|
#1
|
|||
|
|||
Giải quyết chế độ cho người lao động
Kính gởi các anh chị trên diễn đàn! Doanh nghiệp tôi đang gặp tình huống sau: 1 người lao động trong công ty đang muốn nghỉ việc vì có 01 công việc khác tốt hơn. Tuy nhiên, người này chỉ mới trình bày miệng về vấn đề này. Vấn đề là ở chỗ: giám đốc của công ty đang xem xét vấn đề thì người này lại nghỉ liền 01 tuần không có lý do. Vậy trong trường hợp khi người này đi làm lại vào tuần sau, công ty ra quyết định nghỉ việc ngay có được không? Và NLĐ có bị vi phạm pháp luật không, có phải đền bù không và công ty có phải thanh toán trợ cấp thất nghiệp không? Chân thành cám ơn sự quan tâm của các anh chị. |
#2
|
|||
|
|||
NLĐ này đã vi phạm điều 85 của BLLĐ là nghỉ không có lý do 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm và vi phạm cả thời hạn báo trước, vì vậy công ty của bạn hoàn toàn có quyền ra quyết định sa thải đối với NLĐ đó cũng như không phải thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho NLĐ đó. Chúc bạn thành công! |
#3
|
|||
|
|||
Xin tư vấn cho bạn như sau:
Về chấm dứt hợp đồng lao động: Theo quy định của điểm c khoản 1 điều 85 bộ luật lao động: 1.Hình thức kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây: c.Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng. Về trợ cấp thôi việc: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 44/2003/ND-CP trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động được quy định như sau: 1.Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên quy định tại khoản 1 điều 42 bộ luật lao động trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 36; 37, các điểm a,c,d, và điểm đ khoản 1 điều 38, khoản 1 điều 41, điểm c khoản 1 điều 85 của bộ luật lao động đã sửa đổi bổ sung. |
#4
|
|||
|
|||
Trong trường hợp này thì GĐ Công ty có quyền ra quyết định sa thải người lao động ngay vì vi phạm điểm c khoản 1 Điều 85 Bộ luật Lao động, nhưng vẫn phải trợ cấp thôi việc cho người lao động theo khoản 1 Điều 42 nếu thời gian làm việc liên tục từ 12 tháng trở lên. |
#5
|
|||
|
|||
Bạn Toàn ơi Tôi tưởng bị sa thải thì sao có thể lấy tiền trợ cấp thôi việc được vì theo khoản 1 điều 42 BLLD không áp dụng cho những trường hợp bị sa thải. Thế bạn căn cứ vào điều nào vây? Bạn có thể chỉ giúp cho tôi được không?
|
#6
|
|||
|
|||
Xin phép bạn Toàn tôi trả lời giúp bạn câu hỏi của bạn Hưng nhé! Khoản 2 Điều 42 BLLĐ quy định: "Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 85 của Bộ luật này, người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc". Trường hợp trên bị sa thải theo điểm c khoản 1 Điều 85 BLLĐ, Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động: " Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều 42 của BLLĐ trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 36 của BLLĐ, Điều 37, các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 38, khoản 1 Điều 41, điểm c khoản 1 Điều 85 của BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung". Như vậy, theo quy định này thì người lao động bị sa thải theo điểm c khoản 1 Điều 85 vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc nếu người lao động đó đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên. |
#7
|
|||
|
|||
Xin cảm ơn Minh Ngọc nhé, mình có đọc nhưng cứ đinh ninh rằng khi đã sa thải là không được hưởng trợ cấp thôi việc, may quá bạn đẫ giúp mình.
|
#8
|
|||
|
|||
Vâng! Đúng như bạn Minh Ngọc trả lời. Chắc bạn Hưng đọc không kỹ khoản 2 Điều 42 BLLĐ thôi. Chúc các bạn thành công! |
#9
|
|||
|
|||
Hi, mình rất vui được cùng các bạn trao đổi mà. Mong rằng mình có thể cùng nhau trao đổi để bổ sung kiến thức cho nhau nhiều hơn. Chúc các bạn luôn vui vẻ và thành công!
|
#10
|
|||
|
|||
Cho tôi hỏi: Các chế độ dành cho người lao động trong doanh nghiệp tư nhân và nhà nước? Các chế đó đó có bao gồm các chế độ sau đây không: Trợ cấp tiền nhà ở( nếu Cty không có nhà cho nhân viên), trợ cấp tiền điện thoại, trợ cấp tiền xăng xe? Đối với các doanh nghiệp khi làm thêm vào các ngày nghỉ bình thường như: chủ nhật và các ngày nghỉ lễ thì được nhân theo hệ số bao nhiêu? hay tùy thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp? Xin chân thành cảm ơn! |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:02 PM |