|
#1
|
|||
|
|||
so sánh tội phạm hình sự với vi phạm pháp luật khác
em không phân biệt và so sánh được tội phạm hình sự với vi phạm pháp luật mong mọi người giúp đỡ em trong câu hỏi này. em xin chân thành cảm ơn .mong chuyên mục trả lời nhanh giúp em . |
#2
|
|||
|
|||
* Giống nhau - Đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội - Đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật * Khác nhau => Tội phạm: - Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cấu thành tội phạm cao - Tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự - Tội phạm có tính chịu hình phạt => Vi phạm pháp luật khác - Mức độ nguy hiểm thấp - Hành vi không được quy định trong luật hình sự mà quy định trong các luật, VBPL khác - Không phải chịu hình phạt |
#3
|
|||
|
|||
- Em Thấy tội phạm cũng là "hành vi vi phạm pháp luật mà". Ở đây theo em hiểu tội phạm có phạm vi nhỏ hơn so với các vi phạm pháp luật nói chung.
- Em lại các vi phạm pháp luật cũng có hình phạt mà....vi phạm các quy tắc giao thông phạt 100 ngàn, 200 ngàn ...đó cũng là hình phạt phải không anh! chỉ khác có điều nếu là tội phạm hình sự thì chế tài của nó nghiêm khắc hơn, duy nhất tội phạm hình sự mới có hình phạt tù và tử hình... Không biết em nói có đúng không? hi hi |
#4
|
|||
|
|||
-> Dấu hiệu xác định tội phạm - Vi phạm pháp luật - Gây nguy hiểm cho xã hội - Được điều chỉnh bởi Luật Hình Sự => Phần giống nhau của mình ở trên nếu nói đầy đủ thì phải là "Đều là những hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội" Tuy nhiên mình thấy không cần thiết phải nói dài như vậy vì đã nói đến tội phạm thì chắc chắn hành vi đó phải là hành vi vi phạm pháp luật. => Nói như bạn là đầy đủ Tính phải chịu hình phạt là đặc trưng của Luật hình sự và chỉ áp dụng với tội phạm. Các hành vi vi phạm pháp luật khác sẽ phải chịu các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể trong ví dụ của bạn ở trên đó là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính => Bạn chú ý khái niệm hình phạt và xử phạt đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. "hình" trong từ "hình phạt" là "hình sự" -> Biện pháp xử phạt hình sự. Không thể áp dụng "biện pháp xử phạt hình sự" đối với những hành vi vi phạm pháp luật mà Bộ Luật Hình sự không điều chỉnh (không phải là tội phạm). |
#5
|
|||
|
|||
Tội phạm chỉ có trong Luật hình sự thôi.
Tòa hình sự tuyên án phạm tội mới được gọi là tội phạm.L-) |
#6
|
|||
|
|||
so sánh tội phạm hình sự với vi phạm pháp luật khác Giống nhau - Đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác. - Đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Có tính chất cưỡng chế để đảm bảo thi hành. * Khác nhau => Tội phạm: - Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cấu thành tội phạm cao - Tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự - Tội phạm có tính chịu hình phạt, hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự. - Độ tuổi chịu trách nhiệm từ đủ 14 tuổi trở lên có thể phải chịu hình phạt. - Chủ thể xây dựng các hành vi được coi là tội phạm là cơ quan quyền lực cao nhất đó là Quốc Hội. => Vi phạm pháp luật khác - Mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm. - Hành vi không được quy định trong Bộ luật hình sự mà quy định trong các luật, VBPL khác - Không phải chịu hình phạt, (trừ trường hợp vi phạm hành chính bị xử phạt) - Độ tuổi chịu trách nhiệm cao hơn. - Chủ thể xây dựng các hành vi vi pham pháp luật khác ngoài cơ quan quyền lực cao nhất đó là Quốc Hội còn có các cơ quan khác như UBTV Quốc Hội, Chính phủ... |
#7
|
|||
|
|||
Đồng ý với bạn về điểm này! VPPL nói chung tất nhiên có phạm vi rộng hơn rồi vì tội phạm là một bộ phận của VPPL mà, VPPL được chia thành VPPL dân sự, VPPL hành chính, VPPL hình sự (vi phạm này gọi là tội phạm)...
Cái này thì không đồng ý được rồi^^Giống như anh Dũng nói, hình phạt chỉ áp dụng đối với tội phạm và chỉ được quy định trong Bộ Luật Hình sự (có tất thảy 14 hình phạt, 7 hình phạt chính và 7 hình phạt bổ sung, bạn có thể tìm hiểu thêm trong BLHS). Cái mà bạn nói, cảnh sát giao thông phạt tiền chỉ là "biện pháp xử lí vi phạm hành chính". Còn giống và khác nhau giữa VPPL và tội phạm thì bạn tổng hợp ý kiến của mọi người lại, cũng thấy đầy đủ rồi đó. |
#8
|
|||
|
|||
Bạn khoithuychau thân mến! ko phải là độ tuổi chịu trách nhiệm của các vi phạm pháp luật khác cao hơn độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đâu. 8-} Ví dụ nhé: đối với vi phạm hành chính thì người từ đủ 14t đến dưới 16t phải chịu trách nhiệm về vi phạm hành chính do lỗi cố ý, người từ đủ 16t trở lên phải chịu trách nhiệm với mọi trường hợp.(Muốn biết kỹ hơn thì xem điều 6, điều 7 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2/2/2002). Như vậy độ tuổi chưa chắc đã cao hơn đâu! => ko nên đưa điểm này vào để so sánh! Còn những điểm khác thì mình đồng ý! |
#9
|
|||
|
|||
chào các bác e đang chuẩn bị thi vào câu :soánh tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác/ ai có đáp án chính xác cho e với
|
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:24 AM |