|
![]() |
![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() Ai giúp mình với!! Lê văn Phượng là chủ xe khách Deawoo loại 54 chổ, biển kiểm soát 77H-4327. Phượng thuê Phan ngọc Thành lái (có GPLX). Ngày 24/02/2003, Thành chở khách từ Bình Định vào Tp. HCM, trên xe có 60 người (có cả vợ chồng Phượng đi cùng). Do chạy quá tốc độ và quá tải, nên CSGT tỉnh Phú Yên đã tạm giữ GPLX của Thành hồi 16 giờ cùng ngày, và hẹn đến 27/02/2003 (sau 3 ngày) đén xử lý. Vì còn khách trên xe nên Phượng bảo Thành lái xe tiếp vào Tp. HCM trả khách. Ngày 26/02/2003, xe của Thành quay ra Bình Định. Vào lúc 16 giờ 15 phút, khi xe đi ngang qua đoạn đường phường Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn, Bình Định (Quốc lọ 1A) thì gây ra TNGT làm chết 2 em học sinh đang đi xe đạp bên lề phải cùng đường. Trong vụ tai nạn này, lỗi thuộc về 2 em học sinh khi qua đường không quan sát. Thành không có lỗi trong vụ tai nạn này. DIỄN DÀN oi ! cho em hỏi có ai phạm tội trong tình huống trên không? |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#2
|
|||
|
|||
![]() vấn đề để định ai phạm tội trong tình huống này tập trung ở việc xảy ra tai nạn giao thông với 2 em học sinh. Điểm này cần phải làm rõ, dù nói là 2 em học sinh có lỗi khi qua đường mà không quan sát nhưng phải xem lại tình hình thực tế lúc đó, vì dù sao thì 2 em học sinh cũng là người đi bộ trong khi bên kia lại là phương tiện vận tải, có thể có trường hợp không thể tránh né được, nhưng cũng có thể có trường hợp dù 2 em hs có lỗi nhưng tài xế vẫn có thể tránh được, việc gây ra hậu quả có thể đo 1 lỗi nào đó của tài xế. Tóm lại cần phải làm rõ tình hình thực tế vụ tai nạn, chưa thể kết kuận được. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#3
|
|||
|
|||
![]() cho xin lỗi vì thiếu một tình tiếc nhỏ: 2 em học sinh đó đi trên xe đạp.
Mà ở đây cũng cần xem xét chủ xe là Phượng. Vì ngày 24//02/2003 GPLX của Thành đã bị CSGT tạm giữ đến ngày 27/02 mới giải quyết. Câu hỏi đăt ra ở đây là nếu bị tam giữ GP, trong thời gian đợi giải quyết có được tiếp tục lái xe không, nếu không được thì chủ xe Phượng đã vi phạm vào điều 205/khoản 1 BLHS, giao cho người không đủ điều kiện điều khiển (không có giấy phép). |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#4
|
|||
|
|||
![]() Hiện nay chưa thấy pháp luật quy định sau khi bị giữ giấy phép lái xe thì người lái xe đó có được tiếp tục điều khiển xe hay không. Thực tế thường là họ vẫn điều khiển xe (ví dụ: tôi đội mũ bảo hiểm không cài quai, bị CSGT giữ bằng lái xe và lập biên bản xử phạt. Trong lúc không có bằng lái xe tôi vẫn đi xe máy đến địa điểm nộp phạt và anh CSGT cũng không có ý kiến gì). Tuy nhiên, về mặt lý luận thì khi anh điều khiển phương tiện là ô tô mà không có giấy phép lái xe (do đã bị thu giữ...) thì là trái pháp luật. Trừ trường hợp anh ở tình thế cấp thiết. Như vậy, trở lại vụ việc bạn nêu thì anh lái xe đã vi phạm hành chính vì điều khiển ô tô không có giấy phép. Anh ta không bị truy cứu hình sự vì hành vi vi phạm hành chính của anh ta không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của hai em học sinh, mà do lỗi của các em đó. Về trường hợp anh chủ xe cũng vậy, anh ta cũng dừng lại ở mức độ vi phạm hành chính vì hậu quả của hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển ô tô không phải là nguyên nhân gây ra cái chết của hai em học sinh. |
![]() |
![]() |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:49 PM |