#1
|
|||
|
|||
Hỏi về lương nghỉ việc do bệnh? (ITF)
Chào các anh chị 1. Mình có một số thắc mắc về tiền lương mong mọi người giải đáp giúp mình nhá. Mình đang làm tại một công ty(xin phép cho mình dấu tên) và đã ký hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với công ty, vừa rồi mình bị bệnh dạ dày phải mổ nên nghỉ hơn 20 ngày, khi mình trở lại công ty, công ty chi trả lương cho mình số tiền tương ứng với số ngày mình đã làm thôi. Cty làm vậy có đúng không? 2.Mình làm ở đây hơn 1 năm rồi, tháng nào mình cũng đóng bảo hiểm (BHXH, BHYT) vậy mà từ trước đến giờ mình chỉ mới nhận 1 lần thẻ BHYT thời hạn 3 tháng, đến nay mình vẫn không nhận được thẻ nào cả. Vừa rồi mình bị bệnh phải nằm viện nhưng khi đưa hóa đơn về công ty thanh toán thì công ty không đồng ý, vậy em phải làm sao? Mong anh chị giúp đỡ em với! Thân chào. Trích nguyên văn câu hỏi của (ITF) mong các bạn giúp đỡ |
#2
|
|||
|
|||
Câu này mostlaw dư sức trả lời, tại sao lại post lên đây ? 1. Theo Luật BHXH thì thời gian người lao động nghỉ ốm, trị bệnh sẽ do quỹ BHXH trả. Doanh nghiệp chỉ trả lương những ngày đi làm. 2. Câu này mình ko biết chắc 100%, nên không dám trả lời. Có vẻ cty đã ăn gian BHYT (trừ 1% tiền lương của nhân viên nhưng ko mua BHYT cho nhân viên). |
#3
|
|||
|
|||
Gửi RvLaBg.
hic, tên bạn khó đọc quá, hì tớ post bài họ 1 người bị vi phạm nội quy, chủ đề bị khóa, sau đọc thấy người ta có nhiều tâm sự bức xúc nên tớ đọc lại và thêm dấu chính tả cho người ta để người ta được biết về quyền lợi của mình. Nhiều khi người lao động nghèo và khổ (nhất là những người lao động ở khu công nghiệp lớn) hơn nữa họ bị vi phạm nghiêm trọng về quyền và lợi ích đáng được hưởng nên tớ rất mong các bạn giúp đỡ trả lời cho trường hợp này. Thân! |
#4
|
|||
|
|||
1) Công ty chỉ trả lương cho bạn tương ứng với ngày làm là sai. Căn cứ vào Điều 74 Bộ luật Lao động; căn cứ vào Điều 9 Nghị định 195/1994/NĐ-CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: thì thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 3 tháng được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp và được hưởng nguyên lương. Bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội nên bạn còn được hưởng chế độ ốm đau theo luật bảo hiểm xã hội (tiền bảo hiểm, thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau) 2) Bạn đã tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ thì Theo Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội: trách nhiệm của người sử dụng lao động b,Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc d, Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động. Như vậy thì công ty phải có trách nhiệm thanh toán cho bạn. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, bạn có thể nhờ công đoàn nơi bạn làm việc hoặc khiếu nại tới ban lãnh đạo công ty hoặc khởi kiện ra tòa án. |
#5
|
|||
|
|||
Đã có 2 ý kiến về nội dung này rồi. Rất cảm ơn các bạn
Rất mong các bạn có thêm ý kiến và cụ thể hơn về nội dung câu hỏi. Xin hỏi Zeal một câu nhé, trên bạn có nói tại phần 2 như sau: Vậy trách nhiệm này của chủ sử dụng lao động phải không vậy? thân! |
#6
|
|||
|
|||
Ơ cái này chắc tại zeal nói tắt nên mostlaw thắc mắc à. Khi người lao động đóng bảo hiểm, xét chính xác ra thì cơ quan bảo hiểm sẽ chi trả từ quỹ bảo hiểm và thông qua người sử dụng lao động( vì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội mà) Nói rõ hơn một chút, theo quy định tại Điều 92 Luật bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động sẽ đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý đối với tổ chức bảo hiểm xã hội ( như trường hợp của bạn là đủ điều kiện quy định ở mục 1 chương III về chế độ ốm đau) (Ngày xưa khi bị ốm, zeal toàn lên trường lĩnh tiễn bảo hiểm đó thôi, có phải đi tận đâu đâu ) |
#7
|
|||
|
|||
Zeal có nhầm lẫn không vậy ? Thời gian nói tới ở điều 9 Nghị định 195/1994 đâu phải là thời gian được trả lương ? Nếu như bạn nói thì người lao động được hưởng nhiều quá một cách vô lý :-O
Xin trích nguyên văn khoản 1 điều 9 nói trên Theo Điều 74 của Bộ Luật lao động, thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm: - Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề; - Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp; - Thời gian nghỉ về việc riêng; - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý; - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng; - Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 3 tháng; - Thời gian nghỉ theo chế độ quy định đối với lao động nữ; - Thời gian nghỉ để làm các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật; - Thời gian nghỉ để hoạt động Công đoàn theo quy định của pháp luật; - Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép; - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc; - Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố. |
#8
|
|||
|
|||
[quote=RvLaBg;13692]Zeal có nhầm lẫn không vậy ? Thời gian nói tới ở điều 9 Nghị định 195/1994 đâu phải là thời gian được trả lương ? Nếu như bạn nói thì người lao động được hưởng nhiều quá một cách vô lý :-O [color="Blue"] Zeal có căn cứ cả vào Điều 74 BLLĐ nữa mà Điều 74 BLLĐ: Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây... Bạn đọc tiếp các quy định tiếp theo Điều 77 BLLĐ: Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Như vậy theo zeal hiểu những ngày nghỉ hàng năm (được hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 195/1994) người lao động vẫn được hưởng nguyên lương. Đọc kỹ Điều 9 thì thấy đâu phải do lỗi của người lao động đâu nên họ được hưởng nguyên lương là đúng mà. Bạn tiếp tục cho ý kiến |
#9
|
|||
|
|||
Theo mình hiểu thì nó là như thế này
Người lao động làm việc 1 năm được nghỉ 12 ngày phép, nghĩa là nếu bắt đầu đi làm từ 01/04/2008 thì đến 01/04/2009 người đó được nghỉ 12 ngày phép. Nếu chẳng may người này bị bệnh nghỉ mất 2 tháng từ 15/09-15/11/2008 thì thời gian 2 tháng nằm viện này vẫn được tính vào thời gian 1 năm (để có 12 ngày phép, nếu không quy định rõ thì doanh nghiệp có thể bỏ 2 tháng này ra, và NLĐ chỉ có 10 ngày phép thôi). Thời gian 2 tháng nằm viện, NLĐ không thể đi làm mà bắt doanh nghiệp phải trả lương liệu có tàn nhẫn và bất công quá không ? Ở câu hỏi đầu tiên của mostlaw, người bạn này chỉ phải nghỉ có 20 ngày thôi, nhưng 20 ngày đó làm sao bắt doanh nghiệp phải trả lương, trong khi những ngày đó NLD đã được hưởng 75% tiền lương những ngày này do quỹ BHXH chi trả. Nếu DN trả nguyên lương nữa thì bất công quá. Bạn đọc tiếp điều 9 nghị định 195/1994 trích dẫn bên trên, trong đó có đoạn "Thời gian nghỉ về việc riêng", Nếu theo suy luận tương tự, bạn muốn chủ doanh nghiệp trả lương cho NLD vì họ nghỉ việc riêng sao ? Trường hợp người bạn của mostlaw, nếu trong 20 ngày nằm viện đó người bạn này xin nghỉ phép 12 ngày, thì đương nhiên 12 ngày này phải được DN trả lương. Nhưng lý do trả lương là vì người đó nghỉ phép, chứ không phải vì người đó nằm viện. |
#10
|
|||
|
|||
OK, Zeal hiểu Điều 74 BLLĐ rồi, đây là trường hợp hưởng nguyên lương đối với nghỉ hàng năm và Điều 9 NĐ 195 hướng dẫn tính ngày nghỉ hàng năm. Nhưng bạn cũng đã khẳng định sai khi nói "Thời gian nói tới ở điều 9 Nghị định 195/1994 đâu phải là thời gian được trả lương ?" Không áp dụng Điều 74 BLLĐ đối với trường hợp mostlaw nêu ( trừ phi anh ta xin nghỉ phép). Anh ta được hưởng bảo hiểm xã hội ( chế độ ốm đau bằng 75% tiền lương). Đang hưởng bảo hiểm xã hội thì không hưởng lương. Nói rộng hơn, có nhiều trường hợp người lao động không làm việc nhưng vẫn hưởng nguyên lương (không tính vào nghỉ hàng năm nhé) mà theo RvLaBg là vô lý như trường hợp nghỉ về việc riêng tại Điều 78 BLLĐ, trường hợp người lao động bị tạm giữ tạm giam được ứng trước lương và không phải hoàn trả tiền lương nếu do lỗi của người lao động, còn nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì được trả đầy đủ tiền lương cộng tiền đóng bảo hiểm xã hội (Điều 13 NĐ114/02 về tiền lương) ( các trường hợp này đều có tên trong Điều 9 NĐ 195/1994) |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:41 AM |