Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > TƯ VẤN PHÁP LUẬT > HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT > Tư vấn Luật Hôn Nhân và Gia Đình
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 26-07-2012, 01:33 PM
ld-py ld-py đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 310
Mặc định Hỏi về hôn nhân

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Có 1 vấn đề này hơi tế nhị tôi muốn nhờ mọi người giúp đỡ. Tôi có 1 người bà con(gọi là ông A đi). Gia đình có tài sản, bản thân ông A có công ty riêng. Hơi khù khờ trong lĩnh vực tình cảm. Ông A yêu cô B và có ý định kết hôn. Gia đình ông A không đồng ý vì vấn đề gia đình cô B không được như tiêu chuẩn của gia đình ông A, và cô B này "khôn quá". Họ lo là khi cô B lấy ông A sẽ chiếm hết tài sản của ông A. Họ chỉ đồng ý nếu cô B này làm hợp đồng hoặc cam kết là nếu có ly dị thì không được chia tài sản của ông A

Xin hỏi mọi người tư vấn giúp. Pháp luật Việt Nam có công nhận cam kết hay hợp đồng hôn nhân như vậy không? Bởi vì tôi có thấy là ở nước ngoài rất hay có tình trạng này. Như trường hợp của ông tỉ phú Aramovich người vợ khi ly dị chỉ được chia 1 phần rất nhỏ trong khối tài sản của ông ta(giống như tiền hỗ trợ thì đúng hơn)

Trường hợp ly dị không có con cái
Trong trường hợp cô B đi làm ở nơi khác có thu nhập riêng hoặc không làm việc, ở nhà chồng nuôi
Trong trường hợp cô B có tham gia làm việc ở công ty ông A

Trường hợp ly dị có con cái
Trong trường hợp cô B đi làm ở nơi khác có thu nhập riêng hoặc không làm việc, ở nhà chồng nuôi
Trong trường hợp cô B có tham gia làm việc ở công ty ông A

Ứng với các tình huống trên thì tòa án sẽ phân xử thế nào? Với các trường hợp trên, nếu có thêm yếu tố sau khi 2 người kết hôn, gia đình ông A cho hoặc ông A nhận tài sản thừa kế từ gia đình thì sẽ thế nào


Theo bà con thì nên làm sao để gia đình ông A có thể đạt được thỏa thuận với cô B theo đúng pháp luật?

Xin cảm ơn
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 26-07-2012, 01:33 PM
hwakyungbc hwakyungbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 327
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào bạn.
Tôi xin có một số ý kiến đối với vấn đề của bạn như sau:
1.Hiện nay pháp luật Việt Nam về Hôn nhân gia đình chưa có quy định nào về việc công nhận hợp đồng hôn nhân. Pháp luật Hôn nhân Việt Nam quy định Hôn nhân được dựa trên sự tự nguyện của cả hai bên nam nữ, không bên nào được ép buộc bên nào.
2.Về các trường hợp của A và B khi ly hôn được Toà án giải quyết như sau:
2.1. Trường hợp ly hôn không có con thì ở đây Toà án chỉ giải quyết các vấn đề về tài sản của hai người.
Về tài sản Luật HNGĐ năm 2000 quy định về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn tại điều 95 như sau: Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận nếu không thoả thuận được thì Toà án sẽ giải quyết , tài sản riêng của bên nào sẽ thuộc quyền sở hữu của bên đó, Toà án sẽ chia tài sản khi ly hôn theo nguyên tắc tài sản sẽ chia đôi nhưng cũng có xem xét vào hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.
2.2 Trong trường hợp B đi làm ở ngoài hoặc làm ở công ty của A, ở nhà nội trợ thì vẫn được coi là có công sức trong việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung nên tài sản khi ly hôn sẽ được chia cho A, B tuỳ vào tình trạng, số lượng cũng như công sức đóng góp của A, B trong tài sản chung trong hôn nhân.
2.3 Trường hợp ly hôn mà có con thì se được giải quyết như sau:
Thứ nhất: Về tài sản Toà án sẽ giải quyết giống như trên;
Thứ hai: là quyền nuôi con trực tiếp sau khi ly hôn. Trong trường hợp này bạn phải chú ý đến một số trường hợp sau:
+ Nếu con dưới 3 tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng;
+ Nếu con 9 tuổi thì Toà án tham khảo ý kiến của con;
+ Nếu không thuộc các trường hợp trên thì Toà án sẽ căn cứ vào các điều kiện như: hoàn cảnh gia đinh, tình trạng tài sản, tư cách đạo đức, môi trường sống ... để quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con.
Còn người kia có quyền thăm nom con và có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
3. Ở đây gia đình A băn khoăn không muốn B có được nhiều tài sản của A.
Tôi xin giải thích như sau:
Theo quy định của Luật HNGĐ năm 2000 có quy định về tài sản riêng của vợ chồng .Tài sản riêng của vợ chồng là tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Khi ly hôn thì tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó.
Như vậy Nếu gia đình A làm di chúc để lại di sản thừa kế cho riêng A thì di sản thừa kế đó là tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của A.
Tài sản hiện giờ của A trước khi kết hôn với B là tài sản riêng có được trước thời kỳ hôn nhân.
Nếu A không nhập những tài sản này vào khối tài sản chung khi A và B lấy nhau thì khi ly dị ra trước Toà A chứng minh được đó là tài sản được hưởng di chúc và tài sản có trước hôn nhân thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của A.
Như vậy chắc bạn đã yên tâm hơn rồi đúng không.
Chúc bạn và gia đình vui vẻ và tìm được câu trả lời cho câu hỏi của mình.
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 26-07-2012, 01:33 PM
cpthienhoa cpthienhoa đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 320
Mặc định

Xin chào!
Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau
Đây là vấn đề đã xảy ra trong thực tế rất nhiều. Nhưng việc nay thường xảy ra đối với phụ nữ nhiều hơn. Mình nhớ không nhầm thì mình đọc tình huống này trong trang wb điện tử nào đó. theo luật Hôn nhân gia đình việt Nam thì ko quy định về hợp đồng trước khi kết hôn. Nhưng chúng ta cần ngầm hiểu rằng các quy định của Luật HNGD luôn thể hiện điều đó. Khi chị này kết hôn với anh A thì cần phải xác định rõ tài sản riêng của anh A trước khi kết hôn là gì. Trong quanh trình chung sống với nhau ma có tài sản chung do 2 vc góp sức để làm nên thì đó là tài sản chung khi li hôn sẽ dc chia đôi. Anh A dc gia đình thừa kế cho cty riêng kia thì tài sản đó thuộc anh A. khi được gia đình chỉ định. Ở đây không cần phải tính đến việc chị kia chiếm đoạt tài sản khi là vợ chồng sẽ chuyển toàn bộ tài sản Của Anh A sang tên mình. Khi được thừa kế đã có di chúc của gia đình để lại. Có sự can thiệp của gia đình và pháp luật. Tôi nghĩ bạn đọc luật HNGD sẽ giai đáp thắc mắc của bạn.
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 26-07-2012, 01:33 PM
aumy.wood aumy.wood đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 302
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trước khi trả lời tôi có một vài quan điểm sau!
- Vì bạn không nêu rõ thời điểm xảy ra sự việc là ngày tháng năm nào nên tôi coi sự việc này đang diễn ra ở thời điểm bạn gửi câu hỏi (năm 2008)
- Câu hỏi của bạn đặt ra nhiều giả thiết cho nên tôi coi A và B chưa kết hôn.

Sau đây là câu trả lời của tôi



Về nguyên tắc hôn nhân phải thể hiện tính tự nguyện của hai bên không ai được phép cản trở, cưỡng ép dưới bất kỳ hình thức nào! Việc gia đình ông A yêu cầu cô B làm cam kết mới để cho A và B cưới nhau là trái với quy định tại khoản 2 điều 4 của Luật Hôn Nhân Gia Đình Việt Nam năm 2000.



Như vậy việc gia đình ông A yêu cầu cô B làm bản cam kết không được chia bất cứ tài sản gì khi ly hôn là trái với quy định trên.

Trường hợp nếu A và B tự nguyện đặt ra cam kết đó và viết cam kết thì vẫn có thể được chấp nhận vì dù sao nó cũng là sự tự nguyện.

Tuy nhiên chúng tôi lưu ý với bạn về trường hợp A và B làm cam kết như vậy cũng sẽ không có gì đảm bảo cho A rằng A sẽ không bị chia tài sản với B khi ly hôn chỉ có điều bị chia nhiều hay ít mà thôi. Vì sao ư? Theo quy định của pháp luật Việt Nam việc chia tài sản khi hôn căn cứ vào việc xác định đâu là khối tài sản chung đâu là khối tài sản riêng của hai người để chia. Tài sản chung là gì? và tài sản riêng là gì? Theo quy định tại điều 27 và điều 32 Luật hôn nhân gia đình 2000:



Bạn có thể xem thêm Khoản 1 và 2 Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn


Như vậy bản cam kết ở trên giữa A và B về việc B sẽ không được nhận bất cứ tài sản gì của A nếu hai người ly hôn không thể phát huy hiệu lực mặc dù có giá trị pháp lý. Vậy việc A và gia đình nên làm là đăng ký tài sản thuộc sở hữu riêng của A trước, hoặc sau khi kết hôn với B để có thể đảm bảo vẫn được sở hữu khối tài sản đó nếu ly hôn hơn là làm một bản cam kết như trên.

Theo như bạn ví dụ về trường hợp người nước ngoài khi kết hôn thì họ làm cam kết và khi ly hôn họ hưởng tài sản theo cam kết đó chúng tôi xin giải thích ngắn gọn như sau: Ở nước ngoài hôn nhân họ coi là hợp đồng thoả thuận của hai bên nam nữ vì đã là hợp đồng nên họ được thoả thuận quyền và nghĩa vụ của nhau và mọi tranh chấp phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của họ được giả quyết theo thoả thuận đó! Còn ở Việt Nam chúng ta không coi hôn nhân là hợp đồng, do đó việc thoả thuận của các bên khi kết hôn mặc dù được chấp nhận tuy nhiên nhũng thoả thuận đó chỉ có thể phát huy hiệu lực trong một chừng mực nhất định và đối với từng việc và hoàn cảnh nhất định mà thôi. Ví dụ như trường hợp của A và B thoả thuận đó mặc dù hợp lệ nhưng khi giải quyết ly hôn toà án gần như cũng không căn cứ vào thoả thuận đó để giải quyết việc chia tài sản. Mặt khác thoả thuận đó có thể đương nhiên mất hiệu lực nếu trong cuộc sống vợ chồng vì một lý do nào đó mà B thuyết phục được A chia tài sản cho mình hoặc nhập tài sản riêng của A vào tài sản chung của hai người.



Cũng theo các quy định ở trên ta thấy: Nếu B có công ăn việc làm thì căn cứ vào thu nhập của B để xác định phần công sức đóng góp trong tài sản chung và tài sản riêng. Nếu B ở nhà chồng nuôi thì theo quy định tại K2 điều 95 thì ..."Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập" Như vậy vấn đề ở đây là phải xác định được phần công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung. Như vậy cả hai trường hợp này A vẫn có công sức đóng góp trong khối tài sản chung do đó vẫn được chia tài sản khi ly hôn.

Các trường hợp còn còn lại mà bạn hỏi hai bài trên đã trả lời rồi! tôi chỉ lưu ý một vấn đề là. Công ty của ông A mà bạn nói ở trên đã có trước khi A kết hôn với B nên nó thuộc quyền sở hữu riêng của ông A. Sau khi kết hôn B có về làm việc cho công ty của ông A hay không không ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu của ông A cả. Vì công ty của ông A theo như bạn nó là doanh nghiệp tư nhân do vậy ông A là chủ sở hữu duy nhất cũng như có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận điều hành hoạt động kinh doanh, cũng như chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Trường hợp A và B có con chung thì con chung thì trách nhiệm chăm nom nuôi dưỡng được thực hiện cho đến khi con chung đến tuổi vị thành niên, có công ăn việc làm để tự nuôi mình, con chung của A và B sẽ được hưởng thừa kế tài sản của cha, mẹ theo quy định của pháp luật thừa kế, kể cả trong trường hợp A và B đã ly hôn.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:18 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.