#1
|
|||
|
|||
Thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn ngân hàng
Hiện nay tối có mở một sổ tiết kiệm tại 01 Ngân hàng. Do có nhu cầu sử dụng tiền nhưng thời hạn đáo hạn sổ chưa tới nên tôi quyết định thế chấp sổ tiết kiệm trên để vay vốn ngân hàng. Xin cho tôi hỏi: 1. Khi ký hợp đồng thế chấp/cầm cố thì vợ tôi có cần phải ký tên không? 2. Trường hợp nào thì cả 02 vợ chồng củng ký tên trên hợp đồng thế chấp/cầm cố nếu tài sản là giấy tờ có giá. 3. Nếu hợp đồng thế chấp/cầm cố sổ tiết kiệm không có vợ tôi ký thì có giá trị pháp lý không? |
#2
|
|||
|
|||
Theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành thì tài sản, thu nhập mà vợ chồng có được từ lương, thưởng... trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng. Sổ tiết kiệm không nằm ngoài trường hợp đó. Vậy nên cứ theo đó thì việc thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung thì phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Tuy nhiên đối với sổ tiết kiệm và việc thế chấp, cầm cố sổ tiết kiệm thực tế xảy ra các trường hợp như sau: - Có gia đình sổ tiết kiệm do cả vợ và chồng đứng tên; Đối với trường hợp này thì việc cầm cố, thế chấp phải được sự đồng ý của cả hai người. - Có gia đình thì vợ (chồng) để một người đại diện đứng tên thì hiện nay các ngân hàng cũng chưa có sự nhất quán trong việc nhất thiết phải có chữ ký của cả người vợ và người chồng vào hợp đồng vào hợp đồng cầm cố, thế chấp hay không. Tức là có ngân hàng thì không yêu cầu phải có chữ ký của cả hai vợ chồng, có ngân hàng chỉ cần chữ ký của người đứng tên trong sổ tiết kiệm. => Dưới góc độ luật học và theo quan điểm của những người làm luật thì - Thứ nhất: Nếu không có sự đồng ý của cả hai vợ chồng hoặc không có chứng cứ chứng minh được tài sản riêng của mình, thì ngân hàng chỉ cho khách hàng vay số tiền tối đa bằng 50% số tiền ghi trong sổ tiết kiệm tại thời điểm cho vay. Lý do thì như trên đã nói là vì, sổ tiết kiệm nếu được thiết lập trong thời kỳ hôn nhân, không phải tài sản riêng, hoặc không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng của một người nào đó thì nó được coi là tài sản chung của vợ, chồng - vợ chồng đều có phần trong đó (mỗi người một nửa) nên khi chỉ có một người đứng ra thế chấp thì ngân hàng chỉ có thể cho họ vay số tiền tương ướng với phần họ có trong đó. - Thứ hai: Nếu có văn bản đồng ý của cả hai vợ chồng hoặc có chứng cứ chứng minh được tài sản riêng của mình, thì ngân hàng cho khách hàng vay, cầm cố, thế chấp như bình thường. Mình không có nhiều kinh nghiệm lắm trong việc này nên chỉ có thể nói được như vậy, thành viên nào biết vui lòng bổ xung giúp! Xin cảm ơn! |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:13 PM |