Trở lại   Chợ thông tin Pháp luật Việt Nam > MỌI NGƯỜI CÙNG THẢO LUẬN > Thảo luận Luật Đất Đai
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 20-03-2013, 09:48 AM
factec2003 factec2003 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 8
Mặc định Tôi phải làm thế nào?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xin mọi người góp ý về trường hợp tôi nêu ra sau đây:
Ông Gọn và bà Ri ( đều đã mất trước 1975 ) có hai con là Lý Thị An và Lý Văn Hợi. Bà An mất năm 1937, có con là Nguyễn Chính, Ông Hợi mất 1997 có con là Lý Thanh Sơn. Ông Chính đi kháng chiến năm 1946, năm 1954 tập kết ra bắc, năm 1975 trở về Sài Gòn, năm 1979 về tỉnh nhà công tác cho tới lúc nghĩ hưu và mất năm 2001.

Năm 1978 ông Lý Thanh Sơn về sống và quản lý toàn bộ đất đai của ông Gọn, Bà Ri để lại. Năm 2010, bà Nguyễn Thị Dung là vợ ông Chính có đơn xin cung cấp thông tin nguồn gốc đất của ông Sơn và được UBND xã ra công văn cho biết ngày 29/6/1998 ông Sơn đã được UBND huyện cấp GCNQSDĐ cho 4 thửa đất số 194; 250; 255; 256. tờ bản đồ D3 có tổng DT là 12.728 m2. Ông Sơn đã chuyển nhượng một phần, riêng nguồn gốc đất thì ông Sơn được thừa kế từ ông bà nào UBND xã không rõ. Bà Dung căn cứ điều 58 Bộ Luật TTDS xin Phòng TNMT huyện cung cấp toàn bộ tài liệu về nguồn gốc đất của ông Sơn, được trả lời vì bà không phải là Nguyên đơn trong vụ kiện, cũng không cung cấp giấy báo thụ lý vụ án của Tòa án nên không có cơ sở giải quyết theo yêu cầu của bà. Sau đó, bà Dung được 3 người tự nguyện làm nhân chứng, họ biết rõ về mối quan hệ thân tộc giữa ông Hợi với ông Chính. Đồng thời có thêm 3 nhân chứng khác, trong đó có một là Nguyên chủ tịch xã từng biết rõ ông Chính, một người Nguyên là Trưởng ấp 2 từ năm 1990 tới 2010, họ là những người láng giềng nên biết rõ nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất của gia đình ông Sơn như các thành viên gia đình ông ta đã phân chia thửa đất số 194 DT 7.370 m2; còn lại các thửa 250; 255; 256 thì mẹ con ông Sơn đã chuyển nhượng gần hết bằng các giấy tay, chỉ còn lại khỏang 1.000 m2 đang cho thuê. Bà Dung định nếu khởi kiện sẽ yêu cầu Tòa án triệu tập lấy lời khai của các nhân chứng này.

Tôi dự định giải pháp của tôi bây giờ là:
- Áp dụng mục 2.4 phần I Nghị Quyết 02/2004/HĐTP ngày 10/8/2004:để xác định thời hiệu, đặt biệt là vận dụng tiết b để khởi kiện đòi lại di sản. Nhưng không rõ vận dụng như vậy có được không? Nếu được thì vận dụng thế nào?
- Áp dụng khỏan 1 phần II Nghị định 02/2004/ HĐTP để xác định QSDĐ của Ông Gọn, Bà Ri để lại là di sản, nhưng tôi phải hiểu thế nào về cụm từ “người đó” tại điểm 1.2 khoản 1 nêu trên ? Tới thời điểm này mới xác định ông Chính là người được hưởng di sản từ ông Gọn, Bà Ri ( ông bà ngoại ) để lại là có căn cứ hay không ? Ông Chính là thừa kế thế vị của bà An nhưng bà An chưa được pháp luật công nhận là có di sản để lại, vậy các thừa kế của ông Chính có căn cứ để đòi chia tài sản chung ( phần thừa kế của bà An ) với ông Sơn hay không ? Tôi có thể vận dụng điều 25 NĐ 88/2009/NĐ-CP để gửi đơn tới UBND huyện thông báo việc năm 1998 ông Chính còn sống mà ông Sơn đã kê khai xin cấp GCNQSDĐ toàn bộ đất đai của Ông Gọn, Bà Ri để lại là trái pháp luật bởi ông Chính là đồng thừa kế theo pháp luật với ông Hợi ( cha ông Sơn ) đối với di sản là QSDĐ này. Trên cơ sở đó đề nghị UBND huyện thu hồi huỷ bỏ GCNQSDĐ đã cấp cho ông Sơn ?

Nói thêm, tôi đã được một anh bạn cảnh báo rằng không thể lấy cái nhân thân tốt để tước đoạt quyền lợi hợp pháp của người khác và nếu tôi khiên cưỡng khởi kiện sẽ bị mất trắng số tiền tạm ứng án phí ( trên một trăm triệu đồng ) vì thua kiện. Anh lập luận : chỉ cần không sử dụng một thời gian thì nhà nước sẽ thu hồi đất để giao cho người khác. Thực tế ông Sơn là người sử dụng đất liên tục, công khai từ 1978 ( tức trước ngày 15/10/1993) tới nay và được nhà nước công nhận bằng GCNQSDĐ. Còn ông Chính dù là người thừa kế hợp pháp của ông Gọn và bà Ri, nhưng hơn ba chục năm nay ông không kê khai, đăng ký QSDĐ là của mình nên sau khi ông chết, QSDĐ này không phải là di sản để lại cho vợ con. Hơn nữa, người đồng thừa kế với ông Chính là ông Hợi đã chết từ năm 1997 mà xưa nay hai ông không có sự thoả thuận nào về đất đai. Án dân sự được xử dựa trên nguyên tắc chứng cứ bên nào mạnh thì bên đó thắng. Bà Dung chỉ có tờ công văn của UBND Xã trả lời sơ sài về nguồn gốc đất của ông Sơn, cùng vài nhân chứng, mà nhân chứng trong vụ kiện dân sự là không quan trọng. Các giấy tờ như trích lục địa bộ, bằng khoán điền thổ do chế độ cũ cấp hoàn toàn chỉ có tính tham khảo. Vậy bà Dung nộp hàng trăm triệu đồng tạm ứng án phí để kiện ai ? - Kiện ông Hợi thì ông này đã chết còn kiện ông Sơn thì yêu cầu chia cái gì ? Chắc thấy tôi buồn thiu nên anh bạn thương tình gút lại : “Hãy đi tư vấn luật sư, chỉ nên coi như anh là một người phản biện để chú em củng cố luận cứ. Anh muốn chú suy nghĩ thật kỹ rồi quyết định chớ đừng để mất tiền oan".

Quyền lợi của gia đình tôi, tôi cho là rất chính đáng và hợp pháp nhưng không biết pháp luật dân sự có quy định hay không ? Tôi phải làm thế nào ? Mong mọi người góp ý giúp tôi. Tôi đặc biệt cám ơn luật sư TranVoThienThu, nhờ có anh mà tôi có cơ hội chia sẻ vấn đề khó khăn của mình với mọi người trong Diễn đàn Luật này để được mọi người giúp đỡ. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Quản trị diễn đàn cùng tất cả các thành viên.

Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI

  #2  
Cũ 20-03-2013, 09:48 AM
mktkimthanh mktkimthanh đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 12
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào bạn phuongngugia,
Không biết bạn của bạn có công tác trong ngành tư pháp hay không nhưng đưa ra nhiều nhận định rất phiến diện :
- Đúng là người được giao đất mà không sử dụng trong một thời gian nhất định thì Nhà nước sẽ thu hồi đất, nhưng quá trình đó phải đúng thủ tục. Trường hợp này ông Chính không có Quyết định giao đất trước, Quyết định thu hồi đất sau để giao đất lại cho ông Sơn nên không thể nói do Ông Chính được giao đất mà không sử dụng nên bị Nhà nước thu hồi giao lại cho ông Sơn.
- Có GCNQSDĐ không có nghĩa là luôn luôn thắng kiện. Trên thực tế rất nhiều trường hợp có GCNQSDĐ nhưng vẫn thua kiện do giấy này được cấp trái pháp luật.
- Ngưởi sử dụng đất mà không kê khai, đăng ký là chưa làm tròn trách nhiệm của một công dân, nhưng không có một căn cứ pháp luật nào qui định rằng Đất của ông Chính nhưng ông Chính không kê khai, đăng ký thì đương nhiên đất đó phải thuộc QSD của người khác.
- Bằng khoán điền thổ do chế độ cũ cấp hay sổ đăng ký ruộng, đất, sổ địa chính là 1 trong những giấy tờ về QSDĐ qui định tại điều 50 Luật đất đai hiện hành, chứ không phải chỉ là tài liệu tham khảo. Có bằng khoán điền thổ do chế độ cũ cấp, nếu xảy ra tranh chấp vẫn do Tòa án giải quyết giống như đất đấ có GCNQSDĐ.
Trả lời với trích dẫn



  #3  
Cũ 20-03-2013, 09:48 AM
latigo7441 latigo7441 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 12
Mặc định

Theo tôi thì đây đúng là 1 vụ án dân sự muốn "xử sao cũng được" ! Muốn cho ông Sơn thắng kiện thì lập luận như ông bạn của phuongngugia, còn muốn bảo vệ cho phuongngugia thì lập luận như vầy :
Ông Chính trình bày phần đất tranh chấp là của ông được thừa kế thế vị của mẹ là bà Lý Thị An từ di sản của ông, bà Ngoại là Ông Gọn, Bà Ri. Phía Ông Sơn cũng trình bày đất này của ông được thừa kế từ cha là ông Lý Văn Hợi và ông Hợi thừa kế từ ông Gọn, Bà Ri, cả hai bên đều công nhận là họ hàng, cụ thể bà Lý Thị An là chị ruột của Ông Lý Văn Hợi. Như vậy, theo pháp luật về thừa kế, đối với di sản của ông Gọn, Bà Ri để lại thì hai con là bà An, Ông Hợi được hưởng mỗi người 1 phần bằng nhau, do bà An chết trước ông Gọn, Bà Ri nên con bà là Ông Chính được thừa kế thế vị, nói cách khác, đối với di sản của Ông Gọn, Bà Ri thì Ông Chính và Ông Hợi là đồng thừa kế. Tuy giữa hai bên chưa phân chia, cũng chưa có thỏa thuận gì khác, ông Chính cũng không kê khai, đăng ký QSDĐ của mình nhưng tư cách đồng thừa kế của ông Chính đã được phía ông Sơn thừa nhận, phía ông Sơn tuy có kê khai đăng ký và đã được cấp GCNQSDĐ nhưng không xuất trình được chứng cứ chứng minh việc Ông Gọn, Bà Ri chỉ để lại di sản cho ông Hợi, hoặc chứng cứ Ông Chính từ chối nhận di sản. Bởi các lẻ vừa nêu, yêu cầu đòi lại phần đất của Ông Chính được thừa kế thế vị là có cơ sở, cần phải chấp nhận.
Trả lời với trích dẫn



  #4  
Cũ 20-03-2013, 09:48 AM
tiemkinhduongquang tiemkinhduongquang đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 11
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chủ topic kể lại sự việc rất chi tiết, thế nhưng lại thiếu mất những chi tiết tối quan trọng là chứng cứ của mình hiện có gồm những gì ? Chẳng lẻ bạn chỉ có cái giấy của UBND Xã xác nhận sơ sài và vài nhân chứng thôi sao ? Tôi gợi ý nhé : bạn có bất kỳ lọai giấy tờ nào về QSDĐ theo như qui định tại điều 50 Luật đất đai hay không ? Ví dụ bằng khóan của Ông Gọn, Bà Ri chẳng hạn ? Rồi những chứng cứ nào để chứng minh Ông Chính là Ba của bạn, là con của Bà An và là cháu ông Gọn, Bà Ri ? Theo tôi hiểu thì muốn chia di sản là tài sản chung do hết thời hiệu yêu cầu về thừa kế như Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP thì bạn phải đủ tới hai điều kiện, một là bạn với ông Sơn không có tranh chấp về hàng thừa kế và hai là giữa hai bên phải có văn bản thỏa thuận đó là tài sản chung chưa chia, nếu bạn có đấy đủ giấy tờ để chứng minh nhân thân của mình có họ hàng ruột thịt với người để lại di sản tức bạn đã thỏa mãn được điều kiện thứ nhất.

Thật ra cũng khó hiểu là tại sao bao nhiêu năm trời mà ông Chính không hề đóai hòai gì tới chuyện đất đai của mình ? Đây sẽ một yếu điểm của bạn, sẽ bị xóay sâu khi tới pháp luật giải quyết. Tuy nhiên, tôi từng biết có vài vụ mà bên đòi đất, đòi nhà còn vu vơ, yếu chứng cứ hơn bạn nhưng vẫn thắng kiện một cách vẻ vang, bạn hãy cứ hy vọng và cung cấp thêm những chi tiết cụ thể về chứng cứ để diễn đàn thảo luận, góp ý cùng bạn. Theo tôi biết ở diễn đàn này có nhiều vị rất giỏi về mảng tranh chấp nhà, đất đó bạn à.
Trả lời với trích dẫn



  #5  
Cũ 20-03-2013, 09:48 AM
mickey mickey đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 12
Mặc định

Tôi muốn áp dụng điều 25 nghị định 88/2009/nđ-cp ngày 19/10/2009 gởi đơn phát hiện ông Sơn kê khai không đúng sự thật trong việc xin cấp chủ quyền đất vì ông ta ko phải người thừa kế duy nhất được hưởng di sản thừa kế do bà nội ông ta để lại, rồi kiến nghị UBND huyện thu hồi GCNQSDĐ đã cấp cho ông ta năm 1998 theo quy định. Hiện ông Sơn đó là phó chánh thanh tra nhà nước của huyện.
Xin mọi người góp ý!
Trả lời với trích dẫn



  #6  
Cũ 20-03-2013, 09:48 AM
bavico bavico đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 9
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tôi mới chính thức vào nghề Luật chưa lâu nên chưa tiếp cận nhiều hồ sơ, nhưng qua tổng số hồ sơ mà tôi biết, đa số thể hiện rằng những việc phức tạp liên quan tới thừa kế đều từ nguyên nhân chủ quan mà ra. Công nhận mục đích của Pháp luật là đảm bảo sự công bằng trong mọi quan hệ của xã hội, nhưng việc gì cũng cần phải có điểm dừng. Thời hiệu 10 năm để khởi kiện yêu cầu về thừa kế đâu phải là ngắn, xét trên bình diện xã hội thì hiện nay, ở hang cùng ngỏ hẻm nào, hễ có nhà đất là có tranh chấp, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Tivi vẫn có nhiều chương trình phổ biến pháp luật. Tức có nhiều nguồn thông tin trong một thời gian dài để bất kỳ ai có vấn đề về thừa kế di sản đều biết mình có thời hiệu 10 năm để khởi kiện. Thế nhưng, gần như tất cả các trường hợp để quá thời hiệu, kể cả những trường hợp có trình độ văn hóa, hiểu biết xã hội nhất định, đều giải thích rằng do không biết Luật hay vì một lý do nào đó, chưa thấy ai thừa nhận rằng họ ý thức rất rõ quyền lợi của mình cũng như qui định của Pháp luật, nhưng thấy di sản là QSDĐ ở vùng sâu, vùng xa, chó ăn đá gà ăn muối nên chẳng quan tâm, không ngờ lại có lúc nơi đó trở thành tấc đất tấc vàng nên quáng quàng chạy đi đòi quyền lợi, không còn thời hiệu thì lại "trách móc" pháp luật thế này, thế nọ.

Ai cũng biết pháp luật của chúng ta hiện còn nhiều bất cập, đang trong giai đoạn hoàn thiện dần. Sống ở thời điểm này, chúng ta phải thích nghi, cố gắng đừng để sự lười biếng, hời hợt chủ quan của bản thân làm mất đi quyền lợi của mình rồi trách móc Pháp luật, đòi hỏi pháp luật phải nên thế này, phải nên thế kia để bảo vệ quyền lợi cho cá nhân hay chỉ một nhóm nhỏ như mình. Cụ thể như trường hợp này, ông Chính là cán bộ tập kết, sau về tỉnh nhà làm cán bộ, ông phuongngugia qua cách trình bày đề tài Luật cho thấy cũng không phải người không hiểu biết, thế cho nên lời giải thích : " Về câu hỏi rằng bao nhiêu năm mà ông Chính không đoái hoài: Vì không hiểu biết về pháp luật thừa kế nên không biết đất đai ông bà để lại đã có phần của mình, trước nay ko hề nghe ổng dặn lại cho vợ con biết. Ngoài ra tôi ko còn cách giải thích nào khác. Mấy chục năm nay anh em chúng tôi ở xa lại ko quan tâm nên cũng không biết luôn" làm sao có thể thuyết phục được mọi người và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ? Chính vì vậy, tôi cho rằng bạn phuongngugia khó bề thắng kiện, nhất là khi ông Sơn là Phó chánh thanh tra Nhà nước Huyện.
Trả lời với trích dẫn


Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:10 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.