đẻ đó phù hợp với tình hình sức khỏe, sinh lý của chị, và kinh tế của gia đình chị... Chúc Chị và gia đình Hạnh phúc! |
#3
|
|||
|
|||
tôi cũng co câu hỏi tương tự như chị Vân nhưng tôi muốn được tư vấn kỹ hơn
|
#4
|
|||
|
|||
anh chị có thể nói rõ là cần tư vấn chổ nào? để các thành viên khác còn biết! Vì theo em thì như giangquyet thì cũng khá rõ rành! |
#5
|
|||
|
|||
sau khi đọc bài trả lời của giangquyet tôi có sang phòng tƯ pháp của huyện Gia Lâm để hỏi thì phó phòng tư pháp cũng ko có câu trả lời thỏa đáng cho tôi và bảo tôi về hỏi lại trên diễn đàn là QD 1154/QD/UB của UBTP đã hết hiệu lực chưa. Và tôi muốn hỏi tôi phải đi khiếu nại ở đâu? Và cán bộ tư pháp còn bảo là QD 1154/QD đã sửa đổi vậy quyết định đấy được sửa như nào?
|
#6
|
|||
|
|||
Chưa rõ là anh (Chị) hỏi về vấn đề gì nữa. Anh (chị) có thể nói rõ hơn được không? |
#7
|
|||
|
|||
sau khi đọc bài trả lời của giangquyet tôi có sang phòng tƯ pháp của huyện Gia Lâm để hỏi thì phó phòng tư pháp cũng ko có câu trả lời thỏa đáng cho tôi và bảo tôi về hỏi lại trên diễn đàn là QD 1154/QD/UB của UBTP đã hết hiệu lực chưa. Và tôi muốn hỏi tôi phải đi khiếu nại ở đâu? Và cán bộ tư pháp còn bảo là QD 1154/QD đã sửa đổi vậy quyết định đấy được sửa như nào?
|
#8
|
|||
|
|||
Tháng 12 năm 2008 tôi sinh cháu thứ 2 nếu tính tháng sinh thì cháu này cách cháu đầu lòng là 20 tháng, nhưng tính năm thì là năm một. Chúng tôi làm giấy khai sinh cho cháu thì người cán bộ tư pháp của xã yêu cầu nộp phạt 400 nghìn nếu không thì không làm giấy khai sinh cho cháu, nói đây là quyết định 1154/QĐ UB ngay 16/4/1994 cua UBND TPHN quy định thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Trong khi đó ở xã khác chị dâu tôi cũng sinh cháu thứ hai cách cháu đầu lòng là 2 năm lại không bị phạt. Tôi không hiểu cái QD 1154/QĐ - UB ngay 16/4/1994 cua UBND TPHN quy định thực hiện công tác DS-KHHGĐ nội dung ra sao, và xã tôi làm như vậy là đúng hay sai? |
#9
|
|||
|
|||
Chỉ có thể hỏi cán bộ tư pháp rằng nếu có hai văn bản một văn bản là Pháp lệnh của UBTV Quốc hội và một văn bản QĐ của thành phố thì văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn.
Thư hai, chị nên hỏi xem điều nào trong QĐ của UB thành phố quy định về thời gian các lần sinh con, và nói họ cho chị kiểm chứng về văn bản đó... Về việc khiếu nại, chị có thể gửi đơn khiếu nại trực tiếp cơ quan ra quyết định phạt tiền chị (vì lý do mà họ cho là không hợp pháp) theo Điều 30 Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2005: " Điều 30: Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cớ quan có cán bộ công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình". ( lưu ý thời hiệu khiếu nại của chị là 90 ngày kể từ khi có quyết định hành chính.) Sau khi nộp đơn khiếu nại 30 ngày người có thẩm quyền nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm trả lời và giải quyết vụ việc cho Chị. Nếu không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì chị lại khiếu nại lên cấp trên. "Điều 36 1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. 2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật. Người khiếu nại có quyền kiến nghị với cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem xét xử lý kỷ luật người đó.” Về văn bản pháp luật QĐ 1154 UB- TP Hà nội, hiện Tôi chưa thể cập nhập và tìm thấy ngay được cho chị. Tôi và các thành viên diễn đàn sẽ cố gắng tìm kiếm và có câu trả lời sớm nhất. Nhưng tôi tin chắc chắn việc làm của cán bộ Tư pháp là sai pháp luật vì thời gian này pháp luật về dân số đang được rất nhiều người quan tâm và điều luôn được thừa nhận là vợ chồng có quyền tự quyết định khoảng cách giữa các lần sinh con. Chúc chị sớm giải quyết được vụ việc. |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:21 PM |