|
#1
|
|||
|
|||
Nuôi con tại nước ngoài
Kính chào Hiện tôi đang công tác tại nước ngoài (tại Nhật). Hiện tôi đang gặp rắc rối về quyền chăm sóc con cái. Kính mong sự giúp đỡ. Tôi và bạn gái chưa kết hôn, hiện tại có một đứa con gái (cháu mới được 2 tuần tuổi). Hiện nay bạn gái tôi không muốn nuôi cháu và đã đồng ý từ con, trao toàn quyền chăm sóc con cho tôi. Để tránh sự việc sau này bạn gái tôi quay lại đòi quyền làm mẹ và ảnh hưởng tới việc chăm sóc và phát triển nhận thức của con tôi, tôi xin hỏi, có thủ tục pháp lý nào chấp nhận việc mẹ ruột từ bỏ con đẻ của mình và thực hiện việc này như thế nào? Sau này bạn gái tôi có thể quay lại gây khó khăn gì cho cha con tôi không? Hiện cháu chưa đc làm giấy khai sinh, tôi cần có các giấy tờ gì và các thủ tục thế nào để làm giấy nhận cha con và làm giấy khai sinh cho cháu? Kính mong sự giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn! |
#2
|
|||
|
|||
Chào anh, Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định về việc cha mẹ từ con hoặc con từ cha mẹ. Nếu như chị không muốn chăm sóc , nên anh và chị nên làm thỏa thuận bằng văn bản xác nhận nội dung chị không muốn chăm sóc con, và anh là người toàn quyền chăm sóc , nuôi dưỡng cháu. Hiện do cháu chưa có giấy khai sinh nên anh không cần phải làm thủ tục nhận cha cho con, vì anh và chị sẽ khai phần cha và mẹ trong khi là giấy khai sinh cho cháu. Tôi muốn hỏi hiện nay cháu bé bao nhiêu tháng tuổi , vì có thể anh sẽ phải làm thủ tục khai sinh quá hạn . VÀ anh , chị và cháu bé hiện nay đang ở đâu ? xác định nơi làm thủ tục. |
#3
|
|||
|
|||
cám ơn bạn đã trả lời.
Hiện tôi đang ở Nhật, cháu mới được 2 tuần tuổi. Bạn gái tôi không muốn nuôi con và giao toàn quyền cho tôi. Hiện nay cô đấy đồng ý sẽ không can thiệp đến cuộc sống của bố con tôi về sau này và cũng mong muốn con gái tôi sau này biết đến cô đấy. Nhưng tôi ngại về sau này cô ta trở mặt, có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu. Trong giấy khai sinh có thể không ghi phần mẹ cháu được không ạ? Nếu làm văn thỏa thuận như trên, phải có những điều kiện gì để có đầy đủ tính pháp lý về mặt pháp luật? Xin cảm ơn |
#4
|
|||
|
|||
Chào anh, Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG ngày 31/12/2008 của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài , tôi xin trình bày như sau : 1.Cơ quan đăng ký khai sinh. Anh đến cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Nhật : Đại sứ quán hoặc tổng lãnh sự nơi anh cư trú để làm thủ tục. 2.Không ghi tên mẹ. Thế thì khi cơ quan nhà nước hỏi anh là cha ruột mà không biết mẹ cháu hay sao ? Tình mẫu tử thì ở bất cứ nơi nào pháp luật cũng không chia cắt.Nếu như có thì theo anh sẽ phải làm gì nếu sau này mẹ cháu làm thủ tục nhận con - điều pháp luật cho phép; điều này không thể ngăn cản việc điền tên cha mẹ vào Giấy khai sinh. 3.Về thỏa thuận. Anh nên làm bằng văn bản, có chữ ký 2 bên được cơ quan ngoại giao xác nhận là được. Thủ tục anh tham khảo ở đây : |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:15 PM |